Tình hình hoạt động kinh doanh của Côngty CTTC-BIDV

Một phần của tài liệu 1332 rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động của Công ty CTTC-BIDV từ năm 2007-2010

Chi phí 40,470 46,440 14.8% 30.0% 54,278 -10.1% Lợi nhuận trước thuế 21,300 54,100 154.0% 8,427 -84.4% 2,747 -67.4% Lợi nhuận sau thuế 15,975 40,575 154.0% 6,320 -84.4% 2,060 -67.4% ROA 1.3% 2.4% 77.6% 0.4% -83.6% 0.1% -65.6% ROE 6.5% 16.2% 148.8% 2.6% -84.1% 0.8% -67.4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CTTC-BIDV 2007-2010)

Năm 2008, vốn huy động đạt 1,454 tỷ đồng tăng rất nhanh so với năm 2007 tới 53.6%, chiếm 85.2% nguồn vốn kinh doanh của công ty. Năm 2009 và 2010, vốn huy động có giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức khá và giữ

tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh của công ty (năm 2009 chiếm 84.7%, năm 2010 chiếm 83.9%). Điều này cho thấy để đảm bảo cho sự tăng trưởng hoạt động của công ty, mà ở đây cụ thể là hoạt động cho thuê tài chính thì vấn đề huy động vốn luôn là vấn đề thường trực và là điều kiện cần, đòi hỏi Công ty phải có sự quan tâm sâu sát.

Trong cơ cấu huy động vốn, ta thấy nổi lên một đặc điểm rõ rệt, đó là vốn đi vay chiếm phần lớn trong khi tiền gửi chỉ chiếm một phần nhỏ thường là dưới 10% vốn huy động. Cụ thể là: năm 2008, vốn đi vay chiếm 89,16%, năm 2009 tăng lên 91,86% và đến năm 2010, vốn vay đã chiếm tới 94,73%. Như vậy, nguồn huy động của công ty có thể nhận xét là khá đơn điệu, hoàn toàn dựa vào đi vay mượn mà theo báo cáo của công ty thì đây là các khoản vay từ các chi nhánh của NHĐT&PTVN. Ngoài ra trong năm 2010 vừa qua công ty cũng đã thiết lập được quan hệ tiền gửi tiền vay với một số tổ chức ngoài hệ thống nhưng không nhiều. Do vậy nguồn tiền vay từ các chi nhánh NHĐT&PTVN vẫn mang ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động của công ty.

2.1.2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CTTC-BIDV

Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CTTC-

BIDV từ năm 2007-2010

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả của sự phát triển nhanh chóng quy mô hoạt động của công ty thể hiện ở tổng thu nhập của công ty tăng với tốc độ cao ở năm 2008. Tuy nhiên đã giảm dần ở năm 2009 và 2010. Trong đó năm 2008, tổng thu nhập tăng đột biến có nguyên nhân chủ yếu nhờ vào mở rộng cho thuê với các quy định mới thông thoáng và phù hợp hơn từ cuối năm 2007. Trong tổng thu nhập hầu như là thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính, còn thu lãi tiền gửi không đáng kể và một số khoản thu khác cũng không nhiều và sự gia tăng tổng thu nhập chính là nhờ vào sự tăng trưởng khoản thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính. Doanh thu giảm dần trong khi chi phí hoạt động tăng lên khiến cho lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, cụ thể là năm 2009 chỉ đạt 8,427 triệu đồng giảm 84.4% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2,060 triệu đồng giảm 67.4% so với năm 2009. Phần lớn chi phí tăng là do trả lãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng và trả lãi huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Sự gia tăng chi phí nhanh còn phải kể đến việc công ty hoàn thiện mô hình tổ chức bổ sung lực lượng cán bộ nhân viên để theo kịp nhu cầu phát triển hoạt động đã làm tăng mạnh các chi phí về nhân sự. Như vậy sự tăng lên về chi phí là chưa hợp lý so với thu nhập đạt được.

Sự suy giảm về lợi nhuận làm cho chỉ số ROA, ROE năm 2010 chỉ còn 0.1% và 0.8%, cho thấy hiệu quả hoạt động của Công ty rất thấp. Tuy vậy, với kết quả kinh doanh có lãi đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Công ty trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế.

Tóm lại, thông qua tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty CTTC- BIDV trên hai mặt cơ bản là huy động vốn và kết quả kinh doanh từ hoạt động cho thuê tài chính cho thấy hoạt động của công ty nhìn chung là đang có chiều hướng xấu, quy mô không tăng trưởng, lợi nhuận giảm mạnh. Kết quả như trên phần lớn là do rủi ro từ hoạt động cho thuê tài chính đem lại. Vì vậy tìm hiểu thực trạng rủi ro để đưa ra các giải pháp khắc phục là cần thiết.

Dư nợ CTTC 1,198.2 1,733.1 1,654.7 1,512.7

2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty chothuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC - BIDV

Là một trong những công ty CTTC được thành lập từ rất sớm, Công ty CTTC - BIDV đến thời điểm 31/12/2010 đã hoạt động được 12 năm. Thời gian 12 năm chưa phải là dài so với hoạt động của một tổ chức tín dụng nhưng là một thời gian khá đủ cho một nghiệp vụ CTTC để phân tích, đánh giá, nhận định những kết quả, những khó khăn, ưu nhược điểm của mình. Nguồn số liệu của công ty CTTC - BIDV được lấy từ năm 2007 đến năm 2010 là số liệu đã được loại trừ số liệu của chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh do tháng 1 năm 2005 chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của Công ty đã được tách ra hoạt động độc lập thành Công ty CTTC II - BIDV.

Với sự hỗ trợ về nhiều mặt và chỉ đạo sát sao của BIDV, năm 2007 Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh thoát khỏi ra sự khủng hoảng và trích lập đủ Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt 21,3 tỷ đồng gấp 23 lần so với năm 2006, thu nhập của cán bộ Công ty đã được cải thiện với thu nhập sau thuế bình quân đầu người đạt 213 triệu đồng/người, hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra.

Sang năm 2008 Công ty đã thực sự khôi phục và hoàn thành nhiệm vụ BIDV giao với hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Quy mô tổng tài sản là 1.705 tỷ đồng tăng 43% so với đầu năm, dư nợ tín dụng (ngoại ngành) đạt 1.352,3 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với năm 2007, lợi nhuận trước thuế sau trích Dự phòng rủi ro là 54,16 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu nội bảng/Dư nợ ngoại ngành khống chế ở mức 2,79%. Tháng 11/2008 Công ty đã triển khai mô hình TA2 tách bạch giữa 3 chức năng khởi tạo, quản lý rủi ro và tác nghiệp nhằm quản lý khoản thuê tốt hơn, bên cạnh đó Công ty cũng đã triền khai thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin Công ty.

Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng CTTC của Công ty CTTC - BIDV, có thể xem xét các chỉ tiêu sau:

2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho thuê

Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, CTTC của công ty được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành.

Bảng 2.3: Dư nợ cho thuê năm 2007 - 2010

2/ Dư nợ ngoại ngành 820.2 1,352.1 1,391.3 1,378.1

Chiếm tỷ trọng 68.5% 78.0% 84.1% 91.1%

3/ Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm sau so với năm trước (%)

Dir nợ (tỷ đổng)

2.000.0 1,800.0 1,600.0 1,400.0

■Dư nợ cho tluiè nội ngành

Dư nợ CTTC________________________ 1,198.2 1,733.1 1,654.7 1,512.7

Doanh nghiệp nhà nước Dư nợ... ....129.4... ....95.6... ....87.5.... ....70.7... - Cho thuê nội ngành

Đối tượng thuê của cho thuê nội ngành là các tài sản được mua bán từ các chi nhánh trong hệ thống của BIDV hoặc các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là xe ô tô, hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị tin học, máy in số, máy ATM, hệ thống điều hòa, thang máy.... Tháng 11/2008 phòng cho thuê nội ngành cũng đã được thành lập để thực hiện một cách tốt nhất khu vực cho thuê này.

Tính đến ngày 31/12/2010, dư nợ CTTC nội ngành là 134.6 tỷ đồng, giảm nhiều so với năm 2009 (263.9 tỷ đồng), và năm 2008 (381 tỷ đồng). Trong khi đó Tổng dư nợ giảm không nhiều, điều đó cho thấy Công ty đang đẩy mạnh và mở rộng hoạt động cho thuê ngoại ngành vì khu vực này đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

- CTTC ngoại ngành

Đây là khu vực cho thuê chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tất cả các mặt dư nợ, giá trị tài sản...Tài sản cho thuê đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, phương tải vận tải hàng hoá và hành khách, thiết bị thi công xây dựng, thiết bị thi công khai thác mỏ, thiết bị đóng tàu, tàu vận tải biển, thiết bị thuỷ điện.. .Khách hàng của hoạt động CTTC ngoài hệ thống BIDV bao gồm công ty TNHH, công ty CP, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.

Mặc dù năm 2009, 2010 tổng dư nợ của công ty giảm nhưng tỷ trọng dư nợ ngoại ngành các năm vẫn tăng chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng cho thuê ngoại ngành và thu hẹp cho thuê nội ngành. Năm 2009, số lượng dự án đã ký kết là 197 dự án, tổng dư nợ dư nợ cho thuê ngoại ngành cuối kỳ là 1,391.3 tỷ đồng, tăng 2.9% so với tổng dư nợ cho thuê ngoại ngành năm 2008. Nhưng đến năm 2010, dư nợ cho thuê đến 31/12/2010 của cho thuê

ngoại ngành chỉ đạt 1,378.1 tỷ đồng, giảm 0.9% so với cuối năm 2009. Do đó công ty đã không hoàn thành được kế hoạch được giao.

2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp cho thuê

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2007 - 2010

doanh___________________ Tỷ trọng 57.7% 72.5% 78.8% 86.4%

Các đơn vị trong hệ thống của BIDV _________

Dư nợ... ...378.0.... .381.0... ...263.4... ....134.6. . .

2007-2010

■Các đơn vị trong cung hệ thống của BIDV

■DN ngoài quốc doanh

■DN nhà nước

Trong thời gian qua Công ty tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tăng tỷ lệ cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi và giảm cho thuê bên các doanh nghiệp quốc doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đồng thời thúc đẩy mạnh việc đôn đốc thu hồi nợ. Kết quả cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho thuê với các Doanh nghiệp quốc doanh giảm đáng kể từ 10.8% năm 2007 xuống còn 4.7% năm 2010, ngược lại trong thời gian đó tỷ trọng dư nợ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian đó tăng mạnh, từ 57.7% lên đến 86.4%.

2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản cho thuê

Hiện nay tài sản cho thuê của công ty CTTC - BIDV khá đa dạng, bao gồm ôtô con, ôtô tải, đầu kéo các loại, xe taxi, xe khách, xe bus, thiết bị đóng tàu, tàu biển các loại, máy móc thiết bị thi công xây dựng, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị y tế, thiết bị thủy điện, dây truyền sản xuất, máy tráng ảnh KTS, tài sản khác...Để có thể dễ so sánh, có thể cơ cấu dư nợ theo các nhóm tài sản lớn gồm ôtô vận chuyển các loại, tàu biển các loại,

máy xây dựng khai khoáng, thiết bị y tế, dây truyền sản xuất và tài sản khác như ở bảng 2.5.

Trong giai đoạn 2007-2010, dư nợ cho thuê theo nhóm tài sản là ôtô về tỷ trọng đang có xu hướng giảm năm 2007 là 18.8%, đến cuối năm 2010 là 12.8%. Nhóm tài sản cho thuê là máy móc thiết bị thi công xây dựng, thiết bị khai thác mỏ, nhóm tài sản là dây truyền sản xuất và các tài sản khác về tỷ trọng cho thuê ít biến động. Tài sản cho thuê là thiết bị y tế đang có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ trọng nhóm tài sản này vẫn còn khiêm tốn và chiếm tỷ trọng thấp, cuối năm 2010 dư nợ của nhóm tài sản này là 25.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.7%/Tổng dư nợ cho thuê. Tài sản thuê là tàu biển có xu hướng tăng nhanh năm 2007, 2008. Tuy nhiên từ năm 2009 các công ty vận tải biển gặp nhiều khó khăn do đó công ty có xu hướng giảm tỷ trọng cho thuê ở ngành này, năm 2008 chiếm tỷ trọng 36.5%/Tổng dư nợ cho thuê, đến năm 2010 chỉ còn 26.4%/Tổng dư nợ cho thuê. Việc tập trung và tăng trưởng cho thuê vào một loại tài sản có thể dẫn tới rủi ro cao, đặc biệt là nhóm tài sản cho thuê là tàu biển vẫn chiếm tỷ trọng cao, trong những năm tới công ty cần hạn chế cho thuê đối với lĩnh vực tàu biển. Một số tài sản thiết bị đặc chủng và một số tài sản ảnh hưởng rất lớn bởi khoa học, công nghệ liên tục đổi mới như máy tráng ảnh KTS, máy in màu, thiết bị trò chơi....cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các tài sản khác vì vậy Công ty cần có những định hướng cụ thể trong việc đầu tư vào từng nhóm tài sản, cần hạn chế cho thuê đối với những tài sản có nguy cơ rủi ro cao.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản thuê 2007 - 2010

....Qto các loại........225... ...18.8... ...229.2... ...13.2... ...228.3... ...13.8... ...211.8... ...14.0... Tàu biển 334.4 27.9 632 36.5 453.4 27.4 399.4 26.4 Máy xây dựng, ....khai khoáng........221... ...18.4... ...235.4... ...13.6... ...251.5... ...15.2... ...246.6... ...16.3... ....Thiết bị y tế.......6.8... ....0.6.... ...10... ....0.6.... ....18.2.... ....1.1.... ....25.7.... ....1.7.... . Dây truyền SX . ....106.... ....8.8.... ...147.3... ....8.5.... ...144.0... ....8.7.... ...137.7... ....9.1.... Tài sản khác 305.0 25.5 479.2 27.6 559.3 33.8 491.6 32.5 Tổng dư nợ 1,198.2 100 1,733.1 100 1654.7 100 1,512.7 100 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng dư nợ cho thuê 1,198.20 1,733.10 1,654.70 1,512.70

Nợ nhóm II 190.3 616 665.2 620.2

Tong dư nợ xấu 32.4 37.6 203.5 295

Tổng nợ quá hạn 222.7 653.6 868.7 915.2

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho thuê

18.6% 37.7% 52.5% 60.5%

2.2.2. Thực trạng rủi ro tại công ty CTTC - BIDV2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 2.6: Nợ quá hạn qua các năm (2007 - 2010)

1,198.2 1,733.1 1,512.7

Nợ có khả năng mất vốn 22.5 3.5 30.5 103.2

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/TÔng dư nợ cho thuê

1.9% 0.2% 1.8% 6.8%

(Nguồn: Báo cáo 493/2005 năm 2007-2010 Công ty CTTC - BIDV)

Dư nợ cho thuê tăng nhanh chóng ở năm 2008, và giảm không đáng kể ở các năm tiếp theo, tuy nhiên cũng từ năm 2008 nợ quá hạn tăng lên cùng tốc độ. Vấn đề mấu chốt là sự tăng trưởng chưa đi cùng với việc kiểm soát rủi ro nên làm cho mức độ rủi ro vượt ra khỏi thông lệ. Cụ thể là năm 2008 nợ quá hạn tăng 430.9 tỷ đồng (tương ứng 193%) so với năm 2007, năm 2009 nợ quá hạn tăng 215.1 tỷ đồng (tương ứng 32.9%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 46.5 tỷ đồng (tương ứng 5.3%) so với năm 2009. Mặc dù tốc độ tăng của nợ quá hạn đang có xu hướng giảm nhưng đây chưa được coi là dấu hiệu khả quan vì so với tổng mức dư nợ cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức đáng báo động. Cụ thể là năm năm 2009 là 52.5%, năm 2010 là 60.5%. Nếu tình trạng nợ quá hạn còn tiếp tục kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như hoạt động nói chung của Công ty CTTC-BIDV.

2.2.2.2. Tình hình Nợ có khả năng mất vốn

Bảng 2.7: Nợ có khả năng mất vốn qua các năm (2007 - 2010)

1,198.2 1,654.7 1,512.7 + Nợ nhóm (I + II) 1,165.8 1,695.7 1,451.2 1,217.7 Tổng dư nợ xấu 32.4 37.6 203.5 295.0 + Nợ nhóm III 2.1 11.7 71.2 118.0 + Nợ nhóm IV 7.8 22.4 101.8 73.7 + Nợ nhóm V 22.5 3.5 30.5 103.2 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho thuê_____________________ 2.7% 2.2% 12.3% 19.5% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ ngoại ngành_______________ 3.9% 2.8% 14.6% 21.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007-2010 Công ty CTTC - BIDV)

Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày hoặc bị cơ cấu lại nợ. Theo quy định Công ty phải trích lập dự phòng cho khoản nợ này ở mức 100%. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ có khả năng mất vốn sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của Công ty. Theo bảng trên cho thấy một điều đáng lưu ý là nợ có khả năng mất vốn năm

Một phần của tài liệu 1332 rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w