và kết quả
xếp hạng của CIC
Bảng 2.14- Tỷ trọng giữa chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ của một số ngân hàng
(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
64
tín dụng khác nhau từ cách tính điểm và trọng số đến ký hiệu xếp hạng. Đơn giản là cách cho trọng số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính cũng khác nhau tùy từng ngân hàng thuơng mại.
Hơn nữa, số liệu du nợ và nợ xấu của khách hàng trong xếp hạng tín dụng của CIC là số liệu tổng hợp du nợ từ tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.
Chỉ tiêu phân ngành và tính toán trung bình ngành dùng trong xếp hạng tín dụng
cũng khác nhau bởi không có quyết định chung nào về tiêu chí phân ngành áp dụng trong xếp hạng tín dụng do đó mỗi ngân hàng lại tự điều chỉnh ngành nghề và phân loại
ngành khác nhau. Trung tâm thông tin tín dụng có số liệu tổng hợp nhất về các doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng trong hệ thống tín dụng của cả nuớc do vậy nếu xét trên lĩnh
vực xếp hạng tín dụng thì trung bình ngành đuợc tính toán tại CIC đuợc coi là phản ánh
đầy đủ thông tin nhất. Trong khi đó, các ngân hàng dựa trên số liệu tổng hợp của chính
ngân hàng mình để chạy trung bình ngành thì sẽ không thể đầy đủ và chính xác. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng có kết quả nhằm phục vụ
nhiều cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hơn là phục vụ cho công tác quản trị rủi
ro của ngân hàng; trong khi hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên
doanh đang hoạt động tại Việt Nam nhu ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) lại gắn trực tiếp giữa kết quả đánh giá với dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu, đó là
điều rất cần thiết nhằm nâng cao chất luợng tín dụng hạn chế xuất hiện nợ xấu. Sự khác nhau giữa kết quả xếp hạng của CIC và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu có) của các ngân hàng thuơng mại, đặc biệt là về ký hiệu chỉ số dẫn đến việc so sánh gặp khó khăn do vậy không khuyến khích các ngân hàng thuơng mại khai thác chỉ số của CIC.