QUẢN TRỊ RỦI RO
1.3.1. Căn cứ pháp lý
Các căn cứ pháp lý gồm các quy định và hướng dẫn vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nước đối với việc sử dụng xếp hạng tín dụng như một công cụ quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Ngày 21/06/2006, Ngân hàng nhà nước mới có quyết định số 1253/QĐ- NHNN thay Quyết định 473/QĐ- NHNN ngày 28/04/2004- phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Đây là một bước tiến mới trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ mà còn góp phần đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng.
Theo quyết định trên, các ngân hàng thương mại cần xây dựng và triển khai xếp hạng tín dụng, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và có chính sách dự phòng rủi ro chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được áp dụng thử nghiệm ít nhất trong vòng một năm trước khi chính thức đưa vào thực hiện. Quyết định này hoàn toàn phù hợp theo quy định của
Chỉ số xếp hạng Mức độ rủi ro Phân loại
nhóm nợ Tỷ lệ tríchlập dự phòng
34
Basel II về vai trò của các cơ quan giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Sau một thời gian thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Một số ngân hàng thương mại đã được
Ngân hàng nhà nước phê duyệt xếp hạng tín dụng và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính (điều 7 của Quyết định 493), như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế.
1.3.2. Phương pháp sử dụng
Đối với quy trình xếp loại nội bộ tại các ngân hàng thương mại thì trước khi thực hiện phê chuẩn kết quả xếp hạng còn phải thực hiện một số bước theo hướng dẫn của Basel II như sau:
□ So sánh kết quả xếp loại nội bộ với xếp loại của các cơ quan xếp loại bên ngoài.
Mục đích không phải để xếp loại (hạng) tín dụng doanh nghiệp theo cách xếp loại của cơ
quan xếp loại (hạng) bên ngoài, mà để đưa ra một sự so sánh nhằm mục đích kiểm tra lại
quy trình xếp loại nội bộ đã thực hiện. Nếu có sự khác biệt trong kết quả xếp loại (hạng)
theo quy trình nội bộ với kết quả xếp loại của các công ty xếp loại (hạng) bên ngoài thì cần phải xem xét lại các tiêu chuẩn xếp loại của mình, có thể có điểm nào đó còn chưa phù hợp lại. Nhưng có thể khẳng định rằng việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại chỉ có thể được điều chỉnh theo hướng đi xuống chứ không bao giờ được nâng lên vì nguyên tắc chặt chẽ của các nhà ngân hàng.
□ Tiếp theo cần phải xác định khả năng vỡ nợ ước tính (EDP), mức độ tổn thất khi vỡ nợ (LGD) đối với các khoản vay... vì có sự khác nhau trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giữa các cơ quan thông tin tín dụng và các ngân hàng, nên các ngân hàng cần áp dụng hệ thống xếp tín dụng nội bộ 2 tầng. Trước trên là tầng xếp loại người vay dựa trên nguy cơ vỡ nợ của họ. Tầng thứ 2 là việc xếp loại phương tiện giúp xác định được phạm vi tổn thất trong trường hợp vỡ nợ, ví dụ như (i) "Mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ" (Loss given default - LGD), phụ thuộc vào cấp độ của phương tiện cho vay và giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay, và (ii) "Tổn
35
thất thông thường khi vỡ nợ" (Usage given default - UGD) đối với những khoản vay phụ thuộc vào bản chất của cam kết cho vay cũng như lịch sử xếp loại của người vay. Lưu ý rằng theo Hiệp ước Basel, các khoản cho vay cần phải được tính toán sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến. Tức là cần phải tính đến cả các yếu tố như khả năng vỡ nợ (PD), LGD và UGD.
1.3.3. Nội dung
1.3.3.1.Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/NHNN
Thông thường, chỉ số xếp hạng tín dụng đã có thông tin về mức độ rủi ro chung của doanh nghiệp. Sau khi so sánh kết quả xếp hạng của CIC và kết quả xếp hạng nội bộ (nếu có) sẽ đưa ra kết quả cuối cùng về chỉ số xếp hạng của từng doanh nghiệp. Ứng với mỗi chỉ số xếp hạng đều có mức rủi ro tín dụng, từ đó phân loại lại nhóm nợ cho khoản vay của doanh nghiệp
Dựa trên mức độ rủi ro của từng chỉ số xếp hạng và quy định phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493, đề xuất việc phân loại lại nhóm nợ và tỷ lệ trích dự phòng như sau:
Bảng 1.11 - Phân loại nợ và trích lập dự phòng theo mức độ rủi ro của kết quả
AAA+ Rủi ro thấp nhất ĩ 0%
AAA-/AA+ Rủi ro thấp ĩ 0%
AA-/A+ Rủi ro tương đối thấp 2 5%
A-/BBB+/BBB-/BB+/BB- Rủi ro trung bình 3 2o%
B+/B-/CCC+ Rủi ro cao 4 50%
Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay AAA
(AA+)
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
AA
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
A
( AA-)
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp) Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin BBB ( BB+) Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính
hiệu quả khi cho vay dài hạn. Kiểm tra khách hàng địnhkỳ nhằm cập nhật thông tin
BB
Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả. Việc cho vay mới hay các khoản cho vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ
Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm.
(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
36
1.3.3.2 Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để đánh giá và ra quyết định cho vay
Sau khi đưa ra chỉ số xếp loại (hạng) sẽ ứng dụng kết quả đó trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay. Có thể ví dụ về việc ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn của một ngân hàng tại bảng 1.13.
Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay
về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án vay vốn.
B ( BB-)
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.
Các khoản cho vay mới chỉ thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền vay.
Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.
CCC ( CC+)
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm.
CC
Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách hàng.
C ( CC-)
Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.
Xem xét phương án đưa ra toà kinh tế.
D ( C)
Không mở rộng tín dụng; tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm.
Xem xét phương án đưa ra toà kinh tế.
(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam)
38
để sử dụng chỉ số xếp hạng. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì sử dụng kết quả xếp hạng của CIC để làm căn cứ cho vay, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đưa ra một cái nhìn chung mang tính khái quát dưới góc độ lý luận về hoạt động xếp hạng tín dụng thông qua các khái niệm, các nguyên tắc, chỉ tiêu, phương pháp, quy trình xếp hạng tín dụng từ đó nêu ra vai trò của xếp hạng tín dụng đối với công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chương 1 cũng chỉ rõ cách sử dụng các kết quả xếp hạng tín dụng trong công tác phòng ngừa rủi ro phù hợp và hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại. Đây sẽ là tiền đề cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM.
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA CIC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM