Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 126)

Tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng

Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp, quy định thông tin cung cấp phải đuợc kiểm toán, quy định các điều kiện đuợc thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ hơn trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng nhu kiểm toán viên có liên quan trong việc các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần huớng dẫn và yêu cầu thực hiện tốt việc hạch toán kế toán của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học và kịp thời của hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thẩm định của ngân hàng.

Đồng thời với việc yêu cầu minh bạch, công khai thông tin doanh nghiệp, cần có chế tài xử phạt hợp lý để đảm bảo các thông tin ngân hàng nhận đuợc từ doanh nghiệp là chính xác. Hiện nay, thông tin doanh nghiệp đua ra cho những đối tuợng khác nhau là không giống nhau. Mặc dù một số doanh nghiệp thuê kiểm toán độc lập nhằm công khai và minh bạch thông tin hoạt động, tuy nhiên chất luợng kiểm toán của nhiều tổ chức kiểm toán độc lập cũng chua thực sự cho kết quả nhu mong đợi của ngân hàng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn có những thủ thuật để che giấu thông tin. Vì vậy, cần có chế tài xử phạt thích hợp để buộc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc việc công khai và minh bạch hóa thông tin.

Bên cạnh đó, Nhà nuớc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi truờng pháp lý lành mạnh, hành lang pháp lý vững chắc, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhu quy định về giao dịch bảo đảm; các quy định liên quan đến quyền chủ nợ, về bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng kéo dài thời gian; quy định về cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản . . . Chính phủ cần điều phối sự kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan, cùng với Ngân hàng Nhà nuớc để chia sẻ, thống nhất phuơng án giải quyết những vuớng mắc trong quá trình cấp tín dụng.

Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét để có các biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính tiền tệ để thúc đẩy sự phát triển của thị truờng tài chính, thị truờng tiền tệ, truớc hết là thị truờng liên ngân hàng nhằm tạo thêm nhiều cơ hội đầu tu phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Tạo sự ổn định về chính sách nhằm ổn định môi trường kinh doanh

Chính phủ cần ban hành các cơ chế chính sách kịp thời với sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo một môi truờng kinh doanh ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng phát triển an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, trong việc hoạch định chính sách, cần có một định huớng, tầm nhìn và nghiên cứu một cách kỹ luống để ban hành các quy định cơ chế có tính phù hợp trong dài hạn, linh hoạt với sự biến động của môi truờng kinh tế xã hội, tránh

sự thay đổi định hướng, cơ chế chính sách một cách đột ngột, gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nguồn trả nợ của khách hàng.

Thiết lập mạng thông tin quốc gia

Thông tin là một yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc việc công khai, minh bạch hóa thông tin, Nhà nước cần xem xét thiết lập mạng thông tin quốc gia để tập hợp các thông của doanh nghiệp, cá nhân. Thông tin tập hợp ở mạng này ngoài thông tin doanh nghiệp cung cấp cần có thêm thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và nhiều nguồn khác nhằm thực hiện đối chiếu chéo thông tin, đảm bảo thông tin của doanh nghiệp là chính xác.

Mạng thông tin quốc gia có thể thông qua hình thức truy cập qua mạng internet, qua việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến thông tin doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng thông tin và sự hoạt động của mạng, thông tin cung cấp cho các đối tượng có thể phân biệt gồm thông tin miễn phí với những thông tin cơ bản, đối với những thông tin cụ thể hơn, yêu cầu đối tượng tra cứu phải một khoản phí dịch vụ thông tin.

Thiết lập và phát triển thị trường mua bán nợ xấu

Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ mới chỉ bắt đầu hình thành, còn thiếu một khung pháp lý hoàn thiện và nguồn nhân lực để phát triển thị trường. Hiện tại, bên cạnh công ty mua bán nợ (VAMC) trực thuộc NHNN mua nợ xấu của các NHTM thì chỉ có một công ty mua, bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đó là công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra, một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản nhưng cũng chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay chứ chưa được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu, chính phủ xây dựng cơ chế mua bán nợ phù hợp, đảm bảo hỗ trợ nhanh cho các TCTD trong việc giải quyết dứt điểm khoản nợ xấu trên cơ sở thống nhất mức giá bán nợ hợp lý.

Ngoài ra, nghiệp vụ mua bán nợ của công ty mua bán nợ VAMC chỉ dừng lại ở mức độ mua bán nợ xấu duới hình thức NHTM nhận trái phiếu để đổi nợ xấu, dựa trên nguyên tắc lấy tổng du nợ trừ cho dự phòng rủi ro tín dụng đã trích, giá trị này đuợc xác định là giá trị của khoản nợ mà các NHTM bán cho công ty mua bán nợ VAMC, chứ chua thực sự là kênh mua bán nợ theo thị truờng. Do đó, trong thời gian tới để việc mua bán nợ xấu thực sự đuợc quyết định theo cơ chế thị truờng thì các bộ ngành có liên quan cần xây dựng cơ chế, các văn bản pháp luật để cho phép việc mua bán nợ thực sự theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn.

Giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan trong quá trình xử lý nợ

Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ một số khó khăn, vuớng mắc trong thủ tục phát mại tài sản khi ngân hàng thực hiện khởi kiện khách hàng. Nên có những huớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục khởi kiện, giảm bớt một số thủ tục hành chính không cần thiết để đảm bảo quá trình khởi kiện và thi hành án đuợc xử lý nhanh chóng, kịp thời bù đắp tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 126)

w