Việc chủ động công bố định hướng và khống chế biên độ tỷ giá là cơ sở hạn chế rủi ro về chính sách và giảm thiểu chi phí phát sinh gắn với biến động tỷ giá, giúp các doanh nghiệp an tâm và ổn định trong giao dịch, thanh toán, tạo động lực để doanh nghiệp mạnh dạn tái cơ cấu, đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời, còn giúp giảm thiểu tình trạng chênh lệch tỷ giá chính thức với giá trên thị trường tự do, tăng dự trữ ngoại hối, tăng thu hút FDI, củng cố niềm tin vào giá trị đồng tiền quốc gia.
Ngoài tỷ giá, việc sử dụng khá linh hoạt, quyết đoán và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác, như giảm lãi suất, cải thiện điều kiện vay..., còn góp phần giúp thị trường tài chính tiền tệ “lặng sóng”, êm ả hơn; các ngân hàng huy động được tiền, từng bước giảm lãi suất; các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ và bảo toàn được giá trị tiền gửi của người gửi tiền, cải thiện niềm tin của giới đầu tư vào môi trường kinh doanh Việt Nam.
❖Tăng doanh số và lợi nhuận hoạt động KDNH
Chính sách tỷ giá hiện nay đã làm cho TTNH của Việt Nam sôi động lên với doanh số giao dịch cao trên cả thị trường liên ngân hàng (giao dịch giữa các
ngân hàng) và thị trường ngoại tệ nói chung (giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng). Lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường đã tăng lên đáng kể, mức cung ngoại tệ dồi dào và đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng luôn bán sát tỷ giá của thị trường chính thức. Lòng tin đối với đồng Việt Nam đã được nâng cao. TTNH trong nước đã được ổn định và chính mối tương quan giữa cung cầu ngoại tệ đã thực sự quyết định mức tỷ giá, tạo nên tính ổn định của thị trường.
Hoạt động KDNH tại Agribank Hà Tây những năm gần đây đã có những phát triển mạnh mẽ, đồng đều cả về doanh số và lợi nhuận.
Bảng 2.7: Doanh số KDNH năm 2013 - 2015
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2013 - 2015 NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây) 100,000 90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh số bán ngoại tệ
■ Doanh số mua ngoại tệ
Biểu đồ 2.7: Doanh số KDNH năm 2013 - 2015
Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2014 tăng gần 50%. Nguyên nhân là do, năm 2011 tỷ giá USD biến động liên tục
nhưng kể từ năm 2012, tỷ giá ổn định hơn, tỷ giá niêm yết trong NHTM và tỷ giá ngoài thị trường tự do không chênh lệch. Năm 2012 chính sách lãi suất tiền gửi USD thấp hơn lãi suất tiền gửi VND. Do vậy, khách hàng phần lớn rút tiết kiệm ngoại tệ hoặc khách hàng kiều hối chuyển sang gửi VND để hưởng lãi suất cao. Một số ít doanh nghiệp vay USD từ ngân hàng và sau đó bán lại cho chính ngân hàng để chuyển sang tiền đồng. Điều này là do chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay bằng USD và bằng tiền đồng khá lớn lên đến 5-6%. Dư nợ ngoại tệ năm 2014 tăng trên 40% so với năm 2013, các khoản nhận nợ ngoại tệ USD này đều được chuyển sang tiền đồng để giải ngân, khi trả nợ thì các doanh nghiệp mua USD để trả, do đó phát sinh tăng doanh số mua bán ngoại tệ. Có sự tăng trưởng cao về doanh số hàng xuất khẩu khi lượng ngoại tệ từ các doanh nghiệp được bán lại cho ngân hàng; sự ổn định của thị trường ngoại hối, bên cạnh doanh số kiều hối tăng đã khiến người dân tiếp tục có dư dả vốn ngoại tệ để bán và chọn kênh gửi tiết kiệm VND.
Về lợi nhuận KDNH, năm 2013 tăng không đáng kể mặc dù doanh số có tăng do cạnh tranh tỷ giá giữa các ngân hàng nên biên độ tỷ giá mua vào và bán ra chênh lệch ít (±1% tương đương từ 10-20 điểm), ngoài ra không có phí mua bán ngoại tệ nội bộ. Năm 2014 lợi nhuận tăng cao (30.8%) mặc dù biên độ tỷ giá mua vào và bán ra chênh lệch ít (±1% tương đương từ 10-20 điểm) là do doanh số mua bán ngoại tệ tăng mạnh. Sang năm 2015, có sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận KDNT trên 70% trong khi doanh số tăng 21.9%, nguyên nhân bởi: NHNN nới rộng biên độ lên ±3%, chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra lớn.
Bảng 2.8: Lợi nhuận KDNH năm 2013 - 2015
Biểu đồ 2.8: Lợi nhuận KDNH năm 2013-2015
2.2.2.2Tác động tiêu cực
❖Giới hạn mức sinh lời
Trong một thời gian dài, chế độ tỷ giá của Việt Nam về cơ bản là chế độ tỷ giá cố định, lại trải qua lạm phát cao, đã làm cho tỷ giá chính thức USD/VND luôn thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu. Gần đây, cùng với công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế điều hành tỷ giá đã có những đổi mới căn bản theo hướng thị trường ngày càng tăng. Tuy nhiên chế độ tỷ giá của Việt Nam hiện nay chưa phải là chế độ tỷ giá thả nổi, vẫn chịu sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của NHNN, do đó tỷ giá giao dịch do NHNN ấn định và công bố vẫn chưa phản ánh đúng quan hệ về cung cầu về ngoại tệ.
Trong ba năm 2013, 2014, 2015, tỷ giá hầu như cố định trong khoảng thời gian dài (tỷ giá BQLNH được NHNN điều chỉnh 5 lần, mỗi lần tăng 1%), nới biên độ giao động 2 lần (từ ±1% lên ±2%, sau đó lên ±3%).
Điển hình vào thời điểm cuối tháng 4/2013, theo diễn biến thị trường một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320. Tuy nhiên, đến ngày 27/6/2013, NHNN mới điều chỉnh tăng tỷ giá
BQLNH thêm 1% lên mức 21,036, sau 1.5 năm ổn định ở mức 20,828. Độ trễ của chính sách đã tác động đáng kể đến hoạt động KDNH của ngân hàng, đặc biệt là lợi nhuận khi các NHTM tăng giá mua bằng giá bán, tức là ngân hàng không thu được lời từ giao dịch.
Ở những thời điểm khác, với mức biên độ ±1% so với tỷ giá BQLNH, mức chênh lệch tỷ giá mua vào bán ra của ngân hàng ít, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động KDNH của ngân hàng không cao. Đến tháng 8/2015, khi NHNN nới biên độ từ ±1% lên ±2%, sau đó lên ±3%, khiến cho phạm vi tỷ giá mở rộng, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng tăng hơn, nhưng nhìn chung vẫn bị giới hạn.
❖Triệt tiêu khả năng dự báo
Cơ chế tỷ giá của Việt Nam hiện nay vẫn là cơ chế tỷ giá cứng, chưa theo kịp diễn biến thị trường, tỷ giá được NHNN giữ cố định trong thời gian dài, nên sự dự báo biến động tỷ giá hầu như bị triệt tiêu, các NHTM buộc phải hoạt động dựa trên tỷ giá NHNN áp đặt.
❖Lệch kỳ vọng thị trường
Trong năm 2014, thị trường kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá của NHNN sau phiên trả lời chất vấn Ủy ban Thường trực Quốc hội (29/9) của Thống đốc NHNN. Tại phiên đó, Thống đốc NHNN đề cập đến khả năng nếu có điều chỉnh thì năm nay ở khoảng 1-1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Ngay sau phiên trả lời chất vấn, từ 1/10, tỷ giá đã biến động, có ngân hàng đã điều chỉnh tăng thêm 10 VND/USD. Tuy nhiên, NHNN đã can thiệp bằng thông điệp không điều chỉnh tỷ giá.
Đến ngày 18/11/2014, khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, có thời điểm đạt mức 21,420 đồng/1 USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong vòng 1 giờ đầu ngày - gây bất ngờ vì mức tăng quá đặc biệt, vì sự mạnh bạo đó thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn từ 2011 trở về trước. Trước diễn biến này, thị trường xuất hiện thông tin việc NHNN sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá, cơ quan điều hành đã
phải 2 lần lên tiếng khẳng định không điều chỉnh tỷ giá.
Từ đó cho thấy, trong điều hành tỷ giá thiếu sự giải trình và minh bạch thông tin làm ảnh hưởng tới kỳ vọng thị trường, tác động xấu đến hoạt động KDNH của ngân hàng.
❖Các quy định kèm theo ảnh hưởng mạnh đến thị trường ngoại tệ
• Cơ chế quản lý kiều hối
Do cơ chế quản lý kiều hối quá thông thoáng, không cấm đưa kiều hối vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào: luồng kiều hối vào Việt Nam theo con đường chính thức, cơ chế quản lý kiều hối cho phép việc chi trả bằng ngoại tệ tiền mặt cho người thụ hưởng trong nước; luồng kiều hối chảy vào Việt Nam theo con đường không chính thức do Việt kiều trực tiếp chuyển về nước và trao tận tay cho người nhận cũng có mặt trái và tác động tiêu cực, đó là tạo ra lượng ngoại tệ khá lớn trôi nổi trên thị trường ngầm, tạo điều kiện cho thị trường ngầm và tình trạng đô la hóa phát triển như ngày nay. Nguồn ngoại tệ lớn trôi nổi trên thị trường không những làm cho TTNH phát triển kém lành mạnh, mà còn tiếp tay cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, đặc biệt là hoạt động buôn lậu qua biên giới, chảy máu ngoại tệ ... gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vấn đề đặt ra đối với cơ chế quản lý ngoại hối nói chung và cơ chế kiều hối nói riêng hiện nay là vừa khuyến khích việc chuyển kiều hối về nước, đồng thời tập trung được các nguồn kiều hối vào hệ thống ngân hàng.
• Quy định trạng thái ngoại hối
Theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 do NHNN ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trạng thái ngoại tệ là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
đây về giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ như sau: Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của TCTD. Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có và tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD, riêng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống thì trạng thái ngoại tệ được quy định: tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ và tổng trạng thái ngoaị tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ.
Càng co hẹp trạng thái ngoại tệ, càng hạn chế được khả năng đầu cơ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển đổi các đồng tiền. Do vậy, với việc giảm trạng thái ngoại tệ trong quy định mới có thể khiến thị trường ngoại tệ biến động nhiều hơn trong thời gian ngắn sau khi thông tư có hiệu lực và tạo ra nhiều biến động cho tỷ giá USD/VND. Mặt khác, việc các TCTD phải điều chỉnh lại trạng thái ngoại tệ theo hạn mức mới đồng nghĩa với việc tổ chức phải mua lại nếu đang ở trạng thái âm lớn hơn hạn mức. Nhu cầu mua lại có lẽ sẽ gây áp lực nhất định cho thị trường ngoại hối vì tình trạng chênh lệch lãi suất vay USD và VND thời gian qua đã khuyến khích hoạt động chuyển vốn, chẳng hạn bán USD ra để đổi sang VND nhằm cho vay.
• Quy định về huy động và tín dụng ngoại tệ
Những tác động tiêu cực của việc huy động và cho vay bằng ngoại tệ:
- Huy động tiết kiệm ngoại tệ gia tăng tình trạng đô la hóa và làm giảm hiệu quả vận hành chính sách tiền tệ của NHNN.
NHNN trong điều hành tỷ giá và bình ổn thị trường ngoại hối.
- Huy động tiết kiệm ngoại tệ tạo ra sự vận động luẩn quẩn của dòng vốn, mang lại thu nhập cho các NHTM và những người đầu cơ ngoại tệ nhưng gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
- Huy động tiết kiệm ngoại tệ tạo ra nguy cơ rủi ro rất lớn cho các NHTM.
- Huy động tiết kiệm ngoại tệ có liên hệ và tạo điều kiện cho những hành vi tham nhũng và sự phát triển của thị trường chợ đen.
❖ Thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá chưa phát triển nên KDNH chứa đựng rủi ro cao.
Ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nhưng không có giao dịch. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Các nghiệp vụ KDNH còn nghèo nàn, chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay, còn nghiệp vụ khác như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn thì thực hiện rất ít. Chính vì vậy, ngân hàng khó có thể sử dụng các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả. Đặc biệt, cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ. Mặt khác cũng có nhiều khó khăn từ phía khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp đều không quan tâm đến việc bảo hiểm tỷ giá, chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán, chứ không áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng. Sự hiểu biết của khách hàng về các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá còn hạn chế. Ngay cả các doanh nghiệp cũng chỉ quen với hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, họ chưa thực sự quan tâm đến rủi ro tỷ giá. Vì vậy ngân hàng khó có thể mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn...