Vai trò của xếp hạng tín dụng đối với công tác quản trị rủi ro của các ngân

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

các hoạt động nghiệp vụ của mình thông qua việc sử dụng không chỉ bằng vốn tự có mà chủ yếu bằng vốn huy động của khách hàng. Nếu ngân hàng không thu hồi được số nợ mà họ đã cho vay thì họ không những bị mất vốn tự có của bản thân mà còn có nguy cơ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng. Vì vậy, tính chất trung gian tài chính đặt ra yêu cầu đối với ngân hàng thương mại là phải thường xuyên thu hồi được số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền huy động của khách hàng và bảo toàn vốn tự có của bản thân.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày càng lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro đó để bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong xu hướng đó, xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là công việc ngày càng được chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp ngân hàng có thêm căn cứ để xác định đối tượng cho vay, lãi suất cho vay cũng như vấn đề tài sản bảo đảm và các vấn đề khác. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các doanh nghiệp vay vốn, chúng ta có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

1.2.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng đối với công tác quản trị rủi ro của cácngân hàng thương mại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay

Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa có độ rủi ro thấp, vừa có hiệu quả cao. Nếu không sẽ dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng do khách hàng tìm đến ngân hàng khác hoặc tìm nguồn tài trợ ngoài ngân hàng. Muốn có quyết định nhanh và chính xác, ngân hàng phải dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của ngân hàng về khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy và thực hiện tốt công

31

tác XHTD nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tín dụng tối ưu.

Thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học.

1.2.2.2. Cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tín dụng

Trên cơ sở XHTD, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp. Đồng thời, cũng xây

dựng chính sách tín dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại khách hàng.

Đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu

đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,.. .Ngược lại, đối với khách hàng có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp cũng đồng nghĩa

với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.

1.2.2.3. Cơ sở để xây dựng danh mục tín dụng

Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó xây dựng danh mục tín dụng phù hợp theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

1.2.2.4. Cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo Điều 4 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước thì các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Việc hỗ trợ của hệ thống XHTD nội bộ được thể hiện ở chỗ kết quả XHTD khách hàng của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005.

Hàng năm TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

32

pháp kiểm soát luôn là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng . Công tác xếp hạng tín

dụng có vai trò quan trọng trong việc phân tích đánh giá thường xuyên khách hàng

cả trước và sau khi cấp tín dụng.

□ Xếp hạng khách hàng trước khi cấp tín dụng: Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng dựa vào nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, thực hiện phân tích các yếu tố định lượng và định tính để đo lường khả năng trả nợ và thiện trí trả nợ của khách hàng. Số liệu phân tích là cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn và kết quả xếp hạng là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Nếu cho vay thì căn cứ vào xếp hạng này để định giá khoản vay, áp dụng chính sách tín dụng thích hợp khác để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay sau này.

□ Tái xét đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng theo định kỳ: Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, định kỳ ngân hàng phải tiến hành phân tích khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng cho các khoản đã cho vay. Dựa vào nguồn thông tin thu thập được về khách hàng đi vay từ lúc giải ngân cho đến thời điểm tái xếp hạng, nhằm đánh giá việc thực hiện các cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng, chú trọng đến những vi phạm hợp đồng. Từ đó so sánh đánh giá sự thay đổi rủi ro tín dụng so với ban đầu, qua đó điều chỉnh mức hạng của khách hàng. Đồng thời, đó là cơ sở để đưa ra giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề, nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng thay đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng đi vay bổ sung vốn tự có hoặc tài sản thế chấp hoặc yêu cầu bảo lãnh làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

Như vậy, tái xếp hạng khách hàng đi vay theo định kỳ để xem xét sự thay đổi rủi ro so với ban đầu, nhằm có biện pháp thích hợp có hiệu quả giảm thiểu nguy cơ gây rủi ro tín dụng. Từ đó tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá hình thức tài trợ, ... điều này đặc biệt có ý nghĩa trong xu hướng cho vay tín chấp ngày càng tăng, giúp ngân hàng lựa chọn những khác hàng tốt để cho vay và là cơ sở để khách hàng tự soát xét chính mình.

33

hàng không hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng như đúng cam kết, tức là xuất hiện khoản nợ quá hạn. Việc xếp hạng tín dụng khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn là cơ sở để xác định mức tổn thất tín dụng hoặc đưa ra các biện pháp giảm tổn thất.

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w