1.3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI BASEL II TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về triển khaiBasel II cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và
và phát triển Việt Nam
Trên cơ sở khảo sát quá trình triển khai Basel II của 3 NHTM, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho BIDV:
Thứ nhất: Khơng có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel II của
các NHTM. Basel II bao gồm 3 trụ cột và đưa ra nhiều cách tiếp cận để đo lường vốn. Mỗi ngân hàng căn cứ vào đặc điểm hoạt động và năng lực quản lý rủi ro để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cách tiếp cận của mình cũng như thời điểm tuân thủ từng trụ cột của Basel II, có thể tuân thủ dần từng trụ cột hoặc đồng thời cả 3 trụ cột. Các NHTM có năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế (như trường hợp ngân hàng KrungThai), quá trình triển khai Basel II phải gắn liền với quá trình đổi mới, năng cao năng lực quản trị rủi ro.
Thứ hai: Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Basel II, hệ thống
các văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện Basel II phải được hoàn thiện trước thời
điểm triển khai. Thực tế tại các nước đã thực hiện Basel II, Cơ quan giám sát Ngân hàng của các nước đều có sự chuẩn bị và hoàn thiện về hành lang pháp lý về Basel II:
ban hành các dự thảo, lấy ý kiến rộng rãi từ các NHTM và các bên liên quan để hoàn thiện. Các văn bản này được ban hành trước thời điểm áp dụng Basel II.
Thứ ba: Để có sự thành cơng khi triển khai, địi hỏi các NHTM phải chủ động
trong công tác chuẩn bị. Các NHTM đi trước đều thành lập Ủy ban triển khai Basel II
chuyên biệt để thực hiện công tác chuẩn bị cũng như điều hành tồn bộ q trình triển
khai Basel II. Ủy ban này sẽ thành lập các nhóm để triển khai các dự án Basel II. Trước
khi tuân thủ, các NHTM phải có một thời gian để chuẩn bị các điều kiện tối thiểu như
vốn, công nghệ, nhân sự, cơ sở dữ liệu. Tùy vào nguồn lực sẵn có và mục tiêu tuân thủ
Basel II mà mỗi ngân hàng phải xác định thời gian chuẩn bị phù hợp.
Thứ tư: Đối với các NHTM có hệ thống quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả,
quá trình tn thủ Basel II phải là một q trình hồn thiện và tuân thủ dần từng bước
trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có để giảm thiểu chi phí trong q trình triến khai thực
hiện. Theo kinh nghiệm các NHTM, việc tuân thủ Basel II không nhất thiết phải tuân
thủ phương pháp tiếp cận phức tạp nhất, các ngân hàng cần lựa chọn phương pháp phù
hợp với thực trạng hoạt động và khả năng hiện có của từng ngân hàng.
Thứ năm: Mặc dù Ủy ban Basel khuyến nghị các NHTM nên hướng tới việc
tiếp cận IRB cho RRTD, đặc biệt là IRB nâng cao. Song trên thực tế việc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để tiếp cận IRB khá ngặt ngèo. Vì vậy kể cả các NHTM lớn, có hệ thống quản trị RRTD hiện đại vẫn phải tiếp cận IRB theo từng phân đoạn thị trường (có những phân đoạn thị trường vẫn tiếp cận theo phương pháp SA) theo nguyên tắc phân đoạn thị trường nào có lợi thế tuân thủ trước, các phân đoạn chưa đáp ứng được sẽ hoàn thiện dần cho đến khi đủ điều kiện tối thiểu mới tuân thủ.
Thứ sáu: Đối với phương pháp IRB, Basel đề cao vấn đề kiểm định tính hiệu
quả, chính xác các ước lượng nội bộ. Vì vậy, các NHTM được khảo sát đều được Cơ quan giám sát Ngân hàng yêu cầu trước khi áp dụng phải có giai đoạn quá độ - tiếp cận song song phương pháp truyền thống (hoặc SA) và IRB- giai đoạn này có thể coi là giai đoạn vận hành thử. Tại các NHTM đã khảo sát đều có qui định thời gian tối thiểu vận hành song song và thời gian này sẽ kết thúc khi các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng đáp ứng yêu cầu chuẩn Basel II.
Thứ bảy: Trong các trở ngại khi thực hiện Basel II, trở ngại lớn nhất là cơ sở
dữ liệu. Kể cả các NHTM lớn như ANZ, DBS... khi bắt đầu tuân thủ cơ sở dữ liệu vẫn chưa đạt chuẩn Basel II. Với BIDV, khoảng cách cơ sở dữ liệu so với chuẩn Basel II cịn khá lớn. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị về vốn, nhân sự, công nghệ, BIDV cần xây dựng một lộ trình thích hợp để hồn thiện cơ sở dữ liệu trên nguyên tắc phải xây dựng kho dữ liệu quản lý tập trung và hợp nhất.
Thứ tám: Triển khai Basel II là một q trình với nhiều thách thức khơng
phải NHTM nào cũng sẵn sàng vào cuộc. Vì vậy, cùng với chủ trương, cơ quan quản lý các NHTM cần có các cuộc tiếp xúc với các NHTM để đánh giá sát thực tế khả năng thực hiện và kịp thời hỗ trợ giải quyết các vướng mắc cho các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tuân thủ Basel II đã được các NHTM trên thế giới thực hiện từ những năm 2006 - 2009. Những lợi ích từ việc tuân thủ Basel II đã được thừa nhận rộng rãi. Việc hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị ngân hàng theo Basel II là vơ cùng cần thiết cho q trình triển khai thực hiện Basel II tại các NHTM. Trong chương 1, luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về Basel II. Luận văn cũng đã phân tích, làm rõ các lợi ích khi NHTM thực hiện triển khai Basel II và các điều kiện để NHTM triển khai áp dụng Basel II. Bên cạnh đó, luận văn đã nghiên cứu, khảo sát việc triển khai Basel II tại 3 NHTM nước ngồi, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV. Các vấn đề được đề cập trong chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng triển khai Basel II tại BIDV và xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II tại BIDV ở chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM