- Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế: Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế đều chịu tác động bởi những chính sách kinh tế xã hội tại từng thời kỳ tùy thuộc vào định hướng của Đảng, Nhà nước và tình hình kinh tế chung của Đất nước tại từng thời kỳ đó. Chính sách kinh tế sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế và quyết định xu hướng mở rộng hay thu hẹp, định hướng về ngành hàng, lĩnh vực trong từng thời kỳ. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và doanh nghiệp theo chiều h- ướng tương tự. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế toàn cầu. Những tác động đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng thông qua chính sách tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, các giới hạn về tỷ lệ cho vay,.... hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.
- Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý: Các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước, trong đó pháp luật có vai trò quan trọng là hành lang pháp lý để quy định quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp mà mỗi chủ thể trong nền kinh tế phải tuân thủ.
38
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đó là sự đồng bộ của các văn bản pháp luật, ý thức chấp hành, tôn trọng những văn bản quy định đó để đảm bảo hoạt động tín dụng trong ngưỡng an toàn, qua đó đảm bảo ổn định của nền kinh tế xã hội.
Quan hệ tín dụng Ngân hàng phải được pháp luật thừa nhận. Trong đó các văn bản quy chế, quy trình tín dụng phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển một cách lành mạnh, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ bình đẳng quyền và lợi ích cho các bên tham gia vào quan hệ tín dụng.
Hiện nay, ở nước ta hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ. Trong đó, còn quá nhiều văn bản nội dung chồng chéo nhau, mang tính chất chung chung không cụ thể dẫn tới khó áp dụng trong thực tế. Mặt khác, hệ thống pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống của người dân, chưa thiết thực dẫn tới khó triển khai một cách đồng bộ. Dẫn tới ảnh hưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành hàng, lĩnh vực, cũng như chính sách xuất nhập khẩu đã dẫn tới các doanh nghiệp không thích ứng kịp, hoặc là phương án đã triển khai trở nên không hiệu quả, hoặc là chưa kịp triển khai để thích ứng, phù hợp đều dẫn tới hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ kéo theo ảnh hưởng tới khả năng, năng lực trả nợ cho Ngân hàng dẫn tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách, các quy định thể lệ của Nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng cũng như doanh nghiệp, đó là tiền đề rất quan trọng để Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
Khối quan Khối Khối tác Khối quản lý Khối trực hệ khách quản lý nghiệp: Gồm nội bộ và hỗ thuộc: các hàng: gồm rủi ro: Phòng quản trợ: Phòng Kế Phòng các Phòng Phòng trị tín dụng, hoạch tổng giao dịch:
39
Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, dẫn tới nhu cầu vay tăng và ngược lại, môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ tạo tâm lý e ngại, muốn thu hẹp SXKD để bảo tồn vốn.
- Nhân tố môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên không trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng mà ảnh hưởng thông qua sự ảnh hưởng trực tiếp của nó tới các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ví dụ như nông nghiệp, lâm nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến bất lợi hay có lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT THĂNG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) được hình thành và phát triển trên nền tảng là một Phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương (sau này đổi tên là Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam) để cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho việc xây dựng cầu Thăng Long, đến năm 1991 được thành lập và đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi gần nhất số 315370 ngày 12/01/2009, là một trong 112 chi nhánh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Với nhiệm vụ kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tín dụng, tiền tệ dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới
Tại thời điểm thành lập Chi nhánh có 3 phòng chức năng, tổng tài sản 200 tỷ đồng và chỉ có 22 cán bộ nhân viên, trụ sở chính đặt tại Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội. Sau 20 năm hoạt động và không ngừng phát triển. Hiện tại tổng tài sản của Chi nhánh Thăng Long đạt trên 3.000 tỷ đồng với đội ngũ lao động lên đến hơn 150 người, với các phòng chức năng riêng biệt và mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm khá rộng. Trụ sở chính hiện tại của Chi nhánh đặt tại Số 8 - đường Phạm Hùng - quận Cầu Giấy - Hà Nội.
Hiện nay BIDV đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới TA2 đây là một mô hình hiện đại, tiên tiến với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tề, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam á.
Tổ chức của BIDV Thăng Long bao gồm Ban Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ sau:
- Giám đốc chi nhánh. - Phó Giám đốc chi nhánh
- Phòng dịch vụ ngân quỹ.
- Phòng giao dịch KHDN, Phòng giao dịch KHCN. - Phòng Thanh toán Quốc tế
- Phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Phòng Quan hệ KHDN, Phòng Quan hệ KHCN. - Phòng Tổ chức hành chính.
- Các phòng ban khác.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh:
Quan hệ quản lý Phòng dịch hợp, Tổ điện 1,2,3,4,5, khách hàng doanh rủi ro vụ khách hàng doanh toán, Phòng tài chính - Kế ,8,9,10
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ST % So với năm 2009 ST % So với năm 2010 ST % ST % ST % 41
2.1.3. Các hoạt động cơ bản và kết quả đạt được của Chi nhánh
Hiện tại, Chi nhánh Thăng Long cung cấp khá đầy đủ các hoạt động ngân hàng cơ bản bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng đầu tiên của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn đầu vào quan trọng để cho vay và đầu tư khác. Do vậy cũng như các ngân hàng khác, Chi nhánh NH ĐT&PT Thăng Long cũng xác định mục tiêu quan trọng hằng năm là đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân 10% - 15% so với năm trước. Dựa vào những thế mạnh vốn có với hệ thống phòng giao dịch nằm ở vị trí đông dân cư, thu nhập bình quân đầu người cao, Chi nhánh NH ĐT&PT Thăng Long ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch làm cho tốc độ huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng và đạt được kết quả sau:
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV THĂNG LONG QUA CÁC NĂM 2009, 2010, 2011
Tổng nguồn vốn
huy động 3,159 0 10 3,593 100 434
13.7 4 3,98
6 100 3 39 11
I. Theo thời gian
1. Ngắn hạn 2,34 6 74 .2 2,549 7 T 203 9“ 3,08 6 77.4 53 7 21.1 2. Trung dài hạn 81 3^^ 25 .8 1,044 2 9" 231 2 T 900 22.6 -144 -13.8
II.Theo đối tượng
1. Tiền gửi của dân cư 1,14 9 36 .3 1,348 37.5 199 17 1,85 4 46.5 50 6 37.5
2. Tiền gửi của TCKT, TCTD 2,01 0 63 .7 2,245 62.5 235 12 2,13 2 53.5 -113 -5.03 42
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ST % So với năm 2009 ST % So với năm 2010 ST % ST % ST % Tổng dư nợ cho vay 2,779 100 3,669 100 890 32.03 2,512 100 -1,157 - 31.53 I. Theo thời gian
1. Ngắn hạn 2,183 78. 5 2,772 75.5 589 27 1,794 71.4 -978 - 35.28 2. Trung dài hạn 596 21. 5 897 24.5 301 51 718 28.6 -179 - 19.96
II.Theo loại tiền
1. Cho vay VNĐ 2,321 83.
5
2,866 78 545 23 1,937 77 -929 -
32.41
2. Cho vay ngoại 458 16.
5
803 22 345 75 575 23 -228 -
28.39
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long 2009 -2011)
BIỂU ĐỒ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV THĂNG LONG
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long 2009 -2011)
Năm 2010 tổng số dư huy động vốn của BIDV Thăng Long đạt 3,593 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch cả năm 2010, tăng 434 tỷ đồng so với năm 2009 (tỷ lệ tăng tương ứng là 13.74%). So sánh với các ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy nói chung thì con số này là cao hơn do chi nhánh khác chỉ tăng có 10.5%. Sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 3,986 tỷ đồng tăng 393 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 11%. Trong khi các ngân hàng trên cùng địa bàn chỉ đạt tốc độ tăng 3% - 10% thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh đạt tỷ lệ cao. Trong 3 năm từ 2009 đến 2011, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt
43
động kinh doanh ngành Ngân hàng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn thì những số liệu về tổng nguồn huy động vốn qua từng năm ở trên của BIDV Thăng Long cho thấy Chi nhánh luôn có sự cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả tốt. Có được thành quả này là do Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai các sản phẩm tiền gửi tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tăng cường công tác chăm sóc và tiếp thị khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh lại tận dụng khá tốt về lợi thế vị trí các phòng giao dịch của mình là tọa lạc trên địa bàn quận Cầu Giấy, Mỹ Đình, Từ Liêm, Đống Đa. (Nơi đang dần trở thành trung tâm thương mại, hành chính của Hà Nội). Chính những điều này đã góp phần duy trì sự ổn định, tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV Thăng Long.
- Hoạt động cho vay
Kết quả hoạt động cho vay của BIDV Thăng Long được biểu hiện cụ thể dưới đây.
BẢNG 2.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA BIDV THĂNG LONG
tệ quy đổi VNĐ ^∏L Theo đoT tượng KH 1. Dư nợ bán lẻ 431 15.5 749 20.4 318 74 756 30 7 0.93 2. Dư nợ TCKT ---ĩ---2,348 84.5 2,920 79.6 572 24 1,756 70 -1,164 -39.86 44
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch thu chi trước DPRR 112 120 133 Trích DPRR trong năm 47 50 61 Lợi nhuận trước thuế 65 70 72
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long 2009 -2011)
BIỂU ĐỒ 2.2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV THĂNG LONG
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long 2009 -2011)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có sự biến động khác nhau qua các năm. Năm 2009, tổng dư nợ cho vay là 2,779 tỷ đồng, năm 2010 dư nợ cho vay là 3,669 tỷ đồng, tăng 890 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với tốc độ tăng là 32.03%, năm 2011 dư nợ cho vay lại giảm tương đối mạnh là 1,157 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ giảm 31.53%. Dư nợ tín dụng năm 2010 của chi nhánh tăng lên so với 2009.
- Tình hình các hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay, BIDV Thăng Long còn thực hiện các hoạt động khác như: thực hiện các loại hình bảo lãnh cho các TCKT, hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối.. .Các hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối được BIDV Thăng Long ngày càng chú trọng. Hoạt động bảo lãnh luôn đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Phí bảo lãnh Chi nhánh thu về qua từng năm luôn trên 20 tỷ đồng.
45
Ngoài ra, BIDV Thăng Long cũng chú trọng tới các công tác xã hội như: ủng hộ người nghèo, giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ đồng bào bão lụt .. .và tham gia các hoạt động tập thể, tổ chức các hoạt động cho nhân viên tham gia các buổi giao lưu, toạ đàm với chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống BIDV, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh BIDV Thăng Long cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH THĂNG LONG
Nhìn vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm. Dù mức tăng trưởng là không nhiều nhưng nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên BIDV Thăng Long trong thời kỳ kinh tế đất nước còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Do dư nợ vay của một số khách hàng lớn tại Chi nhánh từ những năm trước đã chuyển quá hạn thành nợ xấu từ năm 2010 nên mức trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh trong 2 năm 2010, 2011 là khá cao. Năm 2011, dù Chi nhánh có chủ trương hạn chế trong hoạt động tín dụng nhưng lợi nhuận của năm này vẫn đạt cao hơn 2010. Thực tế cho thấy dù dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2011 có tăng cao thì lợi nhuận thu được từ mảng này cũng không được nhiều như các năm trước đây. Điều này là do mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là không nhiều. Chi nhánh là một đơn vị kinh doanh trực thuộc hệ thống Ngân hàng
46
ĐT&PT Việt Nam nên chính sách về lãi suất vẫn do Hội sở chính điều phối. Trong khi đó BIDV lại luôn là lá cờ đầu trong việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các cá thể, tổ chức vay vốn. Mức lãi suất cho vay của BIDV luôn là thấp nhất so với các Ngân hàng khác trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP. Nhưng mức lãi suất huy động vốn của Chi nhánh lại không được quá thua kém so với các