Kiến nghị với BIDV

Một phần của tài liệu 1332 rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 107)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam với bề dày lịch sử hoạt động lâu đời nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả hoạt động cho thuê và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của 02 Công ty

CTTC - BIDV, Ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PTVN cần chỉ đạo các chi nhánh BIDV phối hợp thực hiện một số yêu cầu sau:

- Các chi nhánh của BIDV cần có nhận thức đúng đắn về dịch vụ CTTC, không chỉ là nhiệm vụ của công ty CTTC BIDV mà là nghiệp vụ tín dụng của toàn hệ thống. Các chi nhánh chủ động tham gia quảng cáo, giới thiệu nhằm phát triển nghiệp vụ này cùng công ty CTTC - BIDV, từ đó hình thành thương hiệu riêng về CTTC của công ty CTTC- BIDV. Thông qua quảng bá đó nhiều doanh nghiệp sẽ đặt quan hệ với Công ty CTTC - BIDV. Qua đó chính sách phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mới thực sự hiệu quả và rủi ro tiềm ẩn ngày càng ít hơn. Chi nhánh cần hỗ trợ công ty CTTC BIDV tốt hơn nữa công việc quản lý giám sát sau cho thuê đối với khách hàng, tài sản thuê.

- Đối với các dự án lớn, hiệu quả mà Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng do đã hết hạn mức (bao gồm cả hạn mức tín dụng của khách hàng, mức uỷ quyền phán quyết của Hội sở chính với chi nhánh và hạn mức cho vay trung dài hạn được giao của chi nhánh) các chi nhánh cần chủ động mời Công ty tham gia đồng tài trợ dưới hình thức Công ty CTTC BIDV thực hiện cho thuê phần thiết bị, các chi nhánh tài trợ vốn lưu động, phần xây lắp hoặc tham gia bảo lãnh phần trả trước cho Bên thuê.

- Theo quy định tại Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 thì nguồn vốn của Công ty thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Công ty chưa có khả năng mở rộng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế vì chưa có mạng lưới huy động, chi phí huy động cao. Do đó để có đủ vốn để hoạt động, Công ty cần được BIDV hỗ trợ vay vốn tại các Công ty hạch toán độc lập thuộc BIDV, được tham gia vay vốn tại các tổ chức kinh tế nước ngoài và tiếp tục thực hiện nghiệp vụ mua các khoản phải thu để Công ty có vốn hoạt động.

- Theo quy định tại Nghị định 95/2008/NĐ-CP ngày 25/08/2008 của Chính phủ thì các Công ty CTTC được thực hiện cho vay vốn lưu động và bao thanh toán với điều kiện có đủ mức vốn điều lệ như đối với các công ty tài chính. Do đó để có thể mở rộng hoạt động, tăng thu dịch vụ và tăng lợi nhuận, BIDV cần cấp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty trong những năm tới.

- Theo dự báo năm 2011 và 2012 nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do vậy hoạt động kinh doanh của Công ty CTTC - BIDV cũng rất khó khăn, BIDV có thể tạo điều kiện cho Công ty được tham gia các dự án có hiệu quả, các dự án có tài sản thuê dễ chuyển nhượng và tiến độ giải ngân nhanh.

- Hỗ trợ cho Công ty trong việc tuyển chọn nguồn nhân lực, công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ để kịp thời thích nghi với bối cảnh mới. Với bề dày kinh nghiệm trong thẩm định dự ấn đầu tư trung và dài hạn, BIDV sẽ hỗ trợ thực sự có hiệu quả cho Công ty trong việc truyền thụ các kinh nghiệm về thẩm định dự án, thẩm định khách hàng và phòng ngừa rủi ro.

- Hỗ trợ cho Công ty trong việc triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, gồm chỗ đặt máy chủ và nhân sự triển khai dự án.

Kết luận chương 3

Luận văn đã chỉ rõ những định hướng phát triển chung và và định hướng quản lý rủi ro của Công ty CTTC - BIDV từ nay đến những năm tiếp theo, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro của Công ty CTTC - BIDV trong thời gian tới bao gồm các giải pháp có tính chất tổng quát và các giải pháp chuyên sâu. Đồng thời cũng nêu lên những kiến nghị với chính phủ, các bộ ngành, NHNN, NH ĐT&PT Việt Nam tạo điều kiện cho Công ty CTTC - BIDV thực hiện tốt quả lý rủi ro để đứng vững và phát triển trong Hội nhập kinh tế Quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế phát triển của nên kinh tế, các tổ chức tài chính Ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình mà một trong các dịch đó là cho thuê tài chính. Hoạt động cho thuê tài chính ra đời trong thời gian qua đã phần nào làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các Doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

Kinh tế thị trường có rất nhiều lợi thế nhưng chưa bao giờ là hoàn hảo, lợi nhuận luôn đồng hành cùng với rủi ro. Quản trị rủi ro để hạn chế rủi ro là hết sức quan trọng và trở thành một vấn đề cần được quan tâm không chỉ đối với ngành tài chính ngân hàng mà đối với cả nền kinh tế. Công ty CTTC - BIDV là một trong những đơn vị ra đời sớm trong lĩnh vực CTTC tại Việt Nam. Từ mức dư nợ CTTC chỉ hàng chục tỷ đồng trong những năm đầu mới hoạt động, đến nay dư nợ CTTC của công ty CTTC - BIDV đã lên tới xấp xỉ gần 1.800 tỷ đồng.

Cũng như tất cả các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động CTTC tại công ty CTTC - BIDV cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rủi ro có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty sụt giảm hoặc có thể dẫn đến phá sản. Quản trị rủi ro với mục đích lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC tại Công ty là vấn đề bức xúc đặt ra đối với Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo công ty CTTC - BIDV. Luận văn “Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ” một phần nào đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Nêu khái quát về cho thuê tài chính, rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính. Khái niệm về rủi ro, quản lý rủi ro, phân loại các rủi ro thường gặp và

các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tại công ty cho thuê tài chính. Qua đó giới thiệu các phương pháp đo lường rủi ro và đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro.

- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại Công ty CTTC - BIDV.

- Đề xuất các phương hướng, giải pháp quản lý rủi ro và các kiến nghị nhằm quản lý, hạn chế, kiểm soát rủi ro tại Công ty CTTC - BIDV

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu và so sánh được các phương pháp quản trị rủi ro của các công ty cho thuê tài chính trong nước và các nước trong khu vực. Vấn đề về quản trị rủi ro hoạt động CTTC là một vấn đề lớn, gồm nhiều khía cạnh mới mẻ và phức tạp nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của Ban lãnh đạo công ty CTTC - BIDV, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Tuyết Hoa, Kiều Đức Thiện, Lê Hoàng Nga (2005), Giáo trình Thị trường tài chính , Nxb Thống kê, Hà Nội

2. Lê Văn Tề, Huỳnh Thị Hương Thảo (2009), Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian, Nxb Phương Đông.

3. Bộ Tài Chính (2002), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 06: Thuê tài sản.

4. Chính Phủ (2001), Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về việc bổ sung và sửa đổi Nghị định số 16/2001/NĐ-CP.

6. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,

Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003,2004,2005.

7. Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam,

Báo cáo tài chính các năm 2005.

8. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2001-2005.

9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005, 2006), Báo cáo thường niên năm 2004, 2005.

70.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.

11.Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2004), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005.

12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tài liệu Hội nghị tuyên truyền quảng bá hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam tháng 8/2004.

13.Ngân hàng Nhà nước (2001), Thông tư sổ 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định sổ 16/2001/NĐ-CP về tổ chứcvà hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

14.Ngân hàng Nhà nước (2005), Thông tư sổ 06/2005/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định sổ 16/2001/NĐ-CP và Nghị định sổ 65/2005/NĐ-CP

Nguyễn Thị Thu Hương (2005),"Bàn về rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng thuê mua", Tạp chí Ngân hàng, (10), tr.39-48.

15.Nguyễn Văn Phương (2002),"Cần có quy định cụ thể về việc xử lý khi hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước thời hạn", Tạp chí Ngân

hàng (5), tr.18-20.

16.Trần Tô Tử- Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng tín dụng thuê mua, NXB Trẻ.

Một phần của tài liệu 1332 rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w