Ngoài ảnh hưởng của những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, hoạt động KDNH của NHTM còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan, nội tại trong chính bản thân ngân hàng. Do mỗi ngân hàng trong mỗi thời kỳ khác nhau, tùy theo mục tiêu và phương châm hoạt động sẽ có chính sách phát triển hoạt động KDNH khác nhau. Từ đó đưa ra những quy trình, bố trí nhân lực, công nghệ, cơ sở vật chất ... cho hoạt động này là khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả KHND của ngân hàng
❖Năng lực dự báo
Với đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm và diễn biến phức tạp đó là tiền tệ, việc nghiên cứu và dự báo những biến động trong tương lai của các nhân tố vĩ mô có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động KDNH nói riêng. Biết được xu hướng biến động tỷ giá là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh kiếm lời.
Trong thời đại thừa thông tin thiếu tri thức hiện nay, các thông tin mà ngân hàng tiếp nhận được là từ nhiều nguồn với độ tin cậy và độ trễ khác nhau. Tùy vào phương pháp dự báo và năng lực dự báo của nhóm chuyên gia phân tích mà dự báo đưa ra có thể chính xác hay không. Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có một trình độ nhất định. Năng lực của cán bộ không những thể hiện ở kiến thực chuyên sâu về quản lý rủi ro tỷ giá, mà còn biểu hiện ở kinh nghiệm, sự phán
đoán nhạy bén và bản lĩnh của trong quá trình triển khai thực hiện các nghiệp vụ KDNH nói chung cũng nhu các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các cán bộ cần phải thuờng xuyên theo dõi, phân tích sự vận động của tỷ giá, am hiểu và thành thạo các nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng sẵn sàng đối phó với những tình huồng bất ngờ ngoài dự đoán. Đặc biệt, cần phải có khả năng tiếp thu nhanh với trình độ công nghệ hiện đại, bởi vì dù có trang bị đầy đủ và hiện đại đến đâu mà con nguời không theo kịp, không ứng dụng đuợc thì những máy móc thiết bị đó là vô giá trị và việc hạn chế rủi ro là vô cùng khó khăn. Đồng thời, phải thuờng xuyên cập nhật các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý và giao dịch ngoại hối để có những điều chỉnh phù hợp với thị truờng.
❖Hệ thống quản trị rủi ro
Trong KDNH có một loại rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá
là rủi
ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Bất kỳ mọi hoạt
động KDNH nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro
khi tỷ
giá thay đổi. Trong bối cảnh nền kinh tế thị truờng luôn biến động thì rủi ro này càng
trở nên khó luờng. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo
của ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau. Một số ngân
hàng thực hiện KDNH để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi
khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng
Hiện nay có hai mô hình quản lý rủi ro trong KDNH bao gồm: quản lý rủi ro tập trung và quản lý rủi ro phân tán. Quản lý rủi ro tập trung là các giao dịch KDNH đuợc tập trung về một đầu não chính, có sự phân công tách bạch giữa