2.1.1. Giới thiệu chung về công tác xếp hạng tín dụng tại CIC
Sản phẩm phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC được ra đời và thí điểm từ năm 2002, đến năm 2004 được chính thức cung cấp cho các TCTD, đến năm 2006 nghiệp vụ phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được Thống đốc NHNN phê duyệt là một nghiệp vụ chính thức của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Điều đó đã khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của XHTD doanh nghiệp trong hoạt động thông tin tín dụng.
CIC liên tục nỗ lực phát triển nghiệp vụ XHTD, không ngừng nghiên cứu tham
khảo các mô hình XHTD DN theo thông lệ quốc tế như của Ngân hàng Trung ương Pháp; Hãng thông tin quốc tế D&B; Moody’s; S&P...để xây dựng phương pháp XHTD doanh nghiệp khoa học, chuyên nghiệp phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và tiếp cận gần với tiêu chuẩn quốc tế. Với tư cách là Cơ quan XHTD công, hoạt
động XHTD tại CIC được thực hiện hoàn toàn “Độc lập - Minh bạch - Khách quan”. CIC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có được những thế mạnh về XHTD như:
+ Dữ liệu về tài chính DN lớn là cơ sở cho phép CIC xây dựng các thước đo phản ánh tình hình tài chính DN, thống kê đưa ra bộ chỉ số tài chính phản ánh hoạt động của DN trong các ngành với các quy mô phù hợp.
+ Dữ liệu đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng của DN đầy đủ và chính xác, với cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng của 100% các TCTD.
+ Các đánh giá về phi tài chính mang tính tổng quát, hệ thống. Đặc biệt, trong năm 2012, CIC đã tăng cường các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính kết hợp với đánh giá chuyên gia đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của hệ thống XHTD, cập nhật kịp thời khi có bất kỳ biến động nào của phía DN hoặc các biến động kinh tế liên quan đến doanh nghiệp.
40
Sản phẩm XHTD của CIC hiện đang được các TCTD và rất nhiều tổ chức khác
khai thác và sử dụng tham chiếu để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quyết định đầu
tư sao
cho có hiệu quả nhất. Đồng thời, các DN cũng đã sử dụng các kết quả đánh giá của CIC
để tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, tìm hiểu đối tác, hợp tác liên doanh mở
rộng hoạt động kinh doanh, đưa vào hồ sơ thầu, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
2.1.2. Mô hình sơ khai
2.1.2.1. Phương pháp và quy trình chung của việc xếp hạng tín dụng tại CIC
Do đặc điểm hoạt động, CIC thu thập một lượng thông tin về doanh nghiệp rất lớn chủ yếu là thông tin tài chính, số liệu được tích luỹ qua nhiều năm. Nên việc phân tích chủ yếu dựa vào thông tin tài chính doanh nghiệp, chuyển hoá các yếu tố định lượng đơn thuần thành các yếu tố định lượng có tính khái quát cao hơn, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, kết luận về tình hình tài chính doanh nghiệp hoặc xem xét mối tương quan về ngành, qui mô doanh nghiệp trong các điều kiện cụ thể.
Với đặc điểm và mục đích như trên để đảm bảo phân tích, xếp loại được nhiều doanh nghiệp qua nhiều năm, phản ánh quá trình tích luỹ số liệu lâu dài CIC sử dụng kết hợp cả hai phương pháp:
(i) Phương pháp xếp loại (ii) Phương pháp so sánh.
Các bước tiến hành bao gồm 9 bước sau: □ Bước 1: Thu thập thông tin
Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. (Phụ lục 01: Các chỉ tiêu và mã số trong bảng cân đối
kế toán của doanh nghiệp)
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. (Phụ lục 02: Các chỉ tiêu và mã số trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp)
41 - Ngành trồng trọt chăn nuôi.
- Ngành chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. - Ngành xây dựng
- Ngành dịch vụ
- Ngành công nghiệp chế tạo
- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Ngành công nghiệp năng lượng
- Ngành Thương mại hàng hoá.
Việc phân loại theo ngành nghề phải căn cứ vào ngành nghề chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại sẽ dựa theo ngành nghề mang lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
□ Bước 3: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Dựa vào Thông tư số 03/BKH-QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, CIC xây dựng thang điểm tính toán quy mô doanh nghiệp. Việc xác định quy mô doanh nghiệp để đưa ra hệ số tài chính phù hợp là rất quan trọng. Quy mô doanh nghiệp được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Thông tin tài chính tại kho dữ liệu CIC cho thấy, doanh nghiệp có quy mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động...cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân loại doanh nghiệp theo quy mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp là việc so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để đưa ra sự phân định thứ hạng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.
□ Bước 4: Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản Các chỉ tiêu tài chính bao gồm:
- Các chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn; và khả năng thanh toán nhanh.
- Các chỉ tiêu hoạt động: Luân chuyển hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân; Hiệu quả sử dụng tài sản.
Chỉ tiêu Giá trị Điểm
Trên 50 30
40 - duới 50 25
Nguồn vốn kinh doanh 30 - duới 40 20
42
- Các chỉ tiêu về cân nợ: Nợ phải trả/tài sản; Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu; Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng.
- Các chỉ tiêu về thu nhập: Tổng lợi tức sau thuế/Doanh thu; Tổng lợi tức sau
thuế/Tổng tài sản có; Tổng lợi tức sau thuế/Nguồn vốn.
Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của các kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính thì việc phân tích chỉ tiêu tài chính được tiến hành theo quy trình sau:
- Xác định công thức đo lường chỉ tiêu phân tích;
- Xác định số liệu từ báo cáo tài chính, đưa vào công thức tính; - Giải thích ý nghĩa của từng chỉ tiêu;
- Đánh giá chỉ tiêu vừa tính toán;
- Phân tích nguyên nhân, đưa ra biện pháp củng cố, cải thiện hay tiếp tục duy
trì chỉ tiêu vừa tính toán.
□ Bước 5: Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế, theo quy mô
Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp và nguồn cơ sở dữ liệu sẵn có tại CIC về ngành, về quy mô, của các doanh nghiệp, đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá các tỷ số tài chính theo ngành cụ thể.
□ Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm
Căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối chiếu với bảng điểm để tính điểm cho từng doanh nghiệp.
□ Bước 7: Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng doanh nghiệp (theo phụ lục 03) □ Bước 8: Áp dụng kỹ thuật tin học để tính toán, xếp loại tín dụng DN
- Mã hoá các chỉ tiêu thu thập, phân tích thông tin. - Lập chương trình phần mềm thích hợp.
□ Bước 9: Đánh giá của chuyên viên
- So sánh kết quả phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp qua các năm. - Đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, kiến nghị đề xuất.
2.1.2.2. Nội dung phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Để tăng độ chính xác về điểm số cho các chỉ tiêu tài chính cần phân tích của 43
đó là: quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn. Các tiêu chí đuợc sử dụng làm căn cứ phân chia quy mô doanh nghiệp, bao gồm 4 tiêu chí sau:
- Nguồn vốn kinh doanh - Số lao động
- Doanh thu thuần
- Nộp ngân sách nhà nuớc
Việc xác định quy mô doanh nghiệp đuợc tiến hành dựa trên việc chấm điểm các
tiêu chí này, hệ thống chấm điểm mà CIC ấn định đuợc minh họa trong bảng duới đây:
(Đơn vị: tỷ đồng) 20 - duới 30 15 10 - duới 20 10 Duới 10 5 Trên 1500 15 1000 - duới 1500 12 Số lao động 500 - duới 1000 9
(Đơn vị: nguời) 100 - duới 500 6
50 - duới 100 3
Duới 50 1
Trên 200 40
100 - duới 200 30
Doanh thu thuần 50 - duới 100 20
(Đơn vị: tỷ đồng) 20 - duới 50 10
5 - duới 20 5
Duới 5 2
Trên 10 15
7 - duới 10 12
Nộp ngân sách nhà nuớc 5 - duới 7 9
(Đơn vị: tỷ đồng) 3 - duới 5 6
1 - duới 3 3
Quy mô Tổng điểm
Lớn 70 - 100
Vừa 30 - 69
Nhỏ Dưới 30
(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
44
Dựa trên kết quả đạt được về 4 tiêu chí trên của doanh nghiệp, CIC tiến hành cộng tổng điểm của 4 tiêu chí trên. Từ đó sẽ có kết luận về quy mô của doanh nghiệp là lớn, trung bình hay nhỏ dựa vào bảng qui ước sau:
Nông, lâm ngư nghiệp -Chăn nuôi
-Trồng trọt: Cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp,...
-Trồng rừng
-Khai thác lâm sản
-Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản -Làm muối
Công nghiệp -Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát.
-Sản xuất thuốc lá,dược phẩm,thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ,.
-Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, phương tiện giao thông vận tải.
(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
Tiếp theo là phân loại ngành nghề của doanh nghiệp. Tại CIC, phân loại doanh nghiệp theo ngành được thực hiện qua 2 bước:
□ Bước 1, phân chia các doanh nghiệp vào 4 ngành lớn, đó là: - Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp - Xây dựng - Thương mại
Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ được phân vào các ngành tương ứng dựa trên bảng hướng dẫn sau đây:
45
Xây dựng
-Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp. -Hạ tầng đô thị và nhà ở.
-Xây lắp, xây dựng cơ bản
Thương mại& dịch vụ
-Cảng sông, biên
-Khách sạn, nhà hàng, giải trí du lịch
-Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, văn hóa phẩm, mỹ phẩm, phương tiện giao thông vận tải,.
-In ấn, xuất bản sách, báo chí.
-Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông.
-Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. -Tư vấn môi giới
-Thiết kế thời trang, gia công may mặc. -Bưu chính viễn thông
Vận tải đường bộ, đường sông,đường biên, đường sắt, đường hàng không.
Các chỉ tiêu Trọngsố Thang điểm xếp loại
A B C D Sau
I. Các chỉ tiêu tài chính_________________________________________________
46
□ Bước 2, nhằm giúp cho việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính một cách cụ thể hơn CIC đã chia nhỏ nền kinh tế thành 8 lĩnh vực như sau:
- Trồng trọt, chăn nuôi
- Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp - Xây dựng
- Thương mại hàng hóa - Dịch vụ
- Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí) - Công nghiệp chế tạo
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Phương pháp phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp được áp dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng dựa trên sự kết hợp của phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn và phương pháp so sánh. Nguồn số liệu để phân tích chủ yếu nằm trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ tại ngân hàng và một số thông tin phi tài chính khác. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính, chuyên viên đánh giá có thể xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời, các chỉ tiêu tài chính cũng tạo điều kiện cho việc so sánh khả năng của doanh nghiệp giữa các thời kỳ và so sánh với các doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành.
Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau có những đặc thù riêng nên việc cho điểm các chỉ tiêu đối với từng doanh nghiệp của từng ngành cũng khác nhau. Quy mô doanh nghiệp khác nhau thì tác động của các chỉ tiêu khác nhau. Do vậy quá trình xây dựng bảng điểm chuẩn phải căn cứ vào cả hai yếu tố: ngành, quy mô doanh nghiệp.
Do tính chất quan trọng của các chỉ tiêu tài chính khác nhau, nhất là đối với ngân hàng; được nhìn nhận từ khía cạnh là nhà đầu tư vốn, ngân hàng luôn đánh giá các chỉ tiêu về doanh thu, kỳ thu tiền bình quân, luân chuyển hàng tồn kho là rất quan trọng, vì nó liên quan mật thiết đến việc thu hồi vốn và lãi các khoản vay. Chính vì thế, khi tính điểm của các tỷ số cho doanh nghiệp phải dùng đến phương
47
pháp trọng số để thể hiện chính xác việc cho điểm các chỉ tiêu tài chính, cũng như mức độ tác động khác nhau của các tỷ số tài chính đến khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp. Việc phân tích xếp loại doanh nghiệp ở đây đứng trên giác độ của người đầu tư vốn và đặt vấn đề an toàn là quan trọng, do đó, việc xác định điểm của trọng số thiên về khía cạnh đánh giá cao các chỉ tiêu an toàn vốn.
- Chỉ tiêu có mức độ tác động mạnh, trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp, ảnh hưởng nhiều đến an toàn vốn tín dụng ngân hàng bao gồm: Nhóm tỷ số về hoạt động, nhóm tỷ số về cân nợ. Các chỉ tiêu trên được xác định điểm trọng số ở mức cao nhất.
- Chỉ tiêu có mức độ tác động trung bình tuy quan trọng nhưng chưa thể hiện bản chất tài chính của doanh nghiệp nhất là không thể hiện rõ nét khả năng tạo ra tiền để hoàn trả vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, đây là các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này thuộc nhóm các "tỷ số về thu nhập". Điểm trọng số ở mức trung bình.
- Chỉ tiêu có mức độ tác động yếu hơn, tác động mang tính chất thời điểm, không thể hiện bản chất năng lực tài chính của doanh nghiệp, nhất là đối với tín dụng ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này gồm chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh. Các chỉ tiêu này có điểm trọng số ở mức trung bình và thấp.
Các chỉ tiêu thanh khoản_________________________________________________ 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Trungbình 5 4 3 2 1
2. Khả năng thanh toán nhanh_______ Thấp 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu hoạt động___________________________________________________
3. Luân chuyển hàng tồn kho Caonhất 5 4 3 2 1
4. Kỳ thu tiền bình quân Cao
nhất 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu cân nợ_____________________________________________________
6. Nợ phải trả / Tổng tài sản nhấtCao 5 4 3 2 1
7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở
hữu____________________________ nhấtCao 5 4 3 2 1
8. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân
hàng nhấtCao 5 4 3 2 1
Các chỉ tiêu lợi tức______________________________________________________ 9.Tổng lợi tức sau thuế/Doanh thu Trungbình 5 4 3 2 1 10.Tổng lợi tức sau thuế /Tổng tài
sản có__________________________
Trung
bình 5 4 3 2 1
11.Tổng lợi tức sau thuế / Nguồn vốn
CSH ________________________
Trung
bình 5 4 3 2 1
II. Các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi____________________________________
1. Khả năng thanh toán lãi vay Thấp 5 3 2 1 0
2. Dư nợ/NVCSH Thấp 5 3 2 1 0
3. Sự cố trong thanh toán tiền vay
Thấp Khôngcó nợ quá hạn Nợ quá hạn