Chính sách tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu 1372 thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 35)

1.2. Cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại

1.2.3. Chính sách tín dụng trung và dài hạn

1.2.3.1. Chính sách lãi suất

Lãi suất cho vay phụ thuộc vào bốn yếu tố sau:

• Mức lãi suất chung trên thị trường.

• Số tiền vay: Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn có quy mơ lớn,lãi suất cho vay thường thấp hơn đối với các khoản cho vay cùng kỳ hạn nhưng có quy mơ nhỏ hơn. Lý do là các chi phí dàn xếp thẩm định và quản lý các khoản cho vay có quy mơ lớn rẻ hơn một cách tương đối so với các khoản vay nhỏ. Ngoài ra, do các khoản cho vay có quy mơ lớn thường được cấp ra cho

những khách hàng lớn, thường có ít rủi ro tín dụng.

• Thời hạn vay: Về ngun tắc, đối với cùng một loại người vay như nhau, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn vì tính thanh

khoản thấp, chi phí nguồn vốn cho vay cao và chứa đựng nhiều khả năng xuất hiện rủi ro hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn. Tương tự như vậy, các khoản cho vay trung và dài hạn có thời hạn càng dài thì lãi suất cũng có xu hướng càng cao.

hợp đồng cho vay có kèm thêm điều khoản lãi suất sàn và lãi suất trần để hạn chế bớt tính biến động của lãi suất, giảm rủi ro cho cả người cho vay lẫn người đi vay.

1.2.3.1. Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

• Thời hạn cho vay: Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, trừ trường hợp loại tín dụng tuần hồn, có hai trường hợp về thời hạn cho vay như sau:

+ Trường hợp khoản vay phát huy ngay hiệu quả sau khi số tiền vay được phát ra, thời hạn cho vay chính là thời hạn thu hồi nợ.

+ Trường hợp khoản vay, sau khi số tiền vay được phát ra, phải trải qua một thời gian mới phát huy hiệu quả, có khả năng trả nợ thì thời hạn cho vay ngoài thời hạn thu hồi nợ (bắt đầu lúc dự án phát huy hiệu quả) còn phải tính cả khoản thời gian này, thường được gọi là thời hạn ân hạn.

Công thức thường được dùng để ước lượng thời hạn thu hồi nợ là: Số tiền vay ban đầu

Thời hạn thu hồi nợ =

Số tiền thanh tốn vốn gốc hàng năm

• Kỳ hạn nợ: Các phương án lựa chọn đối với kỳ hạn trả nợ bao gồm: + Các kỳ hạn trả nợ đều nhau theo tháng, q hoặc năm.

+ Các kỳ hạn trả nợ có tính thời vụ.

+ Kỳ hạn trả nợ chỉ có một lần vào lúc kết thúc thời hạn vay.

23

loại khách hàng khác nhau, thời hạn cho vay khác nhau mà ngân hàng xác định kỳ hạn trả nợ khác nhau. Ngược lại, tuỳ theo khách hàng khác nhau, với khả năng thanh toán ở cá kỳ hạn khác nhau mà ngân hàng chấp nhận cho vay với thời hạn khác nhau. Để thực hiện được các vấn đề có tính ngun lý vừa nêu, ngân hàng thường tính tốn thời lượng của các phương án cho vay khác nhau để so sánh và lựa chọn phương án cho vay thích hợp nhất. Nếu khách hàng vay có mức độ rủi ro thấp ngân hàng có thể chấp nhận cho vay với thời lượng dài. Ngược lại, khách hàng có mức độ rủi ro cao thì ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay với thời lượng ngắn. Ứng với mỗi khách hàng có độ rủi ro nhất định, tương ứng với một thời hạn cho vay nhất định, muốn thay đổi thời lượng, ngân hàng có thể thay đổi kỳ hạn trả nợ. Ngược lại, có kỳ hạn trả nợ (theo tháng, theo quý.) ngân hàng có thể thay đổi thời lượng bằng cách thay đổi thời hạn cho vay.

1.2.3.2. Tài sản đảm bảo

Đối với các nước, tài sản bảo đảm thường dùng cho các khoản tín dụng tuần hồn là các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của người đi vay. Trong hai loại vừa nêu, các khoản phải thu thường được ngân hàng ưa thích hơn.

Đối với khoản cho vay tài trợ cho tài sản cố định thì tài sản bảo đảm có thể là bản thân tài sản hình thành từ tiền vay hoặc cũng có thể là tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đi vay như động sản, bất động sản...

Dù cho tài sản đảm bảo cho các khoản vay có là gì đi nữa thì tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu nợ thứ cấp mà thơi, nó khơng phải là cứu cánh trong cho vay của ngân hàng.

1.2.3.3. Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn

Các nguồn vốn được cho vay trung và dài hạn chủ yếu là vốn tự có của các Ngân hàng thương mại do góp vốn hoặc do tích lũy được trong q trình KD. Tuy nhiên nguồn vốn của các ngân hàng thường nhỏ bé trong khi nhu cầu vay trung và dài hạn lại rất lớn nên trong thực tế ngân hàng còn huy động thêm vốn

24

dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạn, nguồn huy động dài hạn định kì và nguồn ngắn hạn định kì. Theo quy định về các tỷ lệ an tồn trong hoạt động của tổ chức Tín dụng (QĐ số 457/2005/QĐ-NHNN), tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức Tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với Ngân hàng thương mại là 40%.

Ngồi ra ngân hàng có thể vay Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên vốn này cũng bị hạn chế do phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Nhà nước, nhất là trong những trường hợp như hiện tại khi lạm phát đang ở mức cao rất khó có thể thuyết phục được Ngân hàng Nhà nước cho vay.

1.2.3.4. Xử lý nợ q hạn

Khoản tín dụng có rủi ro là khoản nợ mang đặc trưng:

+ Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn tới có khả năng ngân hàng khơng thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

+ Giá trị tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) không đủ trang trải nợ gốc và lãi

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên được coi là nợ có vấn đề.

Hành động ngăn ngừa được tiến hành theo trật tự, kỹ lưỡng mới mong có kết quả, đó là: Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng (với các nội dung: cách tổ chức, bàn giao hồ sơ cho cán bộ quản lý rủi ro cao, chuẩn bị gặp gỡ khách hàng); gặp gỡ khách hàng; lập phương án ngăn ngừa (trong phương án quan trọng nhất là những giải pháp cụ thể) và cuối cùng là quá trình kiểm tra phương án khắc phục.

Khi q trình ngăn ngừa tỏ ra khơng thành cơng hoặc gặp nợ vay có vấn đề mà ý chí hợp tác cùng ngăn ngừa từ phía khách hàng kém hay lừa đảo, ngân

25

hàng phải thực hiện các biện pháp xử lý thông qua bộ phận truy hồi tài sản với một phương án xử lý cụ thể được lập cho các giải pháp cụ thể trong 2 nhóm biện pháp: Khai thác và thanh lý.

Một phần của tài liệu 1372 thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w