Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu

Một phần của tài liệu 1372 thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

2.2.1. Quy trình tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã ban hành được một hệ thống văn bản, chính sách cho hoạt động tín dụng trung dài hạn như Quy định số 1052/QĐ, 641/QĐ ... Nhìn chung, trình tự cấp tín dụng được quy định chặt chẽ, rõ ràng, tiện lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hệ thống văn bản đã được chi nhánh vận dụng, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Chi nhánh. Các sản phẩm cho vay dần được chuẩn hóa và cụ thể hóa do vậy cũng làm giảm bớt thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng phục vụ giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong quy trình cho vay trung dài hạn tại BIDV Thăng Long được thực hiện tương tự như quy trình cho vay được nêu trong chương 1, nhưng nội dung chi tiết trong quy trình thì tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án, tùy từng khách hàng và điều kiện thực tế các bước có thể rút ngắn.

47

Có thể tóm tắt quy trình trên như sau Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

Khi khách hàng đến các phòng quan hệ để đề cập tới vấn đề vay trung dài hạn. Cán bộ tại mỗi phòng quan hệ khách hàng có trách nhiệm:

- Hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ có liên quan bao gồm: + Hồ sơ vay vốn:

• Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

• Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có).

• Các QĐ, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan về chế độ ưu đãi, hỗ trợ của các cấp, nghành, địa phương có liên quan (nếu có).

• Phê chuẩn báo cáo đánh giá các tác động môi trường, phòng cháy cháy nổ, đối với những dự án có yêu cầu.

• Quyết định giao đất, cho thuê đất; hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng để thực hiện dự án (nếu có).

• Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có).

• Thông báo kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp có thẩm quyền, đối với những dự án vay vốn theo kế hoạch của nhà nước

• Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư, đối với doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty.

• Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện dự án, đối với dự án đang được tiến hành đầu tư.

48 của dự án (nếu có).

• Giấy phép xây dựng, đối với công trình yêu cầu phải có giấy phép XD.

• Các văn bản đã có hoặc bổ sung sau liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án như: phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu (nếu có).

• Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị, văn bản phê duyệt hợp đồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng tư vấn (nếu có).

• Các giấy tờ khác liên quan đến dự án đầu tư, mục đích sử dụng tiền vay và bảo đảm dự án được triển khai hợp pháp.

+ Hồ sơ pháp lý:

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

• Điều lệ doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải có điều lệ

• Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, đăng ký mã số xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

• Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (hoặc giám đốc) và kế toán trưởng (nếu có)

• Các văn bản, giáy tờ pháp lý khác đối với từng loại hình doanh nghiệp và các giấy tờ khác có liên quan.

+ Hồ sơ kinh tế:

• Báo cáo tài chính định kỳ, lập theo mẫu của Bộ tài chính, gồm có: -> Bảng cân đối kế toán.

-> Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -> Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

-> Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thời hiêu của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính quý gần nhất và 3 năm liên tục gần nhất hoặc từ khi thành lập nếu hoạt động chưa tới 3 năm.

49

• Báo cáo nhanh tài chính không quá 3 tháng tính từ thời điểm xin vay.

• Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

• Báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng (nếu có).

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.

Bước 2: Hồ sơ sau khi thu thập đầy đủ, cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành thẩm định dự án và lập báo cáo đề xuất tín dụng

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, tiến hành đi thẩm định thực tế hoạt động sản xuất doanh của khách hàng, thu thập hỏi thêm thông tin về khách hàng. Về tiến hành thẩm định về mặt hồ sơ, lập báo cáo đề xuất tín dụng. Trong cho vay trung dài hạn nội dung thẩm định cũng tập trung vào 2 nội dung chính như sau:

• Thẩm định hoạt động SXKD của công ty, trong đó bao gồm:

+ Thẩm định thông tin phi tài chính của doanh nghiệp: Bao gồm thông tin pháp lý trong đó tập trung vào vốn điều lệ, vốn thực góp, chủ sở hữu thực chất, người đại diện pháp luật; thông tin về nhóm công ty/cá nhân có mối quan hệ liên quan với khách hàng vay vốn; thông tin về sản phẩm/dịch vụ trong đó làm rõ về sản phẩm mà công ty kinh doanh trong đó sản phẩm chính là gì, tỷ lệ doanh thu /sản phẩm, tính năng của sản phẩm, những sản phẩm mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới...; thông tin về thị trường trong đó có 2 nội dung chính là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra trong mỗi loại trong đó cần làm rõ mối quan hệ và thời gian quan hệ, doanh số mua bán giữa hai bên, những chính sách ưu đãi (nếu có). để từ đó đánh giá được thị trường đầu vào đầu ra hiện tại của doanh nghiệp; hình thức phân phối; sản xuất/công nghệ ( nếu có ); nguồn lực nhân sự và cơ cấu phòng ban.

+ Thẩm định thông tin tài chính của doanh nghiệp: Thông qua các báo cáo tài chính đã thu thập được nêu ở bước 1, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện:

50

bản như khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, khoản phải trả, nợ vay và vốn chủ sở hữu. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá doanh thu, chi phí, lợi nhuận

->Thực hiện định hạng khách hàng để xếp loại tương ứng và tính toán các chỉ tiêu về các chỉ số của DN. Phân tích các chỉ số của doanh nghiệp.

Dựa trên kết quả thẩm định phi tài chính, tài chính để đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phần phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, có giai đoạn hết sức quan trọng, kết quả của giai đoạn này làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình doanh nghiệp, là cơ sở để có chính sách cụ thể áp dụng đối với khách hàng trong trường hợp được phê duyệt cho vay. Đó là giai đoạn thực hiện định hạng tín dụng.

Việc thực hiện định hạng tín dụng cho khách hàng trên cơ sở thông tin phi tài chính và Báo cáo tài chính. Việc xếp hạng này không nhằm mục đích phân nhóm nợ cho khách hàng và việc phân nhóm nợ của khách hàng vẫn phụ thuộc vào khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay của khách hang, nhằm mục tiêu để làm cơ sở cho các định hướng chính sách cụ thể nêu trên và ngoài những mục tiêu đó, mục tiêu cơ bản của việc định hạng này nhằm phân loại nhóm nợ khách hàng ngay từ khi xếp hạng ban đầu, chưa thực hiện phát vay. Mục đích này được đưa ra nhằm đánh giá khách hàng một cách sát thực hơn, ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra đối với khách hàng để từ đó có chính sách thanh lọc khách hàng ngay từ đầu nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Theo phương pháp này khách hàng sẽ được chấm điểm trên cơ sở hai bộ chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trong chỉ tiêu tài chính, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ thực hiện nhập báo cáo (BCĐKT, BCKQKD) đã được kiểm toán hoặc báo cáo thuế của doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất.

51

đóng vai trò rất quan trọng, giúp ngân hàng ra quyết định cho vay một cách chính xác trên cơ sở đó đảm bảo khả năng chi trả gốc lãi của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như an toàn cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế. Kết quả thẩm định chính xác cũng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có những thông tin ra quyết định đầu tư vào những dự án có hiệu quả.

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Thẩm định tổng vốn đầu tư: Thẩm định tổng vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng, việc thẩm định đúng tổng vốn đầu tư sẽ giúp dự án triển khai khả thi trong thực tế, đứng trên góc độ ngân hàng việc thẩm định tổng vốn đầu tư chính xác sẽ xác định được nhu cầu cần thiết phải tài trợ của ngân hàng. Nhiệm vụ của cán bộ quan hệ khách hàng là xem xét xem tổng vốn đầu tư đó đã hợp lý hay chưa, chủ đầu tư đã tính đủ các hạng mục cần thiết để triển khai dự án hay chưa, đã tính đến những thay đổi về giá cả, phát sinh thêm khối lượng hay chưa... Việc xem xét này cần dựa trên cơ sở điều tra thị trường, những dự án tương tự, kết quả phê duyệt của các cấp có thẩm quyền..

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ: Cán bộ quan hệ khách hàng xem xét tiến độ thi công từng giai đoạn để xác định nhu cầu vốn tương ứng cho mỗi giai đoạn đó. Các nguồn vốn tham gia đáp ứng nhu cầu vốn từng giai đoạn, để từ

đó có cơ sở dự báo tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay, thời gian vay trả để đảm bảo khả năng cân đối nguồn.

- Xác định nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án, phải thẩm định lại cơ sở của các nguồn đầu tư, trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để xem xét nguồn vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án. Việc xác định các nguồn vốn đầu tư vào dự án nhằm đánh giá tính khả thi trong việc triển khai dự án

52

Dựa vào các phân tích đánh giá trên phương diện kỹ thuật, phương diện thị trường và các yếu tố khác có liên quan để kiểm tra lại các thông số đầu vào của dự án làm cơ sở tính toán hiệu quả tài chính dự án.

+ Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu của các nguồn vốn để đưa vào chi phí vốn đầu tư ban đầu, trên cơ sở đó xác định tổng mức khấu hao hàng năm, gốc lãi vay vốn cố định.

+ Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tìm hiểu thị trường về giá cả, đặc tính kỹ thuật, tham khảo hợp đồng ký quy định giá ... để xác định chi phí dự án.

+ Trên cơ sở đánh giá thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, sản lượng của dự án để đưa vào tính hiệu suất sử dụng của dự án để từ đó tính toán doanh thu của dự án

+ Nghiên cứu chế độ thuế hiện hành để xác định nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án đối với ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở những nội dung nêu trên lập bảng tính báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối trả nợ hàng năm, bảng chỉ tiêu hiệu quả tài chính, bảng phân tích độ nhạy của dự án. Để tiện trong quá trình tính toán các chỉ tiêu nêu trên lập các bảng tính trung gian như bảng khấu hao cơ bản, bảng kế hoạch trả nợ vốn vay trung hạn, bảng tính kế hoạch vay vốn ngắn hạn.

Trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh, bảng tính khấu hao cơ bản và trả nợ để tính dòng tiền của dự án, dòng tiền sinh lợi vốn tự có để làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án.

Theo cách tính hiện tại của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam : Dòng tiền của dự án được tính = tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án + lợi nhuận sau thuế hàng năm + khấu hao cơ bản hàng năm.

Dòng tiền của dự án là cơ sở để tính chỉ tiêu NPV, IRR

Dòng tiền sinh lợi vốn tự có được tính = vốn tự có đầu tư ban đầu + Lợi nhuận sau thuế hàng năm + khấu hao cơ bản hàng năm - gốc vay đầu tư tài sản cố định hàng năm.

53

Dòng tiền sinh lợi vốn tự có là cơ sở để tính chỉ tiêu ROE

Chỉ tiêu đánh giá về khả năng trả nợ dài hạn của DA được tính bằng CT: LNST + KHCB + Lãi vay trung dài hạn

DSCR= --- Trả nợ gốc TDH + lãi TDH hàng năm

Nguồn trả nợ hàng năm được tính bằng: Khấu hao cơ bản hàng năm + Lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Bảng tính hiệu quả của dự án, dòng tiền của dự án căn cứ vào những thông số đầu vào của bản thân dự án. Trong trường hợp khi tính toán khả năng cân đối nguồn trả nợ từ bản thân dự án không đủ, các nguồn bổ sung khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ những nguồn tiền khác ngoài dự án được xem là nguồn trả bổ sung không ảnh hưởng tới các chỉ số của dự án. Nguồn tiền bổ sung này sẽ được đưa vào bảng cân đối trả nợ để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Phân tích rủi ro của dự án: Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đi vào sản xuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau do nguyên nhận chủ quan hoặc khách quan, việc tính toán khả năng tài chính của dự án chỉ sát thực khi không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các loại rủi ro có thể xảy ra là rất quan

trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiếu. Trong một dự án vay vốn có một số loại rủi ro chủ yếu sau:

- Rủi ro cơ chế chính sách - Rủi ro tiến độ thực hiện

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán - Rủi ro về cung cấp

Dư nợ chi nhánh Dư nợ TDH KHDN ≤ 22,6%

Tỷ lệ cho vay trung hạn ≤ 42%

54 - Rủi ro về môi trường và xã hội

- Rủi ro kinh tế vĩ mô

Mỗi loại rủi ro trên đều có biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện - đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư, hoặc do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện - đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp. Tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà cán bộ quan hệ khách hàng tập trung phân tích đánh giá và đưa ra

Một phần của tài liệu 1372 thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w