mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế
• Lạm phát
Trong các nguyên nhân lạm phát, rất cần làm rõ và nhấn mạnh những nguyên nhân chủ quan. Như đã phân tích ở trên, một khi xảy ra mất cân đối cung cầu giữa tiền và hàng, tiền nhiều hơn hàng nên tiền mất giá. Nhận thức rõ nguyên nhân chủ quan như vậy có ý nghĩa đề cao trách nhiệm của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.
• Thâm hụt cán cân thương mại
Nhập siêu không phải mới phát sinh, mà đã tồn tại cùng với nền kinh tế chúng ta nhiều năm nay. Nhập siêu cũng không hẳn là không có lợi cho nền kinh tế, vấn đề là nhập những gì và sử dụng như thế nào. Nếu nhập máy móc, thiết bị, trong đó có cả phần dành để hiện đại hóa công nghệ là điều cần thiết trong quá trình cải tiến sản xuất, càng quan trọng hơn nếu làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho các ngành công nghiệp càng không thể thiếu để phục vụ trong sản xuất và chế tạo. Vấn đề đang đặt ra là trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay lại có hiện tượng chi tiêu quá mức với nhiều loại sản phẩm xa xỉ không cần thiết cho đại đa số người dân.
Do đó, để hạn chế tình trạng nhập siêu, chúng ta cần xây dựng hàng rào kỹ thuật. Đặc biệt, cần phân tích rõ cơ cấu nhập khẩu số lượng lớn hàng tiêu dùng không thiết yếu, để giúp chúng ta biết được những mặt hàng nào trực tiếp phục vụ sản xuất và những mặt hàng nào chỉ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý Nhà nước định hướng chính sách rà soát để có cơ sở cấp vốn vay nhập hàng, cũng như sử dụng các biện pháp khác, trong đó có việc cấp giấy phép tự động, nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
• Tình trạng đôla hóa nền kinh tế
Đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch, v.v... không thể trong một thời gian ngắn xóa bỏ hay giảm triệt để được.
Do đó, việc xóa bỏ đôla hóa trong nền kinh tế - xã hội nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ. Việc xóa bỏ đôla hóa không thể xử lý theo quan điểm xóa bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đôla trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Khi đề cập đến kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực của tình trạng đôla hóa nền kinh tế, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đôla hóa ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đôla hóa; nhất quyết phải có các giải
pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đôla hóa. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây như là: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ cho phép doanh nghiệp được mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng.
Những biện pháp hành chính này qua thực tiễn thực hiện đã chứng tỏ là chúng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, và không phù hợp với xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó, để giữ được những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đôla hóa, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp được trình bày ngắn gọn sau đây:
+ Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân.
+ Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ
• Cần tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.
• Thay cho việc chỉ gắn với đồng đôla Mỹ như trước đây, tỷ giá ngang giá nên gắn với một "rổ" tiền tệ (bao gồm một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số đồng tiền của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ...), các đồng tiền này tham gia vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ
thương mại và đầu tư với Việt Nam. Việc xác định tỷ giá như trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đôla Mỹ, và phản ánh xác thực hơn quan hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở có tính đến xu hướng biến động các
đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD. Còn tất cả các doanh nghiệp trong nước khác vay các NHTM trong nước đều thực hiện bằng đồng bản tệ, khi cần ngoại tệ để thanh toán với quốc tế thì mua ngoại tệ tại các NHTM để mở tín dụng thư (L/C) thanh toán.
• Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là s ở hữu ngoại tệ hợp pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở thị trường phi chính thức, rồi chuyển số đó thành sở hữu riêng.
• Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, ... để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam
hấp dẫn hơn đôla Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đôla Mỹ.
+ Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Tại Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam". Muốn vậy, cần có các quy định cụ thể về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân.
Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới và sự tự do hóa giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa là việc làm rất khó khăn, muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đôla hóa trên thị trường Việt Nam không nên bị xóa bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đôla hóa thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xóa bỏ; để từ
đó tạo ra sự hoạt động ổn định cho thị trường ngoại hối.