Giải pháp đối với trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC)

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 111)

3.2.1.1. Mở rộng nguồn thu thập thông tin tín dụng của CIC

Thông tin của CIC thường xuyên được sử dụng bởi các TCTD. Một số TCTD xem việc có được thông tin từ CIC như là một yêu cầu bắt buộc trong việc đánh giá các

đơn xin cấp tín dụng. Mặc dù các TCTD khác chỉ sử dụng các thông tin này cho mục đích tham khảo nhưng vai trò của CIC trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời

là rất quan trọng vì CIC là trung tâm thông tin tín dụng duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Để nâng cao chất lượng và độ bao phủ của dữ liệu, CIC cần thiết phải thực hiện những

yêu cầu dưới đây để thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức có liên quan. a) Mở rộng mức độ bao phủ các tổ chức tín dụng báo cáo

Trách nhiệm đầu tiên của CIC là thu thập và lưu trữ các thông tin toàn diện về tín dụng. Để phát triển hoạt động của mình, CIC cần phải mở rộng mức độ bao phủ các TCTD báo cáo. CIC có trách nhiệm đôn đốc 100% TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài báo cáo tất cả các chỉ tiêu TTTD theo quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN.

b) Phát triển hệ thống trao đổi thông tin với đơn vị khác thuộc NHNN

- Thiết lập cơ chế thông tin phản hồi từ Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (CQTTGSNH) đến CIC.

Hiện tại, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không phản hồi thông tin của mình cho CIC. Trong số những thông tin mà NHNN CQTTGSNH thu thập từ các TCTD, có thông tin hữu ích cho CIC như dữ liệu vay nợ được phân loại theo các thời kỳ của khoản vay (ngắn, trung, dài) và đồng tiền của khoản vay (nội tệ, ngoại tệ). Việc tham khảo thông tin hai chiều giữa CQTTGSNH và CIC cần được thiết lập, mặc dù thông tin trao đổi có thể ở mức độ tổng hợp.

77

- Tăng cường trao đổi thông tin với các vụ, ban ngành liên quan như vụ Quản lý Ngoại hối; vụ Tín dụng các ngành kinh tế; vụ Dự báo, Thống kê; Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố

c) Thu thập thông tin từ các nguồn khác: Để làm phong phú thêm nội dung của các báo cáo quan trọng trong hoạt động cung cấp thông tin, CIC cần thêm các thông tin về khoản vay nước ngoài, thông tin về nộp thuế, thông tin về phá sản,...vì vậy CIC cần mở rộng thu thập thông tin từ các nguồn khác như:

- Các tổ chức tự nguyện: Các tổ chức khác có hoạt động cho vay, các công ty bảo hiểm, chứng khoán, thu hồi nợ, các công ty tiện ích... để thu thập thông tin về khách hàng vay trên nguyên tắc có đi có lại.

- Trực tiếp từ khách hàng vay (doanh nghiệp, cá nhân): Tổ chức thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng vay thông qua hệ thống đăng ký tín dụng của CIC, bao gồm: thông tin nhận dạng khách hàng, thông tin về những người hoặc doanh nghiệp có liên quan, thông tin về nhu cầu vay vốn, các thông tin khác.

- Bộ, Ngành, các tổ chức khác có chức năng quản lý dữ liệu về khách hàng, doanh nghiệp và dân cư

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Để nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng trước hết CIC cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng. Muốn nâng cao chất lượng thông tin tín dụng CIC cần thực hiện những giải pháp sau

- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Thống đốc NHNN về hoạt động TTTD của NHNN.

- Nghiên cứu đề xuất bổ sung, sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-NHNN nếu cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo hình thành cơ sở dữ liệu thống nhất về khách hàng vay. Ngoài ra,

- Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình xử lý, kiểm soát và cập nhật thông tin .

- Đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, quy chế phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

78

- Hoàn thiện cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và tuân thủ yêu cầu, chuẩn mực dữ liệu.

- Xây dựng quy trình xử lý, kiểm soát dữ liệu .

- Xây dựng quy trình kiểm tra, xác thực, chỉnh sửa sai sót dữ liệu. - Xây dựng quy trình đăng ký tín dụng của khách hàng vay

3.2.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

CIC đang phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình bao gồm kho dữ liệu và các công cụ xử lý. Để thực hiện nâng cao chất luợng của kho dữ liệu và phát triển sản phẩm mới, cơ sở hạ tầng của CIC cần phải đuợc nâng cấp từ các thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất luợng thông tin cũng nhu nhu cầu phát triển sản phẩm và dịch vụ trong tuơng lai sắp tới. Hệ thống thông tin CIC cần cung cấp một loạt các phần mềm ứng dụng có thể sử dụng cho việc phân tích của các TCTD, do đó nâng cao chất luợng và tính linh hoạt của dịch vụ đuợc cung cấp bởi CIC. Sáu vấn đề sau đuợc xem là những vấn đề cốt lõi trong việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của CIC:

(i) Tăng cuờng mức độ bảo mật và sẵn sàng của hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu và hoạt động hàng ngày củaCIC.

(ii) Tăng cuờng khả năng luu trữ và xử lý dữ liệu, thích ứng với khối luợng ngày càng tăng về dữ liệu trong dài hạn (khoảng 5-7 năm).

(iii) Ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với xu huớng phát triển của hệ thống công nghệ thông tin.

(iv) Phát triển một hệ thống để trao đổi thông tin với các tổ chức khác để thực hiện trao đổi thông tin hiệu quả trên cơ sở trao đổi lẫn nhau.

(v) Phát triển nhân sự công nghệ thông tin để có thể giám sát và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đã đuợc nâng cấp.

(vi) Phân bổ ngân sách cần thiết liên tục để duy trì hệ thống công nghệ thông tin luôn cập nhật.

Liên quan tới độ bảo mật hệ thống công nghệ thông tin đã đề cập ở trên, việc CIC thiết lập kế hoạch dự phòng để đối phó với việc hệ thống xuống cấp và giả mạo

—— Giai đoạn 2014-2015

Giai đoạn 2016-2O2O

79

dữ liệu truy cập từ bên ngoài tổ chức cũng rất quan trọng cần đuợc thực hiện.

3.2.1.4. Phát triển sản phẩm xếp hạng, chấm điểm tín dụng

CIC có hệ thống xếp hạng cho các doanh nghiệp chủ yếu từ phân tích các báo cáo tài chính và tình trạng nợ. Hơn 12.000 công ty đã đuợc xếp hạng trong năm 2014.

Báo cáo xếp hạng tín dụng đang đuợc sử dụng nhu một công cụ quan trọng để đua ra quyết định trong việc đánh giá khoản vay tại một số ngân hàng và cũng đuợc sử dụng

để tham khảo trong các ngân hàng khác. Nhu vậy, ảnh huởng của kết quả xếp hạng của

CIC có thể không đuợc chú trọng. Xếp hạng là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến

rủi ro danh tiếng của CIC, của NHNN một khi báo cáo xếp hạng đuợc sử dụng. Do đó,

các dịch vụ xếp hạng cần đuợc thực hiện rất cẩn thận trong việc thu thập thông tin và phân phối kết quả bởi các nhà phân tích có kinh nghiệm cùng với các nguyên tắc nghề

nghiệp đuợc quy định nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc xếp hạng của CIC nên đuợc tiến hành một cách khách quan dựa trên thông tin thực tế thu thập thông qua các TCTD và

các tổ chức khác. Đặc biệt, phải tránh tuyệt đối bất kỳ quan điểm chủ quan. Trong bối

cảnh này, CIC cần đua ra cơ sở của phuơng pháp xếp hạng, ví dụ nhu công thức tính toán việc xếp hạng, nên công khai tới nguời sử dụng. Một số giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm xếp hạng, chấm điểm tín dụng:

- Cải tiến, xây dựng phuơng pháp xếp hạng, chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Kết hợp kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam để hoàn thiện phuơng pháp phù hợp.

- Kết quả xếp hạng tín dụng và chấm điểm tín dụng của CIC có thể sử dụng làm chuẩn tham chiếu đối với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của các TCTD. Những TCTD chua có điều kiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể sử dụng công cụ trực tuyến của CIC để thực hiện xếp hạng, chấm điểm tín dụng khách hàng vay.

- Căn cứ vào kết quả xếp hạng, chấm điểm tín dụng, tính toán chỉ số vỡ nợ (PD) và xây dựng các báo cáo phân tích ngành, lĩnh vực, qua đó xây dựng các sản phẩm phù hợp yêu cầu của các đơn vị sử dụng.

- Sản phẩm này đuợc cung cấp qua hệ thống website của CIC. 80

Tổng số báo cáo tín dụng cung cấp cho TCTD / năm

3.500.000 6.000.000

Trong đó, có thông tin 80% 85%

Thời gian truy xuất báo cáo <10 giây <5 giây

Số doanh nghiệp được XHTD 40.000 80.000

Số khách hàng vay cá nhân được chấm điểm tín dụng

20% 80%

Số báo cáo tín dụng cung cấp trực tiếp người vay

CIC cũng cần phát triển thêm các sản phẩm liên quan tới xếp hạng, chấm điểm

tín dụng như:

Chấm điểm thông tin tín dụng (Bureau Score)

Chấm điểm tín dụng (Credit score) là một con số được gán cho một khách hàng

vay dựa vào năng lực và khả năng hoàn trả nợ của mình. Con số này nằm trong một phạm vi với một điểm số cao hơn cho thấy xác suất mà người vay trả nợ sẽ cao hơn. Số

điểm này được tính từ thông tin lịch sử tín dụng có sẵn nhờ sử dụng mô hình thống kê

hoặc các thuật toán toán học. Điểm tín dụng có thể được sử dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay theo nguyên tắc đơn giản chấp nhận hoặc từ chối hoặc theo các nguyên tắc định giá dựa trên cơ sở rủi ro phức tạp hơn và hạn mức tín dụng.

Các trung tâm thông tin tín dụng thường tính điểm tín dụng thông qua việc sử dụng ba tập tin dữ liệu lịch sử:

- Các tình huống vỡ nợ trong các giao dịch tín dụng trước đây; - Hành vi thanh toán tích cực;

- Các tìm kiếm, truy vấn trước đây.

Trong một số trường hợp, các mô hình có thể bao gồm khác các loại dữ liệu khác, chẳng hạn như:

81

- Dữ liệu của bên thứ ba (ví dụ, các bản án và phá sản);

- Dữ liệu nhân khẩu học (ví dụ, các thuộc tính cá nhân như tuổi);

- Dữ liệu địa lý- nhân khẩu học, thông tin tổng hợp tại mức độ địa phương.

Chấm điểm cho các khách vay cá nhân

Ở Việt Nam, CIC bắt đầu cung cấp các báo cáo chấm điểm của khách vay cá nhân từ tháng 2/2011, đã giúp TCTD đánh giá nhanh chóng đơn xin vay từ các cá nhân. Nhìn chung, thang điểm được xây dựng bằng cách sử dụng ba dữ liệu lịch sử sau: (i) không có khả năng trả nợ các giao dịch tín dụng trước đó, (ii) hành vi thanh toán tích cực (dòng dữ liệu thương mại), và (iii) tìm kiếm/yêu cầu trước đây. Mô hình chấm điểm có thể bao gồm các dữ liệu khác như dữ liệu bên thứ ba (phán xét của tòa án và thông tin phá sản), dữ liệu nhân khẩu (các đặc điểm của cá nhân nộp đơn như tuổi tác, mức thu nhập hàng năm, tổ chức người đó đang làm việc, số năm kinh nghiệm làm việc, hình thức làm việc, cư trú hay không, số năm cư trú, cơ cấu của gia đình) và dữ liệu địa lý.

Chấm điểm người lãnh đạo cần được tiến hành cẩn thận và chú ý tới những điểm sau đây:

- Khả năng quản lý

- Kinh nghiệm trong kinh doanh

- Thông tin thanh toán khoản vay, nếu có - Uy tín trong xã hội kinh doanh

Báo cáo về khả năng vỡ nợ

Khả năng vỡ nợ có thể đánh giá theo mức độ nào đó thông qua việc phân tích BCTC và ghi chép về tình hình trả nợ cuối kì. Báo cáo về khả năng vỡ nợ nên được lập bởi chuyên gia tài chính ngân hàng có kinh nghiệm. Khả năng vỡ nợ có thể được đánh giá theo các chỉ số sau:

- Thanh toán khoản vay không thường xuyên và không đúng hạn - Luân phiên thường xuyên các kỳ hạn vay

- Tăng bất thường về tài khoản phải thu / hoặc tài khoản hàng tồn kho - Tăng chỉ số nợ trên giá trị ròng

82 - Tranh chấp tòa án

Thêm vào đó, do ảnh hưởng mang tính nhạy cảm, báo cáo nên được lập một cách cẩn trọng để ngăn chặn rò rỉ thông tin cho bên thứ ba bên ngoài. CIC nên đưa ra chính sách và phương pháp rõ ràng trước khi bắt đầu báo cáo. Báo cáo này không cần phải lập riêng mà có thể đặt vào một cột đặc biệt của báo cáo tình trạng nợ.

Dịch vụ tư vấn giải pháp quản trị rủi ro

- Chủ động phát triển dịch vụ tư vấn, xây dựng các gói giải pháp quản trị rủi ro, xếp hạng tín dụng nội bộ cho các TCTD và doanh nghiệp lớn (mô hình, giải pháp, phần mềm).

- Phối hợp với các tổ chức TTTD quốc tế có uy tín để phát triển các dịch vụ tư

vấn quản trị rủi ro, XHTD nội bộ, chấm điểm tín dụng cá nhân và các dịch vụ khác theo quy định cho các đơn vị có nhu cầu.

Các sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác

Nghiên cứu xây dựng mới các sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác phục vụ cho việc quản trị rủi ro của các TCTD như: giải pháp xử lý hồ sơ vay và xác định hạn mức tín dụng; cảnh báo gian lận, hỗ trợ thu hồi nợ...

Bên cạnh đó, một số NHTM hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kiểm tra tính phù hợp của mô hình xếp hạng của họ bởi sự hạn chế các dữ liệu

có sẵn, hoặc dữ liệu không khách quan. CIC có thể hỗ trợ họ bằng cách cho phép sử dụng kho dữ liệu phong phú để đánh giá độ tin cậy của mỗi mô hình xếp hạng và so sánh

kết quả với kết quả đầu ra được thực hiện bởi mô hình đánh giá của CIC.

3.2.1.5. Hỗ trợ chiphí hỏi tin

Hiện nay, CIC đã và đang nghiên cứu các chính sách giảm giá sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm đẩy mạnh việc sử dụng các thông tin tín dụng, các kết quả xếp hạng tín dụng của các NHTM, các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng tin từ CIC. Một số giải pháp nhằm giảm chi phí sử dụng tin CIC có thể áp dụng trong thời gian tới như:

- Áp dụng các gói hỏi tin trọn gói theo tháng, quý, năm. Các gói hỏi tin không giới hạn số lượng bản hỏi như hiện nay.

83

- Có các chính sách giảm giá, khuyến khích đối với những đơn vị, cá nhân có số lượng bản hỏi tin lớn, thường xuyên sử dụng dịch vụ.

- Bên cạnh đó, CIC nên áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng, các dịch vụ tư vấn, xử lý thắc mắc của khách hàng nhanh chóng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

3.2.1.6. Tăng cường công tác marketing

CIC phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức để mọi đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt là các đối tượng trên thị trường tài chính thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng TTTD. Với các sản phẩm TTTD cung cấp ra sẽ giúp người cho vay chuyển hướng đầu tư theo kiểu truyền thống, dựa vào tài sản thế chấp và những đánh giá của bản thân sang kiểu cho vay khoa học hơn, dựa vào thông tin là chủ yếu. Đồng thời giúp cho người vay biết rõ được chính mình để có những tiếp cận tín dụng tốt hơn.

Bên cạnh đó, CIC đã chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong thời gian tới, khi Chính phủ cho phép thành lập Công ty TTTD tư nhân với những thế mạnh riêng có, thì CIC ngay trong giai đoạn này càng cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm đến các tổ chức, cá nhân có

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w