DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG
3.2.1.Giải pháp trực tiếp
3.2.1.1.Nâng cao chất lượng thẩm định
Nâng cao hơn nữa việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án vay, thẩm định dự án trước khi cho vay là vấn đề then chốt trong công tác TD.
Thẩm định dự án nhằm kiểm tra khẳng định lại những chi tiết kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư như: qui mô đầu tư, thiết bị công nghệ, năng lực công suất máy móc, khối lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ...trên cơ sở đó để đi đến đầu tư.
BIDV Thăng Long trong thẩm định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để hoàn thiện hơn thì Ngân hàng cần chú ý, ngoài việc kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của văn bản hồ sơ pháp lý về KD, về dự án vay, thẩm định tính hiện thực, tính khả thi của các dự án tạo tiền đề từ đó có dự báo về hiệu quả, khả năng vay trả.
Thông thường khi đi vay vốn người đi vay đã tính toán hiệu quả kinh tế, tính toán nguồn vốn và khả năng vay trả của dự án. Với giác độ là người cho vay vốn, Ngân hàng phải thẩm định, kiểm tra lại các cơ sở của việc luận lý, tính
74
toán của người vay vốn. Không chỉ dừng lại ở tính toán của người vay mà Ngân hàng luôn luôn phải đặt các vấn đề phản biện lại các cơ sở lập luận và cơ sở tính toán của người vay để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của dự án. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp của dự án vay có quan hệ hữu cơ khăng khít và thường quyết định khả năng vay tốt hay xấu của dự án. Nhưng nếu Ngân hàng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu hiệu quả của khoản vay thì chưa đủ mà điều kiện quan trọng là: Trả nợ bằng nguồn vốn nào, nguồn vốn trả nợ có bảo đảm không, trả nợ trong bao nhiêu lâu, lịch trả nợ như thế nào?
Vì vậy, ngoài việc thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án vay, Ngân hàng cần phải chú trọng kiểm tra các nguồn vốn đã trả nợ, thời hạn trả nợ, hiện thực khả thi, lịch trả nợ trả lãi cụ thể.
75
3.2.1.2. Tăng cường huy động vốn đặc biệt là vốn trung dài hạn
Hiện tại, tại Chi nhánh nhu cầu vay vốn trung dài hạn vẫn rất lớn, tuy nhiên bị hạn chế về mặt nguồn vốn huy động, thực tế huy động tại ngân hàng hiện tại huy động kỳ hạn dưới ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Huy động tổ chức kinh tế chủ yếu từ các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng nên dòng tiền không ổn định vào nhanh ra cũng nhanh. Trong khi hiện nay, quy định mới của Ngân hàng nhà nước các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thay vì 40% như trước đây. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay trung dài hạn ở hai khía cạnh. Thứ nhất, về mặt huy động nguồn sự cạnh tranh thu hút tiền gửi TDH trên thị trường Ngân hàng sẽ xẩy ra khốc liệt hơn. Thứ hai, về mặt cho vay, room cho vay trung dài hạn của Ngân hàng cũng vì vậy mà bị thu hẹp lại nếu ngân hàng không có nguồn huy động vốn trung dài hạn dồi dào. Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng trung dài hạn điều cần cần thiết và tiên quyết là ngân hàng phải có giải pháp thu hút nguồn huy động trung dài hạn từ thị trường. Một trong số những giải pháp đó là:
+ Đối với nguồn vốn dân cư: Hiện tại, tại Chi nhánh áp dụng lãi suất và kỳ hạn tiền gửi thống nhất trên toàn hệ thống BIDV. Trong thời điểm mà cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế thay đổi diễn biến nhiều chiều. Để có thể thích ứng với những sự thay đổi đó của tình hình kinh tế trong nước nói chung cũng như thị trường ngân hàng nói riêng đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có những giải pháp hết sức kịp thời và linh hoạt để có thể theo kịp với những diễn biến của thị trường, có như vậy mới có thể tồn tại, trụ vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Tâm lý của người dân Việt Nam chủ yếu vẫn hướng tới giá mà họ được hưởng (tức là lãi suất huy động đầu vào), lãi suất huy động đầu vào cao sẽ thu
76
hút được lượng tiền gửi nhiều và ngược lại. Do vậy, ngân hàng muốn tập trung vào phát triển huy động nguồn vốn trung dài hạn thì cần có những chính sách lãi suất đặc biệt ưu đãi với kỳ hạn này. Cụ thể, Quy định mức lãi suất cao hơn hẳn lãi suất so với những kỳ hạn dưới, mức lãi suất có tính tới yếu tố lạm phát danh nghĩa - với những kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao với lãi suất cố định hoặc điều chỉnh, hoặc áp dụng lãi theo phương thức lãi bậc thang... Song song với mức lãi suất, ngân hàng cần có những quy định về hình thức gửi rút linh hoạt để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền ví dụ lãi cộng vào gốc, lãi rút định kỳ - áp dụng đối với những khách hàng cần cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng.., đối với những khách hàng gửi kỳ hạn dài nhưng có nhu cầu rút trước hạn và đạt được thời gian gửi ở một số mức nhất định nên áp dụng hình thức lãi thực hưởng.
Ngân hàng cần có nhiều những chính sách khuyến mãi hơn nữa dưới các hình thức tặng quà, tặng tiền, cộng vào lãi suất gửi..
+ Đối với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức - kinh tế:
/+. Kích thích lại hoạt động của các khách hàng ngủ quên: Những khách hàng được liệt kê vào danh sách khách hàng ngủ quên là những khách hàng có số dư tiền gửi thanh toán trung bình tháng nhỏ hơn 1 triệu đồng /100USD, không phát sinh bất cứ giao dịch tiền gửi có kỳ hạn, chuyển tiền, tài trợ thương mại, tín dụng trong 3 tháng liên tục gần nhất. Để giải quyết vấn đề này chủ trương đó là giao chỉ tiêu xuống cho từng phòng, ban, phải có các giải pháp nhằm kích thích lại hoạt động của các khách hàng ngủ quên bằng nhiều hình thức: gọi điện, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp, chăm sóc khách hàng trong đó chào bán những sản phẩm đơn giản nhất, dễ sử dụng, nhiều tiện ích với ưu đãi về phí sử dụng dịch vụ, nhấn mạnh khai thác những tính năng, tiện ích dễ thấy nhất như tài khoản, chuyển tiền..
77
❖ Tiếp thị những sản phẩm/gói sản phẩm đơn giản nhất như: mở tài khoản, chuyển tiền tại Chi nhánh ....
❖ Có những chính sách ưu đãi khác biệt, cạnh tranh để thu hút khách hàng: gói sản phẩm, sản phẩm dịch vụ nhiều tiện ích, chất lượng dịch vụ, ưu đãi về phí, ưu tiên phục vụ, cam kết thời gian phục vụ.
❖ Khi áp dụng những ưu đãi áp dụng cho khách hàng vệ tinh thì cần phải áp dụng từ mức ưu đãi đó trở lên cho khách hàng giới thiệu cho Chi nhánh.
/+. Gói sản phẩm dịch vụ:
❖ Với mục tiêu hướng tới cho khách hàng: Khách hàng giao dịch với doanh số tùy thích nhưng chỉ phải trả một mức phí cố định 1 lần duy nhất.
❖ Với Chi nhánh: Chi nhánh sẽ có nguồn thu phí ổn định, đều đặn, tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng mới và khai thác tối đa khách hàng cũ. Hiện
tại, Chi nhánh đã có 4 gói sản phẩm dịch vụ bao gồm: gói tài khoản, gói trả lương, gói chuyển khoản, gói thanh toán quốc tế. Chi nhánh hướng tới sẽ cho ra
đời các gói sản phẩm đơn giản hóa, thuận tiện cho khách hàng sử dụng. + Chính sách khuyến khích nội bộ:
/+. Bán chéo sản phẩm: Ngân hàng khuyến khích toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh thực hiện bán chéo sản phẩm, chào mời các khách hàng sử dụng các dịch vụ trong đó có dịch vụ tiền gửi. Ngân hàng có các chính sách về việc ghi nhận doanh thu trong đó doanh thu được ghi nhận tùy theo mức độ đóng góp, tham gia của người bán chéo là bán toàn bộ sản phẩm hay giới thiệu khách hàng. Các phòng sẽ có trách nhiệm phối hợp và thực hiện ghi nhận kết quả doanh thu cho cán bộ bán chéo bằng chính sách hoa hồng, thưởng bán chéo cụ thể.
/+. Ngân hàng có các đợt phát động về chương trình tăng trưởng các chỉ tiêu trong đó có chính sách cụ thể về mức thưởng cho từng cá nhân, từng phòng
78
phú ví dụ: thưởng tiền mặt, thưởng bằng hiện vật, thưởng phi vật chất - tuyên dương. Để từ đó tạo ý nghĩa thiết thực cho từng cán bộ công nhân viên, tạo động lực phát triển.
+ Để có thể thu hút nguồn vốn dài hạn mang tính ổn định và chắc chắn để đáp ứng các nhu cầu vay phục vụ cho các dự án đầu tư lớn, dài hạn ngân hàng thường sử dụng các công cụ huy động dài hạn như chứng chỉ tiền gửi ...Tuy vào từng thời điểm khác nhau, vào nhu cầu vốn cần huy động cho kỳ hạn nào để ngân hàng đưa ra các chính sách, kỳ hạn huy động tương ứng cho nhu cầu đó.
+ Nâng cao chất lượng dự báo thị trường để có những giải pháp sớm nhằm đối phó với những diễn biến thị trường trong thời gian tới. Ví dụ trong năm 2009, thị trường có nhiều diễn biến trái chiều đặc biệt là thị trường tiền tệ. Đã có không ít ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán đã phải vay vốn trên thị trường với chi phí huy động rất cao có những thời điểm lớn hơn 21%, một tỷ lệ hiếm thấy. Đấy là một bài học cho những tổ chức tín dụng khác trong hoạt động của mình cần nâng cao công tác dự báo xu hướng, diễn biến thị trường trong tương lai để có những giải pháp kịp thời và phù hợp.
3.2.1.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi
Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án trung dài hạn được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà doanh nghiệp rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, hợp đồng giá cả...
79
Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì đó là cơ sở cho việc phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát mọi hoạt động KD của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay.
Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ QHKH. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ hạn sẽ không có nợ quá hạn thể hịên sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà doanh nghiệp chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để ra hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện ra hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì cán bộ QHKH phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa.
Để xử lý nợ quá hạn thì Ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất KD. Ngân hàng giúp doanh nghiệp việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn
Cần tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ.
3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay, hợp tác chặt chẽ với khách hàng để giải quyết khoa học nợ quá hạn
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường
80
xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những biểu hiện sai phạm của doanh nghiệp như sử dụng vốn sai mục đích, tẩu tán tài sản, âm mưu lừa đảo ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng luôn bám sát tình hình hoạt động thực tế của dự án, nắm được những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp để có biện pháp đối phó kịp thời.
Hiện nay tại chi nhánh công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay vẫn được tiến hành nhưng còn mang nặng tính hình thức. Mặc dù quy chế cho vay ngân hàng cũng đã có quy định rõ về công tác kiểm tra hoạt động sử dụng vốn sau vay vốn của khách hàng. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn sau 07 ngày giải ngân là phải thực hiện đi kiểm tra hoạt động sử dụng vốn của khách hàng lần đầu tiên, đối với khoản vay trung dài hạn thời gian kiểm tra lần đầu được kéo dài ra 15 ngày sau giải ngân lần đầu. Tiếp đó, thực hiện kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần đối với khoản vay doanh nghiệp, 2 tháng/lần đối với khoản vay cá nhân, các khoản vay mục đích tín chấp tiêu dùng không phải đi kiểm tra. Trong trường hợp đặc biệt, giám đốc có quyền quyết định gia hạn thêm thời gian kiểm tra từ 1 tháng lên 2 tháng tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng và tuỳ thuộc vào tình hình thị trường cụ thể tại từng thời điểm. Ngoài những cuộc kiểm tra định kỳ, ngân hàng có thể thực hiện kiểm tra bất thường vào bất kì lúc nào nếu thấy có vấn đề bất ổn. Tuy nhiên, thực tế triển khai tai chi nhánh, việc thực hiện kiểm tra khách hàng theo đúng nghĩa thường không được thực hiện cả về mặt thời gian cũng như cách thức kiểm tra, nhiều khi còn thực hiện ký trước để đối phó. Trường hợp đi kiểm tra, còn nhiều cán bộ chỉ chủ yếu căn cứ trên những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Cách làm như vậy không mang lại hiệu quả cao bởi lẽ chẳng có gì bảo đảm rằng những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp là hoàn toàn đáng tin cậy, ngay cả việc kiểm tra trực tiếp mà được thực hiện định kỳ và không thường xuyên như vậy thì nếu doanh nghiệp không có thiện chí họ sẽ có thừa thủ thuật để che mắt cán bộ kiểm tra. Thực trạng này cũng là một
81
trong những nguyên nhân gây ra những khoản nợ quá hạn của Ngân hàng thời gian qua. Để khắc phục điều đó, trong thời gian tới công tác kiểm tra giám sát sau cho vay cần được tiến hành chặt chẽ hơn nữa, các thông tin kiểm tra không chỉ dựa trên những gì doanh nghiệp cung cấp mà ngân hàng cần chủ động tìm kiếm từ các nguồn khác. Thông tin không chỉ bó hẹp trong phạm vi thông tin về doanh nghiệp mà cả các thông tin về môi trường kinh doanh và những vấn đề liên quan khác cũng cần phải được chú ý xem xét. Qua những thông tin tổng hợp đó cho phép ngân hàng có được cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về tình hình