Lợi ích của việc áp dụng BaselII đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1388 triển khai hiệp ước vốn basel II tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

1.2.3.1. Lợi ích chung

Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.

Ngoài mục tiêu ban đầu tạo nên thước đo chuẩn mực để đo lường sức khỏe của

các định chế tài chính, Basel đã tổng hợp tạo nên các khung quản lý rủi ro theo

thông lệ

chung. Theo đó, việc quản lý rủi ro tại các NHTM đã được chuyển hóa từ việc quản lý

riêng lẻ các nhóm rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản... nay đã trở thành một thể thống nhất với ba trụ cột và lượng hóa rủi ro qua khái niệm “tài sản có rủi ro”. Chuẩn mực Basel là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên

để NHTM có nhận thức cơ bản nhằm thay đổi phương thức điều hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro, phương thức đang được phổ biến rộng rãi

trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007.

1.2.3.2. Lợi ích cụ thể

- Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng: Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp NHTM lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh.

- Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro: Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy, nếu như hiện nay việc hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ấy mang lại, yếu tố rủi ro chỉ tác động ở một mức độ khiêm tốn, thì sau khi Basel được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Đây thực sự là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Basel không chỉ định lượng rủi ro trong hiện tại mà quan trọng hơn là định lượng rủi ro cho tương lai với 1 xác suất chính xác đã được các ngân hàng trên thế giới chấp nhận. Như thế, các nhà quản trị ngân hàng, tùy thuộc vào nhận định chung, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh. Các quyết định kinh doanh không chỉ với kỳ vọng từ thị trường mà còn ở chính mức độ rủi ro đã được lượng hóa ngay tại thời điểm đưa ra quyết định kinh doanh.

Nói một cách khác, Basel vẽ nên một bức tranh toàn diện với đầy đủ mảng sáng, mảng tối về hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.

- Phòng tránh rủi ro trong tương lai: Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007, vấn đề các ngân hàng có thể tồn tại hay không trong giai đoạn thị trường khắc nghiệt đã trở thành mối quan tâm lớn. Basel đã bổ sung các đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua các kiểm nghiệm sức chịu đựng (Stress-Test). Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt. Như thế, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường. (Bùi Quang Tín, 2016).

1.2.4. Điều kiện để triển khai Hiệp ước vốn Basel II

1.2.4.1: về phía cơ quan quản lý

(i) Hệ thống tài chính quốc gia lành mạnh

Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành chủ yếu: thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính. Hiện nay, sự lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia được đánh giá thông qua “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs) do IMF xây dựng và hướng dẫn năm 2006. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó hệ thống tài chính lành mạnh được thể hiện bằng các chỉ tiêu cơ bản: (i) hệ thống các tổ chức tài chính hoạt động lành mạnh: duy trì cơ cấu tài sản, nguồn vốn an toàn để đảm bảo khả năng sinh lời, thanh khoản, đảm bảo các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững; (ii) Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, thể hiện là sự hiệu quả về thông tin, giá cả, tính thanh khoản; (iii) các công cụ tài chính đa dạng và được sử dụng linh hoạt, hiệu quả; (iv) hạ tầng tài chính đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của hệ thống tài chính, bao gồm: hệ thống khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành của hệ thống tài chính; hệ thống giám sát tài chính đầy đủ, có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát một cách hiệu quả; hạ tầng công nghệ phù hợp để đảm bảo cho

việc vận hành của hệ thống tài chính thông suốt và hiệu quả.

Sự lành mạnh của hệ thống tài chính là cơ sở quan trọng để các NHTM hoạt động một cách ổn định, hiệu quả. Đặc biệt với hệ thống pháp lý và giám sát tài chính tốt, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ là động lực để các NHTM minh bạch hóa hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, từ đó có thể tiếp cận với Basel II một cách hiệu quả.

Tại các quốc gia đang phát triển, do sự hạn chế nhất định của hệ thống tài chính quốc gia nên quá trình thực hiện Basel II gặp nhiều trở ngại hơn các nước phát triển. Thực tiễn áp dụng Basel II tại các nước này cho thấy, tùy vào thực trạng vận hành của hệ thống tài chính mỗi quốc gia, để triển khai Basel II thành công, việc đổi mới, cải cách toàn diện hệ thống tài chính phải đi trước một bước hoặc tiến hành song song với quá trình triển khai Basel II.

(ii) Hệ thống giám sát của Nhà nước đầy đủ và hiệu quả

Hiệp ước Basel II đề cao vai trò giám sát của cơ quan Nhà nước đối với NHTM. Quá trình giám sát phải được tăng cường trong giai đoạn triển khai Basel II, một mặt để phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời, tránh các “phản ứng phụ” của quá trình thực hiện, mặt khác khi thực hiện Basel II với các chuẩn mực cao hơn, hệ thống giám sát phải đảm bảo giám sát hiệu quả theo chuẩn mực mới. Để đáp ứng yêu cầu Basel II, Nhà nước phải xây dựng một hệ thống giám sát ngân hàng đầy đủ và hiệu quả, đảm bảo vừa giám sát tuân thủ (hạn chế sai phạm, vi phạm pháp luật Nhà nước) vừa giám sát trên cơ sở rủi ro (thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động có nguy cơ phát sinh rủi ro nhằm phát hiện, cảnh báo kịp thời và có phương án xử lý để tránh hạn chế tổn thất). Cơ quan giám sát phải được Nhà nước đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia. Bên cạnh đó, đội ngũ giám sát viên phải đủ về qui mô và năng lực chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực giám sát.

(iii) Hệ thống quy định và hướng dẫn thực hiện Basel II

Các chuẩn mực Basel II đề xuất thường chưa được điều chỉnh trong văn bản Luật và các hướng dẫn trước đó. Bên cạnh đó Basel II đưa ra nhiều cách tiếp cận,

nhiều sự lựa chọn cho các NHTM khi triển khai để đảm bảo sự lựa chọn đó phù hợp với đặc thù về quy mô, bản chất, độ phức tạp và khả năng thực hiện của từng ngân hàng. Vì vậy, để các NHTM hiểu và vận dụng được các chuẩn mực cũng như đưa ra các quyết định quan trọng: lựa chọn cách tiếp cận nào, tiếp cận chuẩn mực đến đâu, lộ trình như thế nào để đảm bảo sự thành công khi triển khai đòi hỏi hệ thống quy định pháp lý và hướng dẫn liên quan đến triển khai Basel II phải đầy đủ.

1.2.4.2: Về phía các NHTM

(i) NHTMphải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đủ độ dài lịch sử

Theo Hiệp ước Basel II, dữ liệu đóng vai trò nền tảng vững chắc, là cơ sở quan trọng quyết định đến hiệu quả triển khai Basel. Đặc biệt, để tiến hành đo lường rủi ro, ngân hàng phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, chính xác, kịp thời, đảm bảo tính liên tục, toàn diện và độ dài lịch sử. Hiệp ước đề cao vai trò giám sát từ xa một cách thường xuyên và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro. Để thực hiện yêu cầu này hệ thống giám sát thực hiện thu nhận thông tin thường xuyên, chất lượng thông tin tốt để kết quả giám sát chính xác và kịp thời. Có thể nói, cơ sở dữ liệu là một trong những điều kiện then chốt để triển khai Basel II.

(ii) Hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại

Để đủ điều kiện về cơ sở dữ liệu cho hoạt động quản trị rủi ro theo Basel II, NHTM phải thiết lập hạ tầng công nghệ đảm bảo cho việc thu nhận, phân tích, xử lý, báo cáo thông tin trong toàn hệ thống thông suốt, kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó để đo lường rủi ro, đo lường vốn (đặc biệt tiếp cận phương pháp IRB), ngân hàng phải có công nghệ phân tích và đo lường vốn hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu tính vốn theo trụ cột 1 và xác định đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận Basel II mà yêu cầu của công nghệ tương đối khác nhau. Mỗi ngân hàng căn cứ vào khả năng đáp ứng của mình để lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả nhất.

(iii) Nguồn nhân lực của ngân hàng

Triển khai Basel II đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt ở mọi vị trí của bộ máy. Theo Basel II, kiểm soát rủi ro phải thực hiện ở tất cả

các khâu trong hoạt động trong đó phải đảm bảo Ban lãnh đạo ngân hàng kiểm soát rủi ro ở tầm chiến lược và tầm vĩ mô. Để thực hiện điều này đòi hỏi lãnh đạo ngân hàng phải có tầm bao quát hoạt động tín dụng. Cán bộ tại mỗi vị trí trong bộ máy phải am hiểu sâu sắc và thành thạo quy trình nghiệp vụ. Đặc biệt với yêu cầu về số lượng và chất lượng thông tin đầu vào, ngoài hạ tầng công nghệ, con người là yếu tố quyết định đến khả năng thu nhận, phân tích, xử lý thông tin để từ đó ra quyết định quản trị phù hợp. Thực hiện Basel II đòi hỏi đội ngũ nhân sự ngoài năng lực chuyên môn tốt họ phải có khả năng vận hành các mô hình giám sát nội bộ, mô hình nhận diện, đo lường rủi ro hiện đại, có kỹ năng xử lý số liệu phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro và sử dụng công nghệ quản lý rủi ro hiện đại thành thạo. Vì vậy, triển khai Basel II các NHTM phải chuẩn bị đội ngũ nhân có chất lượng cao.

(iv) Vốn đầu tư cho việc triển khai Basel II

Triển khai Basel II NHTM phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ, bao gồm: đầu tư cho việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đầu tư mua sắm công nghệ, đầu tư cho hoạt động đào tạo, tuyển dụng nhân sự cao cấp theo yêu cầu Basel II... Nếu ngân hàng không bỏ vốn đầu tư thích đáng cho các hoạt động trên thì không thể triển khai Basel II. Vì vậy cũng với việc hoàn thiện các điều kiện trên, các NHTM phải chuẩn bị một lượng vốn thích hợp để đầu tư cho quá trình triển khai áp dụng Basel II. Thực tiễn tại các NHTM đi trước cho thấy, để vượt qua trở ngại về vốn cũng như tiết kiệm tối đa nguồn vốn, ngân hàng cần thận trọng lựa chọn cách tiếp cận đối với từng trụ cột của Basel II.

1.2.5. Tác động của Basel II đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam

I. 2.5.1. Tác động tích cực

Việc triển khai Hiệp ước Basel II không chỉ tác động đến nền kinh tế của những quốc gia áp dụng mà còn tác động đến chính hệ thống ngân hàng của quốc gia đó. Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho

những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm.

Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, ngân hàng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, sau khi triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển. Lúc đó, khi mở cửa thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam không chỉ thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mà chính các ngân hàng sẽ tự mình thâm nhập các thị trường phát triển và thu hút vốn tại các thị trường rộng lớn này.

1.2.5.2. Tác động tiêu cực

Khi triển khai Basel II tại các NHTM, yêu cầu về vốn và thanh khoản cao lên sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, hay nói cách khác làm cho chi phí vốn tăng cao, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1,3%. Tuy nhiên, có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất đi bằng một số biện pháp: Tăng lợi nhuận ngoài lãi như: phí, hoa hồng..., tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động.

Theo nghiên cứu của Elliot (2009, 2010), nếu các ngân hàng không sử dụng các phương thức bù đắp này thì lãi suất cho vay có thể tăng lên 0,8% trong dài hạn. Ngân hàng sẽ khó tìm được khách hàng vay khi đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn

đối thủ cạnh tranh và như vậy lợi nhuận sẽ giảm. Neu ngân hàng áp dụng các phương thức bù đắp này thì lãi suất cho vay chỉ tăng thêm 0,2%. Thậm chí, nếu ngân hàng quản lý hiệu quả và làm chi phí hoạt động giảm 3,5% thì kể cả khi CAR tăng thêm 1%, lãi suất cho vay vẫn sẽ không thay đổi. (Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2015).

1.3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI BASEL II TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊNTHẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Tại các NHTM trên thế giới, đặc biệt khối các nước thành viên Basel, Basel II chính thức triển khai từ năm 2007. Hiện nay phần lớn các NHTM tại các nước

Một phần của tài liệu 1388 triển khai hiệp ước vốn basel II tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w