MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 111)

3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động XHTD

Để hoàn thiện hệ thống XHTD tại các NHTM, cần phải rà soát và ban hành các văn bản quy định và huớng dẫn các tiêu chuẩn sử dụng trong XHTD. Các chỉ tiêu đánh giá phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhung không xa rời điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng thời, phải vừa đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tuơng lai. Kết quả XHTD phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Các chỉ tiêu tài chính đuợc đánh giá theo huớng dẫn của NHNN nhằm thống nhất trên phạm vi cả nuớc, hơn

93

nữa, số liệu tính toán của NHNN được hồi quy trên phạm vi rộng từ nhiều nguồn khác nhau sẽ sát với thực trạng các nhóm ngành, nghề hơn số liệu của từng NHTM, khi có biến động thì NHNN sẽ xem xét điều chỉnh và các NHTM theo đó để cập nhật lại. Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần phải ban hành các văn

bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển.

3.3.1.2. Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp CIC và là thành viên của Chính phủ quản lý về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Việc hình thành tổ chức XHTD chuyên nghiệp có vai trò rất lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phát triển, Việt Nam cần phải xây dựng tổ chức XHTD, có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp một cách khách quan, tạo được niềm tin với người sử dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình

dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín

nhiệm khách hàng chính xác hơn. Do vậy, ban lãnh đạo NHNN thường xuyên quan tâm

chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định đã được

Thống đốc ban hành, phối hợp chặt chẽ với CIC đẩy mạnh hoạt động TTTD, đặc

biệt là

đưa ra các biện pháp mạnh để nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể là:

(i) Hỗ trợ cho CIC và chỉ đạo các cục vụ liên quan sớm nghiên cứu xây dựng các nghị định để đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thông tin tín dụng của CIC nói riêng và tăng cường năng lực, phát huy tốt nhất hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng.

(ii) Tăng cường hơn nữa trang bị thiết bị tin học, phương tiện truyền thông, đầu

tư cả phần mềm hệ thống, phần mềm bảo mật, nghiệp vụ hiện đại tiên tiến, có công nghệ quốc tế để cho hoạt động của CIC nói riêng và hệ thống TTTD Việt Nam có bước

nhảy vọt, theo kịp các nước khu vực và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến. (iii) Chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN liên quan cung cấp cho CIC những

94

thông tin liên quan đến hoạt động TTTD đảm bảo nguồn tin kiểm soát dữ liệu cung cấp của các TCTD và đủ để phân tích đánh giá, giám sát hoạt động của TCTD.

(iv) NHNN Việt Nam cần chỉnh sửa quy chế phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực ngân hàng, trong đó có những quy định cụ thể, thật rõ ràng, nghiêm khắc để xử lý các truờng hợp chua chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo TTTD, đồng thời có khen thuởng kịp thời những guơng tốt và khuyến kích cá nhân làm tốt.

3.3.1.3. Kiến nghị Chính phủ xây dựng kho dữ liệu về doanh nghiệp đầy đủ, cập

nhật, chính xác

Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin về doanh nghiệp phục vụ công tác XHTD còn nhiều hạn chế. Rất khó có thể thu thập đuợc thông tin về một doanh nghiệp nào đó về các khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các tổ chức tín dụng....Ngoại trừ những doanh nghiệp đã đuợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì hồ sơ tài chính đuợc công bố công khai ra bên ngoài.

Để minh bạch hoá thông tin kinh tế, tạo nguồn thông tin cung cấp công khai cho các đối tuợng có nhu cầu đòi hỏi Nhà nuớc phải xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác.

3.3.2. Đối với doanh nghiệp vay vốn

Báo cáo xếp hạng tín dụng nói chung đuợc lập trên hai thông tin chính là báo cáo tài chính, thông tin phi tài chính và thông tin du nợ của doanh nghiệp trong hệ thống tổ chức tín dụng. Đối với nguời cho vay (các tổ chức tín dụng) thì thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp là rất khách quan và sẵn có nhung thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp thuờng thì lại là phần thông tin bất đối xứng của nguời cho vay. Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, nhà quản lý đại diện lợi ích của chủ sở hữu nên họ hành xử vì lợi ích của chủ sở hữu hơn là lợi ích của chủ nợ. Vì thế để đuợc nhận khoản tiền vay từ ngân hàng họ luôn có khuynh huớng khai khống tài sản, thổi phồng doanh thu và lãi, trong khi họ luôn tìm cách che giấu nợ và chi phí. Chính vì thế báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi đến ngân hàng để thẩm định vay vốn phần lớn đều có thông tin tài

95

chính sai lệch với sự thật tài chính của chính bản thân doanh nghiệp. Neu nguồn dữ liệu báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp không đúng sự thật thì tác động rất lớn đến số điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng. Xét về trực quan thì nguời cho vay tức là các ngân hàng thuơng mại sẽ là nạn nhân của rủi ro này, tuy nhiên hậu quả này về lâu dài doanh nghiệp sẽ hứng chịu (ảnh huởng trực tiếp đến hợp đồng tín dụng sau này của doanh nghiệp) khi các ngân hàng phát hiện sai lệch ở báo cáo tài chính. Những hậu quả này đuợc Graham et al. (2008), Arie L. Melnik, (2009) chỉ ra khi so sánh các khoản vay ngân hàng truớc và sau khi có thông tin công bố về báo cáo tài chính có sai lệch và cho thấy rằng các khoản vay sau khi có báo cáo tài chính sai lệch có sự chênh lệch cao hơn đáng kể về lãi vay, kỳ hạn ngắn hơn, khả năng cao hơn về tài sản đảm bảo và nhiều hơn nữa; và hạn chế giao uớc cho vay hơn truớc đây. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không vay đuợc vốn hoặc vay đuợc nhung chi phí vay quá cao dẫn đến thua lỗ và khi đó khoản nợ trở thành nợ xấu. Để khắc phục thông tin bất cân xứng này thì nguời cho vay (ngân hàng) luôn tìm biện pháp bảo về mình bằng cách yêu cầu bên đi vay cung cấp báo cáo tài chính đuợc kiểm toán. Để tăng niềm tin của nguời sử dụng đối với báo cáo tài chính của mình, các doanh nghiệp khi cung cấp báo cáo tài chính cho ngân hàng nên cung cấp báo cáo tài chính đuợc kiểm toán. Thực hiện đuợc điều này doanh nghiệp phải tốn chi phí cho kiểm toán, nhung đổi lại niềm tin của ngân hàng đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó dẫn đến việc tiếp cận vốn ở hiện tại và về lâu dài cũng dễ dàng hơn. Đồng thời góp phần đua ra đánh giá chuẩn xác về rủi ro khoản vay đảm bảo chất luợng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chuơng này đua ra các giải pháp để đẩy mạnh sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Chuơng này đã nêu rõ một số giải pháp mang tính chất gợi mở đồng thời cũng nêu lên những kiến nghị đối với các cơ quan chuyên trách để góp phần giảm thiểu rùi ro, hạn chế tối đa nợ xấu cho các NHTM.

96

KẾT LUẬN

Trong thời kì nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bởi vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thì ngay từ “cổng kiểm soát” các ngân hàng cần phải thực hiện tốt khâu “phòng bệnh”, tức là hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại, sàng lọc khách hàng cần thực hiện khoa học và hiệu quả, từ trước khi cấp tín dụng, chứ không phải đến khi xảy ra rủi ro mới lo xử lý hậu quả.

Hệ thống XHTD đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các TCTD, từ khâu đầu vào đến các bước quản lý, đo lường và theo dõi liên tục tín dụng, từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tư, từ những ứng dụng trực tiếp trong tín dụng đến các ứng dụng trong đánh giá chất lượng tài sản, dự phòng.

Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá và quản lý các khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, theo hiệp ước Basel thì các ngân hàng thương mại nên sử dụng chỉ số xếp hạng tín dụng của tổ chức thứ ba nhằm so sánh và đảm bảo tính khách quan trong quá trình thẩm định cũng như quản lý khoản vay của khách hàng. Nguồn thông tin xếp hạng tín dụng của CIC là nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy, là cơ sở để cho các tổ chức tín dụng khác tham khảo, so sánh với kết quả xếp hạng trên hệ thống xếp hạng của chính mình để có những tu chỉnh thích hợp, mặc dù các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng không giống nhau, nhưng kết quả xếp hạng cuối cùng không có chênh lệch quá lớn.

Tuy rằng xếp hạng tín dụng không phải là “thần dược” để đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai, nhưng hoạt động xếp hạng tín dụng là một đòi hỏi cần thiết, không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, NHTM cấp tín dụng cho khách hàng mà còn tác động cả đến nền kinh tế. Và trong kinh doanh ngân hàng phải biết “trong nguy có cơ”, bởi vậy, phải biết “sợ rủi ro, quản trị rủi ro để bước tới” mới có thể thành công.

97

chỉ số xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm thông tin tín dụng giúp các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế phát sinh nợ xấu. Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn còn hạn chế là chưa xem xét đến phương pháp xếp hạng tín dụng cũng các giải pháp sử dụng chỉ số xếp hạng tín dụng cá nhân, xếp hạng tín dụng tập đoàn tổng công ty tại Trung tâm thông tin tín dụng. Để hỗ trợ tích cực hơn cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay và nhằm hạn chế rủi ro tín dụng được toàn diện bao phủ các đối tượng khách hàng thì luận văn cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chưa giải quyết triệt để và cập nhật trong luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Tài liệu hệ thống xếp hạng tín dụng của Earn & Young

2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

4. Trung tâm thông tin tín dụng, Đề án phân tích và các mẫu sản phẩm

5. Trung tâm thông tin tín dụng, Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

6. Đinh Thị Hồng Thêu (2009), “Tính toán xác suất chuyển hạng của một số doanh nghiệp được xếp hạng tại Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam’”, luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng

7. Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 8. Lê Văn Tư (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

II. Tiếng Anh

9. Arie L. Melnik (2009), Financial Accounts Restatement and the Terms of Bank Loans

10. Graham et al (2008) ,Corporate misreporting and bank loan contracting

11. Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier (2006) , Credit Scoring for Vietnam’s retail banking marke

12. Moody's (2005), "Structured Finance Rating Transitions", ( www. moody. com)

Mã số Tên chỉ tiêu Mã số Tên chỉ tiêu

100

A. Tài sản ngắn hạn

(100=110+120+130+140+150)

300 A. Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 310 I. Nợ ngắn hạn

111 l.Tiền 311 1. Vay và nợ ngắn hạn

112 2. Các khoản tương đương tiền 312 2. Phải trả người bán

120 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 313 3. Người mua trả tiền trước

121 1. Đầu tư ngắn hạn 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

129 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 315 5. Phải trả người lao động

130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 316 6. Chi phí phải trả

131 1. Phải thu khách hàng 317 7. Phải trả nội bộ

132 2. Trả trước cho người bán 318 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 133 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 319 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

PHỤ LỤC

134

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

320 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 135 5. Các khoản phải thu khác 323 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 139 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 330 II. Nợ dài hạn

140 IV. Hàng tồn kho 331 1. Phải trả dài hạn người bán

141 1. Hàng tồn kho 332 2. Phải trả dài hạn nội bộ

149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 333 3. Phải trả dài hạn khác

150 V. Tài sản ngắn hạn khác 334 4. Vay và nợ dài hạn

151 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 335 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 152 2. Thuế GTGT được khâu trừ 336 6. Dự phòng trợ câp mât việc làm 154 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 337 7.Dự phòng phải trả dài hạn 158 5. Tài sản ngắn hạn khác 338 8. Doanh thu chưa thực hiện

200

B. Tài sản dài hạn (200 = 210 + 220 + 240 + 250

+ 260) 339 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 210 I- Các khoản phải thu dài hạn 400 B. Vốn chủ sở hữu (400 = 410 + 430)

211 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 410 I. Vốn chủ sở hữu

212 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 213 3. Phải thu dài hạn nội bộ 412 2. Thặng dư vốn cô phần

218 4. Phải thu dài hạn khác 413 3. Vốn khác của chủ sở hữu 219 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 414 4. Cô phiếu quỹ (*)

220 II. Tài sản cố định 415 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 221 1. Tài sản cố định hữu hình 416 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

222 - Nguyên giá 417 7. Quỹ đầu tu phát triển

223 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 418 8. Quỹ dự phòng tài chính

224 2. Tài sản cố định thuê tài chính 419 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

225 - Nguyên giá 420 10. Lợi nhuận sau thuế chua phân phối

226 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 421 11. Nguồn vốn đầu tu XDCB

227 3. Tài sản cố định vô hình 422 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

228 - Nguyên giá 430 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

229 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 431 1. Quỹ khen thuởng, phúc lợi 230 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 432 2. Nguồn kinh phí

240 III. Bất động sản đầu tư 433 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Một phần của tài liệu sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia VN trong công tác quản trị rủi ro của các NHTM VN thực trạng và giải pháp (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w