ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CH

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 112)

nhằm khắc phục, xử lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu chua bao giờ là dễ dàng và vẫn còn những khoản nợ xấu từ lâu tồn đọng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDVCHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.3.1. Ket quả đạt được

- Trong bối cảnh tình hình kinh tế nhiều biến động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, việc Chi nhánh duy trì đuợc tỷ lệ nợ xấu duới mức 2% là một điểm sáng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, cho thấy việc quản lý chất luợng tín dụng của Chi nhánh tuơng đối tốt.

- Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đuợc thực hiện đầy đủ, đúng quy định, chi tiết tới từng khoản cấp tín dụng, đảm bảo khả năng bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

- Trong năm 2008, cùng với cả hệ thống BIDV, tại Chi nhánh cũng đã ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo huớng hiện đại và tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế với việc phân tách phòng tín dụng truớc đây thành các phòng chức năng theo huớng chuyên môn hóa cao hơn, bao gồm ba khối: các phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro và phòng Quản trị tín dụng, làm tăng tính khách quan, độc lập và nâng cao hiệu quả, chất luợng hoạt động tín dụng.

- BIDV từng buớc xây dựng các chính sách đặc thù dành cho các đối tuợng khách hàng khác nhau nhu doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vay sản xuất chế biến, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp đóng tàu với các điều kiện về thủ tục, quy trình và uu đãi riêng, đã đuợc triển khai áp dụng một cách đầy đủ tại Chi nhánh.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ứng dụng tại BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Hà Tây nói riêng đuợc xây dựng và không ngừng cải tiến, tiến gần với cách tiếp cận đo luờng rủi ro theo thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã trở thành một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản

trị rủi ro tín dụng. Ket quả xếp hạng tín dụng nội bộ là một cơ sở để áp dụng các chính sách tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập các báo cáo quản trị rủi ro; là căn cứ ra quyết định tín dụng và để thực hiện phân loại nợ, để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định

- Để thu hồi và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Chi nhánh đã chủ động thành lập Tổ thu hồi và xử lý nợ xấu gồm thành viên là phụ trách các phòng nghiệp vụ có liên quan. Trên cơ sở kế hoạch giao của Hội sở chính, Ban lãnh đạo Chi nhánh đặt ra mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức nhất định và giao Phòng QLRR đầu mối phối hợp với các phòng Khách hàng xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu vào các thời điểm đầu năm, đầu quý, giao các phòng Khách hàng xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh nhằm đảm bảo tỷ lệ mục tiêu đặt ra.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được duy trì ở mức chấp nhận được nhưng xét về biến động, nợ xấu, nợ quá hạn đã gia tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trên tổng dư nợ, tỷ lệ mất vốn năm 2016 tăng mạnh so với 2014. Qua việc phân tích các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ mất vốn . . . cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang có dấu hiệu suy giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập.

- Chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng chưa cao, cán bộ quản lý nhiều khi chưa thực sự nắm rõ về khách hàng, chưa nắm bắt được xu hướng và những biến động ngành nghề kinh doanh và nền kinh tế. Việc thẩm định cho vay nhiều khi còn thiếu thận trọng, báo cáo thẩm định sơ sài, chưa đánh giá hết những ảnh hưởng của các yếu tố pháp lý, thị trường, kinh tế - xã hội tới việc thực hiện phương án và nguồn trả nợ. Chất lượng thẩm định TSBĐ chưa tốt. Công tác thẩm định TSBĐ nhiều khi còn chủ quan, chỉ nắm thông tin trên hồ sơ mà chưa có thực tế tài sản, thiếu nhạy bén, dẫn đến chưa đánh giá đúng về giá trị và xu hướng biến động, chưa nhận diện đủ các yếu tố pháp lý, con người ảnh hưởng tới khả năng phát mại tài sản, gây khó khăn cho công tác xử lý sau này.

- về đo lường rủi ro tín dụng, hệ thống XHTDNB còn một số hạn chế như: việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cán bộ QLKH, không phải tất cả các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp đều được kiểm toán, việc áp dụng cùng một bộ chỉ tiêu với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau . . . những điều này ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chấm.

- Cơ cấu danh mục tín dụng của Chi nhánh vẫn đang có sự tập trung nhất định vào một nhóm đối tượng khách hàng và lĩnh vực, ngành nghề. Xét theo đối tượng khách hàng, tỷ trọng cho vay đối với nhóm các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng danh mục; xét về cơ cấu theo lĩnh vực ngành nghề, các khoản cấp tín dụng trong lĩnh vực thi công xây lắp đang chiếm một tỷ trọng lớn. Việc tập trung tín dụng như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, đòi hỏi cần có sự chuyển hướng cấp tín dụng nhằm đa dạng hóa và phân tán rủi ro.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Nguồn nhân lực của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác tín dụng tuy có trình độ tốt, ham học hỏi nhưng có tuổi đời quá trẻ, còn hạn chế về mặt kinh nghiệm, đồng thời chưa có sự hiểu biết chuyên sâu về hoạt động, lĩnh vực mà mình cấp tín dụng. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, sự hạn về số lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng dẫn đến khối lượng công việc lớn, lại chịu áp lực về doanh số, thời gian nên cán bộ QLKH khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến phân tích sơ sài, không đánh giá đúng và đủ thực trạng khách hàng và phương án vay.

- Hệ thống thông tin tín dụng không đa dạng, chưa được cập nhật đầy đủ. Hiện nay, nguồn thông tin của một khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh chủ yếu dựa vào các hồ sơ lưu trữ tại bộ phận lưu trữ thông tin khách hàng và lịch sử quan hệ tín dụng tại BIDV. Nguồn thông tin này không đảm bảo về tính cập nhật gây khó khăn cho công tác thẩm định. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các hệ thống ngân hàng

chưa thật hiệu quả, việc kiểm tra quan hệ tín dụng giữa khách hàng với các ngân hàng khác hiện tại chỉ được thực hiện thông qua tra cứu thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), tuy nhiên nguồn tra cứu này có sự chậm trễ nhất định trong việc cập nhật thông tin số liệu. Những thông tin cán bộ khách hàng thu thập được hiện vẫn mang tính manh mún, mang tính chủ quan, chủ yếu qua hồ sơ khách hàng cung cấp, qua quá trình tiếp xúc khách hàng và điều tra tình hình thực tế tại cơ sở sản xuất . . . Do vậy có hạn chế trong việc phân tích thẩm định tín dụng.

- Công tác kiểm tra sau cho vay (kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm soát TSBĐ) nhiều khi mang tính hình thức, biên bản kiểm tra sơ sài, chưa bám sát dòng tiền để thu nợ kịp thời, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp quay vòng, tái sử dụng vốn sai mục đích và suy giảm khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm thực tế không đúng với hồ sơ, khả năng phát mại kém dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý.

- Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đã được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất tuy nhiên việc khắc phục các thiếu sót sau kiểm tra vẫn chưa được các bộ phận coi trọng đúng mức, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót qua nhiều kỳ báo cáo chưa được khắc phục, tiềm ẩn rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào.

Mặt khác, hệ thống kiểm tra kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Chi nhánh và thiếu tính độc lập cần thiết với các bộ phận khác nên chưa đảm bảo được tính khách quan, ảnh hưởng tới chất lượng, kết quả của công tác kiểm tra nội bộ.

- Mặc dù Chi nhánh đã linh hoạt phối hợp nhiều biện pháp thu hồi, xử lý với các khoản nợ xấu, ngoại bảng. Tuy nhiên thực tế trong công tác xử lý vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp lý, con người nên vẫn còn tồn đọng một số khoản nợ xấu, ngoại bảng hiệu quả thu nợ chưa cao và thời gian thu hồi kéo dài, chưa thể xử lý dứt điểm.

- Công cụ đo lường rủi ro tín dụng còn nghèo nàn. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ duy nhất để xác định mức độ rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và cập nhật, đặc biệt là hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân.

- Mặc dù mô hình hoạt động có sự phân tách chức năng tại ba bộ phận: Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng đã đuợc triển khai làm tăng tính khách quan và chất luợng tín dụng. Tuy nhiên, với các khoản cấp tín dụng nằm trong thẩm quyền phán quyết chua phải qua thẩm định rủi ro, bộ phận QLKH vẫn thực hiện cả chức năng tiếp thị, thẩm định ban đầu và phán quyết tín dụng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng bởi cán bộ QLKH là nguời trực tiếp tiếp xúc khách hàng, huớng dẫn lập hồ sơ, phân tích khách hàng và giám sát tín dụng nên có thể dẫn đến những quyết định tín dụng mang tính cảm quan, một chiều.

- Với tiền thân là phòng Đầu tu và Phát triển của tỉnh, lĩnh vực cho vay truyền thống của Chi nhánh là cho vay thi công xây lắp với một số dự án của các doanh nghiệp nhà nuớc. Bởi vậy, tuy Ban lãnh đạo cũng đã có định huớng chuyển dịch cho vay theo huớng đa dạng hơn nhung cơ cấu danh mục tín dụng của Chi nhánh hiện vẫn đang tập trung lớn vào lĩnh vực và đối tuợng cho vay này.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Sự thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin là một thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn không lớn, hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, các công ty gia đình. Các doanh nghiệp thực tế có nhiều bộ báo cáo tài chính, hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phản ánh đúng tình hình thực tế, hệ thống sổ sách kế toán không đầy đủ, thiếu chính xác và minh bạch, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định để đánh giá tình hình tài chính, năng lực thực sự của khách hàng.

- Năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, không có những kế hoạch mang tính chiến luợc, thiếu những biện pháp ứng phó truớc những biến động của thị truờng, nền kinh tế . . . . Do vậy hoạt động kinh doanh có thể bị suy giảm, ảnh huởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp sử dụng vốn vào những mục đích khác với mục đích ban đầu xin vay, sau đó không hiệu quả dẫn đến tình trạng không trả đuợc nợ ngân hàng cũng là một nguyên nhân.

Ngoài ra, thái độ chây ỳ, không hợp tác của khách hàng cũng là một khó khăn cho ngân hàng khi xử lý các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng.

Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

- Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung còn chua hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng, nhận TSBĐ; thời gian xử lý hành chính kéo dài, thủ tục phức tạp gây khó khăn trong công tác xử lý nợ, xử lý tài sản. Hơn nữa, sự thay đổi liên tục trong các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nuớc dẫn đến những khó khăn trong việc dự báo các chỉ tiêu, xu huớng phát triển và biến động của ngành nghề, lĩnh vực cấp tín dụng, biến động liên quan đến TSBĐ. Bên cạnh đó, việc công bố thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng . . . còn hạn chế và không chi tiết cũng gây khó khăn trong việc phân tích và dự báo rủi ro phát sinh.

- Môi truờng kinh tế chịu ảnh huởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới với nhiều yếu tố biến động nhu lạm phát, biến động tỷ giá, tình hình thị truờng bất động sản ... ảnh huởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, từ đó ảnh huởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và nguồn trả nợ ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 luận văn đã đi vào phân tích thực trạng công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hà Tây trên cơ sở một số nội dung như sau:

Thứ nhất, luận văn khái quát sơ lược vài nét về quá trình hình thành, phát triển và khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Tây.

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hà Tây, bao gồm cách thức tổ chức và các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đưa ra một số đánh giá về những kết quả đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, phân tích nguyên nhân để tìm ra những phương hướng khắc phục một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 112)

w