thuê, dẫn đến mất lòng tin của đối tác kinh doanh và của công chúng. Điều này có thể gây ra phản ứng lan truyền trong toàn hệ thống, tác động xấu tới nền kinh tế của đất nước.
Tóm lại, có thể nhìn nhận rằng, rủi ro sẽ gây hậu quả xấu cho Công ty CTTC và nền kinh tế, nhưng các Công ty buộc phải sống chung với rủi ro là một điều không thể tránh khỏi. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của Công ty CTTC đòi hỏi phải hạn chế rủi ro.
1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê tàichính chính
- Nợ quá hạn
Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. + So sánh nợ quá hạn năm nay so với năm trước
+ So sánh tỷ lệ nợ quá hạn năm nay so với năm trước Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ---x 100%
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu số nợ gốc quá hạn trong một trăm đồng dư nợ cho thuê. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác thẩm định cho thuê cùng với năng lực quản lý tài sản cho thuê sau khi đã giải ngân.
- Nợ xấu
Nợ xấu và phân loại nợ xấu của các tổ chức tín dụng được pháp luật Việt Nam quy định theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước, và gần đây nhất là Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn
“V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN”. Theo quyết định này, Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.... Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào nợ nhóm 3, 4 và nợ nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) + Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Để có thể đánh giá thực trạng nợ xấu của công ty CTTC ta tính các chỉ tiêu sau:
+ So sánh nợ xấu năm nay so với năm trước + So sánh tỷ lệ nợ xấu năm nay so với năm trước Trong đó tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu số nợ gốc là nợ xấu trong một trăm đồng dư nợ cho thuê. Đánh giá về mức độ rủi ro, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có mức độ rủi ro cao hơn so với nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 4 có mức độ rủi ro cao hơn nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn).
Nợ có khả năng mất vốn
Là khoản nợ bị công ty đánh giá là mất vốn, không có khả năng thu hồi. Đây là nhóm nợ đem lại mức độ rủi ro và thiệt hại lớn nhất cho công ty
Để đánh giá mức độ rủi ro từ nợ có khả năng mất vốn ta tính các chỉ tiêu sau:
+ So sánh nợ có khả năng mất vốn năm nay so với năm trước + So sánh tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn năm nay so với năm trước Trong đó tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn được tính theo công thức:
Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (%) = ---x 100% Tổng dư nợ cho thuê
Lãi treo
Lãi treo là các khoản lãi cho thuê đến hạn mà khách hàng không trả được nên công ty cho thuê tài chính đưa ra ngoại bảng để theo dõi.
Chỉ tiêu này cho biết đồng vốn của công ty cho thuê tài chính đem đầu tư có thu được hiệu quả hay không. Nó là chỉ tiêu phản ánh về mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính chủ yếu ở khía cạnh hiệu quả sinh lời của vốn kinh doanh, đồng thời thể hiện chất lượng của hoạt động cho thuê tài chính.
Rủi ro phân theo ngành kinh tế Rủi ro phân theo khách hàng
- Các chỉ tiêu khác: rủi ro do đạo đức, rủi ro do lãi suất vv...