Bảng 2.6: Nợ quá hạn qua các năm (2007 - 2010)
1,198.2 1,733.1 1,512.7
Nợ có khả năng mất vốn 22.5 3.5 30.5 103.2
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/TÔng dư nợ cho thuê
1.9% 0.2% 1.8% 6.8%
(Nguồn: Báo cáo 493/2005 năm 2007-2010 Công ty CTTC - BIDV)
Dư nợ cho thuê tăng nhanh chóng ở năm 2008, và giảm không đáng kể ở các năm tiếp theo, tuy nhiên cũng từ năm 2008 nợ quá hạn tăng lên cùng tốc độ. Vấn đề mấu chốt là sự tăng trưởng chưa đi cùng với việc kiểm soát rủi ro nên làm cho mức độ rủi ro vượt ra khỏi thông lệ. Cụ thể là năm 2008 nợ quá hạn tăng 430.9 tỷ đồng (tương ứng 193%) so với năm 2007, năm 2009 nợ quá hạn tăng 215.1 tỷ đồng (tương ứng 32.9%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 46.5 tỷ đồng (tương ứng 5.3%) so với năm 2009. Mặc dù tốc độ tăng của nợ quá hạn đang có xu hướng giảm nhưng đây chưa được coi là dấu hiệu khả quan vì so với tổng mức dư nợ cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức đáng báo động. Cụ thể là năm năm 2009 là 52.5%, năm 2010 là 60.5%. Nếu tình trạng nợ quá hạn còn tiếp tục kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như hoạt động nói chung của Công ty CTTC-BIDV.
2.2.2.2. Tình hình Nợ có khả năng mất vốn
Bảng 2.7: Nợ có khả năng mất vốn qua các năm (2007 - 2010)
1,198.2 1,654.7 1,512.7 + Nợ nhóm (I + II) 1,165.8 1,695.7 1,451.2 1,217.7 Tổng dư nợ xấu 32.4 37.6 203.5 295.0 + Nợ nhóm III 2.1 11.7 71.2 118.0 + Nợ nhóm IV 7.8 22.4 101.8 73.7 + Nợ nhóm V 22.5 3.5 30.5 103.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho thuê_____________________ 2.7% 2.2% 12.3% 19.5% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ ngoại ngành_______________ 3.9% 2.8% 14.6% 21.4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007-2010 Công ty CTTC - BIDV)
Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày hoặc bị cơ cấu lại nợ. Theo quy định Công ty phải trích lập dự phòng cho khoản nợ này ở mức 100%. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ có khả năng mất vốn sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của Công ty. Theo bảng trên cho thấy một điều đáng lưu ý là nợ có khả năng mất vốn năm 2008 giảm nhiều, giảm 84% so với nợ có khả năng mất vốn năm 2007, và chỉ còn chiếm 9,3% tổng nợ xấu năm 2008. Tuy nhiên nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng nhanh ở các năm gần đây, cụ thể là: năm 2009 là 30.5 tỷ đồng, tăng 7.7 lần so với năm 2008, năm 2010 là 103.2 tăng 2.4 lần so với năm 2009. Sự tăng lên đột biến về nợ có khả năng mất vốn ở năm 2009 là do sự khó khăn chung của nền kinh tế, làm cho hoạt động của các bên đi thuê khó khăn về tài chính, trong đó một số công ty đi thuê bị phá sản, mất hoàn toàn khả năng thanh toán.
2.2.2.3. Tình hình Nợ xấu
Bảng 2.8: Nợ xấu qua các năm (2007 - 2010)
1___ Tổng dư nợ___________ 1,98.2hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2010. Năm 2007 Nợ xấu là 33,1 tỷSố liệu tại bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ Nợ xấu của Công ty đang trong có xu1733.1 1654.7 1512.7
đồng, chiếm 2.7%/ tổng dư nợ trong đó chủ yếu là nhóm nợ V. Tại thời điểm này công ty đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là lành mạnh hóa tình hình tài chính. Công ty CTTC - BIDV đã kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý nợ xấu như: khởi kiện 13 doanh nghiệp và có 9 trường hợp có quyết định công nhận thỏa thuận của tòa án; làm đơn tố giác tội phạm và làm thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm. Kết quả là Công ty đã thu gốc 20,7 tỷ đồng; thu lãi 0,4 tỷ đồng, trong đó có hai khoản nợ bán được cho DATC (Công ty mua bán nợ của Bộ tài chính) với trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty Xây dựng công trình đường thủy và Công ty cầu 7 Thăng Long.
Cuối năm 2008 diễn ra nhiều biến động khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nhưng tập thể công ty đã rất nỗ lực trong công tác kiểm soát nợ xấu, bám sát tình hình doanh nghiệp tích cực thu hồi nợ vì vậy tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi đáng kể và chỉ chiếm 2,17%/Tổng dư nợ cho thuê. Trong năm 2008 Công ty tiếp tục thực hiện chính sách lành mạnh hóa tài chính như năm 2007 đã đề ra. Công ty đã tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng, tổ chức thu hồi tài sản, bán tài sản thu hồi và đôn đốc thu hồi được một số doanh nghiệp nợ xấu ngoại bảng như: Công ty Hoàng Anh 11,7 tỷ đồng; Cty Cổ phần cơ khí và xây lắp số 7: 1.434 triệu đồng; Công ty TNHH Đức Nguyên: 1.236 triệu đồng; Cty Hoàng Linh 810 triệu đồng; Công ty In Thế kỷ 198 triệu đồng...Đồng thời Công ty cũng tích cực phối kết hợp với cơ quan thi hành án để thu nợ: Cty Toàn Long 35 triệu đồng; Công ty CP Thiên Lộc 110trđ, Công ty CP Đất Việt: 50 triệu đồng; DNTN Thương mại Hà Phát: 310 triệu đồng...
Tuy nhiên, với sự suy thoái của nền kinh tế kéo dài tới năm 2009, 2010 làm cho mọi sự nỗ lực của công ty không thể đi đến kết quả khả quan. Năm
2009 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến so với năm 2007, 2008 tương đương 12.3%/Tổng dư nợ cho thuê, nợ xấu tập trung vào nhóm IV (nợ nghi ngờ) là 101.8 tỷ đồng, chiếm 50% tổng nợ xấu của năm 2009. Cuối năm 2010 tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục tăng 295 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 19.5%/Tổng dư nợ cho thuê, đây là năm có tỷ lệ nợ xấu cao và khó khăn nhất của công ty kể từ khi thành lập đến nay. Nhiều khách hàng của công ty gặp khó khăn trong kinh doanh không có khả năng trả nợ (bao gồm gốc và lãi), công ty đã cơ cấu lại nợ dẫn đến nhiều khách hàng chuyển từ nhóm I sang III, IV và V như Cty CP vận tải CNTT Bình Định, Cty TNHH Trần Thắng, DNTN Nguyễn Tiến....
* Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Công ty CTTC-BIDV
Để khắc phục tình trạng trong thời gian vừa qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt và chỉ đạo sát sao của BIDV, năm 2009, 2010 Công ty đã trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu ở mức khá cao, kết quả đã trích dự phòng rủi ro năm 2009 là 125.4 tỷ đồng, năm 2010 là 220.5 tỷ đồng.
Số dư quỹ DPRR cuối năm 2008 là 60 tỷ đồng cao nhất trong các năm, mục đích công ty CTTC - BIDV để số dư quỹ DPRR cuối năm 2008 cao là do theo dự báo trong năm 2009, 2010 các công ty CTTC vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu vì vậy nhu cầu trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2009 từ quỹ DPRR là rất lớn. Tuy nhiên dù đã có kế hoạch để chống đỡ rủi ro nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến khiến công ty rơi vào tình trạng khó khăn.
Bảng 2.9 : Trích lập dự phòng rủi ro qua các năm (2007 - 2010)
Dự phòng cụ thể_______ 22.5 47.5 126.3 162.6
4 Số dư quỹ DPRR_______ 32.3 60.0 31.0 22.6
TT ______Chỉ tiêu______
2007 2008 2009 2010
1 Tổng dư nợ cho thuê 1,198.2 1,733.1 1,654.7 1,512.7
2 Dư nợ ngoại ngành 820.2 1,352.1 817.3 1,378. 1 3 Lãi treo_____________ 7.7 30.5 101.3 175.0 4
Lãi treo/Tổng dư nợ ngoại ngành (%)______
0.9% 2.3% 12.4% 12.7%
5
Thu nợ ngoại bảng 20.7 16.3 17.1 16.7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007- 2010 Công ty CTTC - BIDV) 2.2.2.4. Lãi treo
Chỉ tiêu lãi treo là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho thuê và phản ánh chất lượng trong quá trình thu hồi tiền lãi của khách hàng. Để phân tích về tình hình lãi treo của công ty CTTC - BIDV chúng ta sẽ nghiên cứu và đánh giá Bảng 2.7 lãi treo và tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ cho thuê ngoại ngành từ năm 2007 đến năm 2010.
Bảng 2.10: Tình hình lãi treo qua các năm (2008-2010)
cho thuê ngoại ngành, đây là năm có tỷ lệ lãi treo thấp nhất trong 4 năm. Điều này cũng dễ hiểu, năm 2007 là năm Công ty bắt đầu mở chiến dịch
-Tổng dư nợ cho thuêlành mạnh hóa tài chính, kiên quyết thu hồi xử lý nợ; kết quả là Công ty đã1,198.2 1,733.1 1,654.7 1,512.7
thu được 20.7 tỷ đồng nợ ngoại bảng. Sang năm 2008, cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ, lãi treo cũng tăng lên mặc dù thu nợ ngoại bảng là 16.3 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ cho thuê ngoại ngành là 2.3%. Năm 2009, 2010 mặc dù tổng dư nợ cho thuê giảm nhưng lãi treo tăng đột biến cụ thể là năm 2009 lãi treo 101.3 tỷ đồng chiếm 12.4%, năm 2010 ở mức cao nhất l à 175 tỷ đồng tương ứng 12.7% tổng dư nợ ngoại ngành. Nguyên nhân năm 2009, 2010 tỷ lệ lãi treo tăng đột biến là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Lãi treo cuối năm 2010 chủ yếu là khoản lãi treo từ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và một số khoản lãi treo phát sinh do một số khách hàng đang trong giai đoạn đầu tư, tài sản thuê chưa đi vào hoạt động sản xuất vì vậy chưa có doanh thu và nguồn thanh toán. Nếu như trong thờ i gian tới công ty không có biện pháp tăng cường thu hồi được lãi treo sẽ dẫn đến nguy cơ kinh doanh bị thua lỗ.
Trong năm 2008, 2009, 2010 tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ngành Ngân hàng tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy công ty cần phải có biện pháp thu nợ lãi treo quyết liệt hơn nữa để tăng khả năng hiệu quả sinh lời và hạn chế rủi ro do không thu được lãi treo.
Trong thời gian qua, Công ty đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một số khoản nợ xấu ngoại bảng. Xét thấy những khoản vay mà khách hàng không có khả năng trả nợ thậm chí một số khoản nợ thuê sau khi gia hạn nợ nhận thấy khách hàng không có khả năng trả nợ, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định thu hồi tài sản với những khoản thuê này. Sau khi tổ chức bán phát mại tài sản thu hồi vốn không đủ, Công ty phải dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp hết tiền nợ gốc còn lại. Trong năm 2010 Công ty cũng đã phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro cho khoản nợ đã hạch toán ngoại bảng và các khoản nợ phải trích dự phòng rủi ro chung là 220.5 tỷ đồng. Trong đó trích dự phòng rủi ro cho DNTN Hà Phát 7,198trđ, trích DPRR cho XNTN vận tải thuỷ bộ Đức Dũng là 4,179.9trđ, trích DPRR cho công ty CP AP Việt Nam 10,210.2 trđ, trích DPRR cho Công ty TNHH Quỳnh Giao 3,331trđ, trích DPRR cho Công ty CP Đông Cường 7,423trđ, trích DPRR cho Công ty TNHH Đức Nguyên 5,531trđ, trích DPRR cho Công ty TNHH dệt may Hoàng Long 156.8trđ, trích DPRR cho Công ty CP đầu tư & xây dựng đường thuỷ 1,867,530 USD...
2.2.2.5. Rủi ro phân theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Bảng 2.11: Tình hình dư nợ cho thuê phân nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (2008 - 2010)
+ Nợ nhóm III 2.1 11.7 71.2 118.0
+ Nợ nhóm IV 7.8 22.4 101.8 73.7
+ Nợ nhóm V 22.5 3.5 30.5 103.2
Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư 15.9% 35.5% 40.2% 41.0%
(Nguồn: Báo cáo 493 năm 2008-2010 Công ty CTTC - BIDV)
Biểu đồ 2.3: Nợ nhóm 2 năm 2008 - 2010
Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng, theo đó, nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành 5 nhóm nợ. Trên cơ sở quy định này, Công ty đã tiến hành phân loại nợ. Kết quả đến 31/12/2010, nợ xấu/Tổng dư nợ hoạt động CTTC chiếm 21.4% và trong số nợ xấu của năm 2010 thì nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ lệ 35%%/Tổng dư nợ xấu. Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ rủi ro rất cao trong hoạt động CTTC tại Công ty CTTC-BIDV. Các dự án cho thuê sau một thời gian hoạt động đã bắt đầu lộ ra nhược điểm và những khó khăn trong việc thanh toán tiền thuê.
Bảng 2.12 đã được phân loại nhóm nợ theo Quyết định 493/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2007, Nợ nhóm 2 mới chỉ 190.3 tỷ đồng; nhưng sang năm 2008, Nợ nhóm 2 tăng vọt lên 616 tỷ đồng và năm 2009 nhiều nhất là 665.2 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ nhóm 2 của các năm lần lượt tăng lên là 15,9% năm 2007; 35.5% năm 2008, 40.2% năm 2009 và 41% năm 2010. Có thể
2 nhóm 2 (%)
(%)
thấy tốc độ tăng Nợ nhóm 2 trong 4 năm qua khá cao, năm 2008 nợ nhóm 2 tăng gấp 2.2 lần so với năm 2007, năm 2009, 2010 tăng không đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức rất cao.
Theo tính chất của các khoản Nợ nhóm 2, từ năm 2007 đến 2010 phần lớn nợ nhóm 2 là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và một phần dư nợ do công ty xếp hạng tín dụng theo chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Năm 2008 nợ nhóm 2 chủ yếu là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nguyên nhân năm 2008 nợ nhóm 2 tăng đột biến là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính Toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng đang có quan hệ thuê tài chính tại Công ty CTTC -BIDV, nhất là nhóm khách hàng thuê tàu biển chiếm tỷ trọng khá cao 36,5% Tổng dư nợ thuê. Cuối năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính Toàn cầu đã làm cho giá cước vận chuyển giảm, lượng hàng hoá vận chuyển trên thị trường giảm mạnh đã đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vào tình trạng rất khó khăn. Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, để giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và một số lĩnh vực sản xuất khác giảm bớt khó khăn và vượt qua khủng hoảng công ty CTTC - BIDV đã tiến hành điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ cho một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tuy nhiên tiềm ẩn rủi ro từ các khoản dư nợ nhóm 2 là khá cao, năm 2009, 2010 nền kinh tế chưa thể phục hồi tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới các khách hàng này sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
2.2.2.6. Rủi ro phân theo ngành nghề kinh tế
Công ty CTTC - BIDV thực hiện CTTC trên nhiều ngành nghề khác nhau và tỷ lệ nợ xấu cũng rất khác nhau. Theo số liệu tại bảng 2.13 cho
thấy tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, dư nợ xấu trong ngành vận tải biển là lớn nhất 120.8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41%/Tổng dư nợ xấu, tiếp theo là ngành kinh tế khác 76.9 tỷ đồng (26.1%/ Tổng nợ xấu), ngành xây dựng nợ xấu là 43.9 tỷ đồng (14.9%/Tổng dư nợ xấu), ngành vận tải bộ nợ xấu là 35.3 tỷ đồng (12%/Tổng dư nợ xấu), ngành công nghiệp khai thác mỏ nợ xấu là 11.8 tỷ đồng (4%/tổng dư nợ xấu), ngành nông nghiệp và lâm nghiệp nợ xấu là 6.3 tỷ đồng (2.1%/Tổng dư nợ xấu).
Số liệu cuối năm 2010 cho thấy một số ngành như công nghiệp chế biến, ngành Y tế cứu trợ xã hội, ngành kinh doanh khách sạn - nhà hàng, ngành thương mại và ngành Sản xuất phân phối điện nước là các ngành ít có rủi ro nhất, không có nợ xấu phát sinh.
Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp________________ 93.8 1.8 1.9 6.3 2.1 Vận tải bộ 193.6 27.3 14.1 35.3 12.0 Vận tải biển 399.4 174.9 43.8 120.8 41.0 Ngành xây dựng 221.5 10.5 4.8 43.9 14.9 Ngành thương mại 7.7 0.0 0.3 0.0 0.0 Y tế và cứu trợ xã hội 25.7 0.4 1.6 0.0 0.0 Khách sạn - nhà hàng 5.2 0.0 0.4 0.0 0.0 Sản xuất phân phối điện 9.7 0.1 0.7 0.0 0.0
Xét về Nợ xấu, thì ngành kinh doanh vận tải biển có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 120.8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41% /Tổng dư nợ xấu và có nguy cơ rủi ro cao