3.2. GIẢI PHÁP TRONG VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI NGÂN
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu
(i) Tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn tự có
Giải pháp bán cổ phiểu để tăng vốn tự có được áp dụng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua và đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Sở dĩ giải pháp này thu được kết quả tốt trong những năm qua vì những lý do sau:
- Kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm qua đã tạo cơ sở hình thành một số lượng các tổ chức kinh tế cũng như một số bộ phận dân cư giàu có, có khối lượng tiền dư thừa lớn muốn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;
- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN và bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng TMCP bị đổ vỡ trước năm 2000, các ngân hàng TMCP hiện nay đã chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh trên mọi mặt, thực hiện kiểm soát chặt chẽ rủi ro và tăng nhanh đáng kể hiệu quả kinh doanh, góp phần quyết định tăng cao uy tín hoạt động trên thị trường, thu hút các nhà đầu tư;
- So sánh với các ngành nghề kinh doanh khác thì lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng vẫn là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao và có tính hấp dẫn;
- Chính sách mở cửa của Chính phủ đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngồi, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần kích thích xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước
(ii) Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có
BIDV có thể bổ sung vốn tự có bằng việc tăng cường lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà khơng phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, khơng tốn kém chi phí, khơng phải hồn trả đồng thời khơng làm lỗng quyền kiểm soát ngân hàng cũng như khơng đe dọa đến việc mất quyền kiểm sốt của các cổ đơng hiện thời. Có thể nói, đây là giải pháp an tồn lâu dài và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của BIDV. Vì vậy, cần ưu tiên để thực hiện giải pháp này.
(iii) Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp
Như đã nêu ở trên, trong thời gian qua, mặc dù đã rất tích cực trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và phịng ngừa rủi ro tín dụng, song nhìn chung hiệu quả thực hiện các chuẩn mực đó vẫn chưa cao, vì vậy, tính an tồn trong hoạt động của BIDV chưa hoàn toàn được bảo đảm. Khắc phục tình trạng này, BIDV phải nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ theo đúng tính chất và khả năng thu nợ của từng khoản vay/khách hàng vay. Các khoản vay dù mới trong giai đoạn gia hạn nợ, chưa có nợ quá hạn cũng buộc phải xem như các khoản nợ xấu...
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, các NHTM bắt đầu phải trả giá khá lớn cho các loại hình rủi ro mới là rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Do vậy, để đảm bảo sự hoạt động an toàn của ngân hàng thương mại, BIDV cần sớm có quy định về việc quản lý và ngăn ngừa hai loại rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo đúng mơ hình và thơng lệ quốc tế và xây dựng cho mình một khung quản trị rủi ro hiệu quả.
Nền móng cơ sở vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam chính là khung quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, bao gồm chính sách, cơ cấu tổ chức, quy trình và giải pháp phần mềm trong nội bộ ngân hàng. Trong bối cảnh hiện tại, các NHTM hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, do vậy, BIDV cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định lựa chọn khung quản trị rủi ro sao cho đáp ứng được những yêu cầu cơ bản theo chuẩn mực quốc tế như:
- Chiến lược của ngân hàng và phương pháp quản trị rủi ro phải ăn khớp với nhau;
- Xác định được các phương pháp thực hành quản lý và đo lường rủi ro;
- Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường, kiểm tra, giám sát, báo cáo trong toàn hệ thống nhằm đưa vào chương trình quản trị rủi ro.
3.2.2.2. Giải pháp đáp ứng các chuẩn mực về quy trình rà soát, thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng
(i) Phát triển mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất
- Hoạch định và thường xuyên giám sát việc thực hiện các mục tiêu có tính chiến lược của ngân hàng. Các mục tiêu có tính chiến lược ln là kim chỉ nam hoạt động của ngân hàng.
- Phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong ngân hàng. Việc phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận khơng chỉ có ý nghĩa xác định rõ ràng các chốt kiểm sốt rủi ro mà cịn là cơ sở để các cán bộ cấp cao hoặc các cán bộ có trách nhiệm thực hiện tốt cơng tác thanh tra giám sát.
- Khai thác có hiệu quả hệ hệ thống tổ chức kiểm tra nội bộ và kiểm soát nội bộ. Các phịng/ban kiểm tra nội bộ và kiểm sốt nội bộ được thành lập với chức năng chính là thực hiện thanh tra giám sát rủi ro và tính tuân thủ ngay trong tổ chức ngân hàng mình. Chính vì vậy, chỉ khi bộ máy này phát huy tối đa năng lực và hoạt động có hiệu quả, cơng tác thanh tra giám sát của tồn bộ ngân hàng mới có thể được đánh giá là tốt và có hiệu quả. Ngược lại, nếu các phịng/ban kiểm tra nội bộ và kiểm sốt nội bộ hoạt động không tốt, chắc chắn công tác thanh tra giám sát của tồn bộ ngân hàng sẽ trì trệ, không phát hiện kịp thời rủi ro để ngăn chặn có hiệu quả.
(ii) Thay đổi quy trình thanh tra giám sát
Từ trước tới nay, mục tiêu của các bộ phận thanh tra, giám sát trong ngân hàng đều nghiêng về việc kiểm tra và giám sát riêng tính tuân thủ trong hoạt động. Ngoài ra, các bộ phận thanh tra giám sát khơng có chức năng kiểm tra đánh giá mức độ rủi ro, vì vậy, hạn chế đáng kể năng lực hoạt động của các bộ phận này. Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, ngân hàng cần thay đổi quy trình thanh tra, giám sát một cách phù hợp,
theo hướng khơng chỉ kiểm tra tính tn thủ trong hoạt động mà bao gồm cả việc kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro tại từng bộ phận kinh doanh của ngân hàng.
(iii) Xây dựng và áp dụng cơ chế thưởng phạt đủ hiệu lực
Để phát huy tính hiệu quả của cơng tác thanh tra giám sát, ngân hàng phải xây dựng và thực hiện một cơ chế thưởng các bộ phận hoạt động kinh doanh nghiêm túc, có chất lượng và phạt các đơn vị vi phạm các quy định, quy chế của nhà nước và ngân hàng. BIDV phải mạnh dạn thay đổi mức độ thưởng hoặc phạt, đảm bảo đủ để khuyến khích các bộ phận cá nhân thực hiện tốt cũng như khơng những đủ để bồi hồn hoặc phạt các các bộ phận/cá nhân đã vi phạm mà còn đủ mức độ để răn đe các bộ phận/cá nhân khác không dám vi phạm tiếp.
3.2.2.3. Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc thị trường, công bố thông tin
(i) Tổ chức thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo
Khắc phục những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác thống kê báo cáo, thời gian tới BIDV cần thực hiện tổ chức lại cơng tác thống kê báo cáo tại ngân hàng mình theo hướng:
- Đảm bảo mọi thông tin hoạt động của ngân hàng phải được theo dõi và quản lý trên hệ thống;
- Đảm bảo các thơng tin quan trọng đều có thể khai thác tự động trên hệ thống; - Đảm bảo thực hiện công tác thống kê báo cáo trung thực và theo đúng quy định của NHNN.
(ii) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hoá
Một hệ thống dữ liệu tập trung là điều kiện cần thiết để xây dựng bất kỳ hệ thống quản trị rủi ro nào trong ngân hàng. Kho dữ liệu này phải chứa tồn bộ các
thơng tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng cũng như các nguồn thơng tin bên ngồi như lãi suất thị trường, tỷ giá, hệ số tín nhiệm của khách hàng. Trên cơ sở đó, hệ thống mới đưa ra các thuật tốn tính tốn và phân tích mức độ rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các tham số khác trong các mơ hình lượng hố rủi ro.