Công tác quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 40)

1.2.1.1. Khái niệm rủi ro và các loại rủi ro thường gặp ở các NHTM VN

Cụm từ “rủi ro” được các nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm:

- Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong một

23

thế giới mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo nhiều huớng khác nhau. Xã hội loài nguời càng phát triển, hoạt động của con nguời ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, thì rủi ro cho con nguời ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Vì vậy, con nguời cần quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro của con nguời cũng thay đổi, trở nên khoan dung và trung hòa hơn.

Mặt khác, theo quan điểm trung hòa cho rằng rủi ro là sự bất trắc không thể đo luờng đuợc. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con nguời những tổn thất, mất mát và nguy hiểm nhung cũng có thể mang đến cho chúng ta những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo luờng rủi ro, quản trị rủi ro, chúng ta không chỉ tìm ra đuợc những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật nguợc tình thế”, biến thủ thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tuơng lai.

Nhu bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức nào khác, một NHTM thực hiện mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của mình và chấp nhận tất cả những rủi ro. Và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đuợc hiểu nhu là một tất yếu và là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp tới lợi nhuận, tới hoạt động của các ngân hàng. Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phuơng pháp chống đỡ, hạn chế các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Qua những nhận định trên ta có thể nhận xét một số điểm về bản chất của rủi ro: Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một ngân hàng là hai đại luợng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Khi đề cập đến rủi ro, nguời ta thuờng nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trung của rủi ro là biên độ rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro (số truờng hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số truờng hợp đồng khả năng). Rủi ro là yếu tố khách quan, nên chúng ta không thể loại trừ đuợc hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại mà chúng gây ra. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam đuợc chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.

24

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, rủi ro được chia thành những loại sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cả, rủi ro pháp lý, rủi ro chiến lược, rủi ro uy tín, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức....

1.2.1.2. Công tác quản trị rủi ro trong các NHTM tại Việt Nam

Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong muốn và nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu. Mặt khác, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để hạn chế sự xuất hiện của

rủi ro hoặc điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn. Nói cách khác, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro ở các NHTM Việt Nam - một vấn đề không bao giờ cũ nhưng lại rất quan trọng đến sự an toàn, ổn định của cả hệ thống tài chính - ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Quản trị rủi ro gồm có các bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro. đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.

Nhận dạng rủi ro. đây là điều kiện tiên quyết trong quản trị rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai để có biện pháp kiểm soát, tài trợ phù hợp cho từng loại rủi ro.

Phân tích rủi ro là việc tìm ra nguyên nhân gây rủi ro. Từ việc tìm ra các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến các nguyên nhân, phân tích rủi ro sẽ cho ta biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn.

Đo lường rủi ro: công việc này đòi hỏi phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng. người ta sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra). đây là tiêu chí có vai trò quyết định.

25

Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro, đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp phòng tránh có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin,...

Tài trợ rủi ro: Dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, khi đó chúng ta cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.

1.2.1.3. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Một trong những yếu tố rủi ro được xem là loại rủi ro đặc trưng của NHTM, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc, trong trường hợp xấu nhất, làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản đó là rủi ro tín dụng.

Theo định nghĩa của World Bank, rủi ro tín dụng (credit risk) là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tính vốn có trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ. Điều

này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, nợ được chia thành các nhóm sau:

a- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn b- Nhóm 2: Nợ cần chú ý c- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn d- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

26

> Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro mang tính gián tiếp: thể hiện qua việc ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong quan hệ tín dụng, và rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp, đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của rủi ro tín dụng. Cho nên khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp

phòng ngừa phù hợp.

- Rủi ro có tính tất yếu vì nó luôn tồn tại gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM. Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt đuợc các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi

ro ở mức độ phù hợp và đạt đuợc lợi nhuận tuơng ứng.

Rủi ro tin dụng

Không thu Không thu Không thu Không thu được lãi được vốn ɪ- đủ vốn đúng nạn đúng hạn (mat vỏn)

_1_— _J—___1___ -Ju-

1. Laitreo 1. Nợ không Laitreo Nọ quá hạn đóng băng. có kha năng

phát sinh phát sinh 2. Mien thu hôi giâm lãi 2. Xóa nợ

(Nguồn: http://voer.edu.vn)

27

> Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng + Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân: do thông tin tín dụng không đầy đủ (ngân hàng có cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ), trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán

bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế (thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng, thẩm định

hồ sơ để bảo vệ và giám sát khoản vay), ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận và đặt mong muốn về lợi tức cao hơn các khoản vay lành mạnh, sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác và các tổ chức phi ngân hàng để mong muốn được tỷ trọng

cho vay nhiều hơn (ngân hàng bỏ qua một số bước kiểm định khoản vay, hạ thấp các tiêu

chuẩn tín dụng,.), hoạt động kiểm tra kiểm soát không được tiến hành thường xuyên (nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế).

+ Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Khách hàng là doanh nghiệp thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ trình độ quản lý yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc xây dựng kế hoạch kinh doanh, sản xuất thiếu chính xác; tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch; khách hàng thiếu thiện chí trả nợ,. Nếu khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, thì nguyên nhân có thể do tình trạng sức khỏe, bệnh tật; tình trạng bị thất nghiệp tạm thời hoặc lâu dài làm ảnh hưởng đến thu nhập; hoặc do người đi vay hoạch định ngân sách vốn không đúng, sử dụng tiền vay sai mục đích, chưa có kinh nghiệm trong sử dụng vốn để tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh.

+ Nguyên nhân mang tính khách quan: do thiên tai, địch họa, dịch bệnh, hỏa hoạn.; do môi trường kinh tế không ổn định (như sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới, sự tấn công của hàng nhập lậu, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập thế giới); do môi trường pháp lý chưa thuận lợi (sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương; sự thanh tra, kiểm tra,

28

giám sát chưa hiệu quả của ngân hàng nhà nước; hệ thống thông tin quản lý bất cập). b. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề nổi cộm của các ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều phải rút ra các bài học cho mình từ những kinh nghiệm quá khứ. Để quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường sử dụng một số công cụ sau:

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ ngân hàng, những người làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư. Chính sách được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Các tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới đều coi một chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản trị tốt rủi ro tín dụng.

- Giới hạn cấp tín dụng

Để hạn chế rủi ro, mỗi ngân hàng nên quy định hạn mức cấp tín dụng tối đa cho từng cấp quản trị (mức phán quyết). Mức phán quyết có thể được quy định cho các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch, tùy theo quy mô hoạt động, năng lực làm việc của chi nhánh; theo loại sản phẩm tín dụng, tính chất có hay không có tài sản bảo đảm của khoản vay.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xác định một mức giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng riêng biệt. Nó được hiểu là mức tín dụng an toàn tối đa trong đó doanh nghiệp quản trị hiệu quả được hoạt động của mình và ở mức này, rủi ro ngân hàng có thể chịu đối với doanh nghiệp là thấp nhất.

Giới hạn tín dụng được xác định trên cơ sở chính sách tín dụng từng thời kỳ, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, ngành nghề và quy mô hoạt động của họ, khả năng cung ứng và quản trị vốn của ngân hàng.

- Định giá khoản vay

29

trị rủi ro tín dụng khi quyết định cho vay đã được đưa ra. Thông thường, thu nhập

mà một khoản vay mang lại cho ngân hàng gồm có: tiền lãi vay và phí.

về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức bảo đảm bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù rủi ro của khoản vay. Tùy thuộc vào chính sách của mình, ngân hàng sẽ xác định mức lãi suất với phần bù rủi ro hợp lý.

- xếp hạng tín dụng

Các ngân hàng cần định kỳ thực hiện xếp hạng lại tín dụng cho khách hàng (mức độ rủi ro của khách hàng), đánh giá lại món vay và tài sản bảo đảm để từ đó có mức phân bổ dự phòng, điều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cho phù hợp hoặc thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay, tài sản bảo đảm có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.

- Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay nếu dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng không đúng như dự kiến. Tuy nhiên, khoản vay sẽ phải được thanh toán bằng tiền tạo ra từ hoạt động

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w