Một số rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ

Một phần của tài liệu 1380 thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ NH tại việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Như phần trên đã trình bày, thẻ ngân hàng có rất nhiều ưu điểm. Chính nhờ có những ưu điểm đó mà hiện nay trên thế giới, dịch vụ thẻ thanh toán rất phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên còn xuất hiện một số rủi ro và nguy cơ rủi ro cần quan tâm. Về cơ bản có tám loại rủi ro chính. Những rủi ro này đều có thể xảy đến với một hoặc nhiều bên tham gia.

+ Loại rủi ro thứ nhất: Đơn phát hành với các thông tin giả mạo: Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành với các thông tin giả mạo do không thẩm định kỹ các thông tin mà khách hàng đưa đến. Trường hợp này có thể dẫn đến những rủi ro về tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ hoặc không có khả năng thanh toán.

+ Loại rủi ro thứ hai: Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc các cá nhân làm giả với các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch hoặc thẻ bị mất cắp, thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng phát hành bởi theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số (PIN) của ngân hàng phát hành. Đây là rủi ro đặc biệt nguy hiểm khó quản lý vì nằm ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.

29

+ Loại rủi ro thứ ba: Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành để có biện pháp hạn sử dụng thẻ hoặc thu hồi thẻ. Các tổ chức tội phạm có thể in nổi và mã hoá lại các thẻ để thực hiện các giao dịch giả. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành. Loại rủi ro này chiếm tỷ lệ lớn trong các loại, xấp xỉ 49%.

+ Loại rủi ro thứ tư: _Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi đến: Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bàng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức không biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Nếu không có biện pháp gì quản lý đảm bảo, ngân hàng phát hành chịu mọi rủi ro đối với các giao dịch trong trường hợp này.

+ Loại rủi ro thứ năm: Thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại: Cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá, dịch vụ qua thư, điện thoại trên sơ sở thông tin về thẻ như: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là người đặt mua hàng thì giao dịch đó cơ sở chấp nhận thẻ bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng thanh toán.

+ Loại rủi ro thứ sáu: Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kì phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận được thông báo thay đối địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi về địa chỉ mới. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó nên ngân hàng phát hành đã gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu nhưng thực ra đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ đích thực. Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác sử dụng và chỉ được phát hiện khi chủ thẻ không nhận được thẻ nên liên lạc với ngân hàng phát hành hoặc khi ngân hàng yêu

cầu chủ thẻ thanh toán sao kê. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành.

- Loại rủi ro thứ bảy: Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của chủ thẻ. Khi thực hiện giao dịch, nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ đã cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ mạo chữ ký thật của chủ thẻ để nộp hoá đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng phát hành hoặc cơ sở chấp nhận thẻ.

- Loại rủi ro thứ tám:Tạo băng từ giả: Là loại giao dịch thẻ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật thanh toán tại cơ sở chấp nhạn thẻ, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng phần mềm riêng để mã hoá và in tạo ra các băng từ trên thẻ giả. Sau đó chúng thực hiện giao dịch giả mạo thẻ. Loại giả mạo này đang tăng nhanh ở các nước tiên tiến.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về thị trường thẻ ngân hàng

1.2.1. Khái niệm thị trường thẻ ngân hàng

Có nhiều khái niệm về thị trường thẻ ngân hàng, nhưng ở đây chỉ xin nêu ra một khái niệm mang tính phổ biến như sau: Thị trường thẻ là tập hợp sự thỏa thuận, qua đó các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thẻ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường nhằm giúp cho việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện một cách nhanh chóng.

Qua khái niệm trên, cho thấy thị trường thẻ cũng tương tự như các thị trường hàng hóa khác, được thể hiện qua một số nội dung chính như sau:

+ Đó là nơi tập hợp sự thỏa thuận của các bên tham gia trong thị trường.

31

+ Là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua các hàng hóa và dịch vụ thẻ.

+ Các hoạt động trên thị trường theo nguyên tắc thị trường nhằm mục đích giúp cho việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ được thực hiện một cách nhanh chóng.

Như vậy, khái niệm về thị trường thẻ được đề cập ở trên đã phản ánh vấn đề cơ bản của thị trường thẻ, đó là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua và các quyết định của họ đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh của giá cả. Và mặc dù nhìn bên ngoài có sự khác nhau giữa các thị trường, nhưng nhìn chung các thị trường đều thực hiện cùng một chức năng kinh tế là ấn định giá cả nhằm đảm bảo sao cho số lượng hàng hóa, dịch vụ mà những người muốn mua bằng với số lượng hàng hóa, dịch vụ của những người muốn bán.

1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của thị trường thẻ ngân hàng

Tương tự như các thị trường hàng hóa khác, hoạt động của thị trường thẻ bao gồm một số nguyên tắc cơ bản như sau:

+ Nguyên tắc về trung gian mua - bán: Việc thực hiện giao dịch mua, bán sản phẩm và dịch vụ thẻ đều được thực hiện thông qua ngân hàng. Nguyên tắc trung gian mua, bán được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trên thị trường, đảm bảo cho việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ trên thị trường được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn. Để thực hiện theo nguyên tắc này, trong thực tế cho thấy các chủ thể khi tham gia hoạt động trên thị trường thẻ đều phải mở tài khoản tại một ngân hàng được phép thực hiện việc điều phối nguồn tiền giữa các chủ thể tham gia trên thị trường.

+ Nguyên tắc công khai, rõ ràng: Tất cả các hoạt động mua, bán hoặc thực hiện giao dịch thẻ trên thị trường đều được thực hiện một cách công

khai, rõ ràng. Việc công khai, rõ ràng ở đây được thể hiện ở chỗ việc mua, bán các sản phẩm thẻ đều được thông báo cụ thể những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thẻ như: các tiện ích sử dụng thẻ, các khoản phí dịch vụ mà các bên phải gánh chịu.

+ Nguyên tắc cạnh tranh: Nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường thẻ được thể hiện qua việc mua - bán, thực hiện giao dịch thanh toán bằng thẻ được thực hiện dựa trên quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ thẻ trên thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở quan hệ cung - cầu, không một người nào, hoặc tổ chức nào áp đặt một mức giá (phí dịch vụ) theo ý muốn chủ quan của mình.

+ Nguyên tắc pháp chế hóa mọi giao dịch mua - bán, thực hiện giao dịch bằng thẻ: Nguyên tắc này được thể hiện qua việc các giao dịch mua bán, thực hiện giao dịch thẻ trên thị trường đều được quy định bằng các văn bản mang tính chất pháp luật cao nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường, hạn chế tối đa các trường hợp tranh cấp, gian lận hoặc giả mạo trong quá trình mua - bán, hoặc thực hiện các giao dịch thẻ.

1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ ngân hàng

Có rất nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên thị trường thẻ, bao gồm các chủ thể mua và bán sản phẩm hàng hóa thẻ, hoặc chủ thể làm đại lý chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, còn có các chủ thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức thẻ quốc tế... đóng vai trò là những người tổ chức thị trường.

1.2.3.1. Chủ sở hữu thẻ

Chủ sở hữu thẻ tham gia trên thị trường thẻ với tư cách là những người mua hàng hóa trwn thị trường. Theo đó, họ yêu cầu ngân hàng bán (phát hành) thẻ cho họ để sử dụng vào mục đích thanh toán.

Như vậy, hoạt động chủ yếu của chủ sở hữu thẻ trên thị trường thẻ là sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Quyền lợi cơ

33

bản của chủ sở hữu thẻ này trên thị trường thẻ là được quyền sử dụng những tiện ích do phương tiện thanh toán bằng thẻ mang lại như: Sử dụng trước nguồn vốn của ngân hàng ( đối với thẻ tín dụng), thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và hiện đại.

Bên cạnh quyền lợi nêu trên, chủ sở hữu thẻ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (đối với thẻ tín dụng) cho ngân hàng và trả các khoản phí dịch vụ cho ngân hàng do đã sử dụng những tiện ích của dịch vụ thanh toán mà ngân hàng đã cung cấp.

1.2.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT)

Ngân hàng phát hành thẻ tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa (cấp thẻ) trên thị trường thẻ. Để có thể hoạt động được trên thị trường thẻ, đòi hỏi NHPHT phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ (cấp thẻ) ra thị trường. Đối với các ngân hàng phát hành các loại thẻ quốc tế, ngoài việc được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn phải được phép của các Tổ chức thẻ quốc tế.

Hoạt động chủ yếu của NHPHT trên thị trường là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thẻ để khách hàng sử dụng trong thanh toán. Để thực hiện chức năng này, đòi hỏi NHPHT cùng với các tổ chức quốc tế (đối với thị trường thẻ quốc tế) phải không ngừng cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu thông và thanh toán bằng thẻ (gọi tắt là hệ thống cơ sở hạ tầng thẻ) nhằm mang lại sự tiện nghi cho chủ sở hữu thẻ.

Nguồn thu chủ yếu đối với NHPHT là các khoản phí dịch vụ, lãi vay (đối với thẻ tín dụng) thu được từ chủ sở hữu thẻ. Ngoài ra, NHPHT cũng thu được một khoản phí dcihj vụ từ các đơn vị chấp nhận thẻ khi thực hiện các giao dịch thẻ.

Là các tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng thanh toán thẻ. Các đơn vị này sẽ được ngân hàng thanh toán thẻ cung cấp (miễn phí hoặc cho thuê) các máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.

ĐVCNT tham gia trên thị trường thẻ là nhằm để tăng lợi thế cạnh tranh của họ so với các đối thủ khác do đã đa dạng hóa các hình thức thanh toán tại đơn vị của mình, góp phần tăng doanh số bán hàng, dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ do ngân hàng thanh toán thẻ cung cấp, ĐVCNT phái trả cho ngân hàng thanh toán thẻ một khoản phí dịch vụ.

1.2.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT)

Ngân hàng thanh toán thẻ tham gia thị trường như một người trung gian, họ hoạt động như các đại lý cho các NHPHT, được NHPHT ủy quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng; hoặc là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế (đối với thẻ quốc tế) nhằm đứng ra mua bán đơn giao dịch thẻ của các ĐVCNT và sau đó bán lại cho NHPHT. Với việc làm trung gian mua bán như vậy, NHTTT sẽ được hưởng khoản phí hoa hồng từ phía ĐVCNT và NHPHT

Trong thực tế cho thấy khi làm trung gian thanh toán giữa ĐVCNT và NHPHT, NHTTT sẽ thay mặt NHPHT thanh toán các khoản tiền mà chủ sở hữu thẻ đã thực hiện (mua hàng hóa, dịch vụ) tại ĐVCNT, sau đó NHTTT sẽ thu tiền lại từ NHPHT.

1.2.3.5. Người tổ chức thị trường

Người tổ chức thị trường thẻ là tổ chức thẻ quốc tế (gọi tắt là tổ chức thẻ) như: Tổ chức MasterCard International, tổ chức Visa International.. .đối với các thị trường thẻ quốc tế. Theo đó, các tổ chức này cấp giấy phép hoạt động thanh toán và phát hành thẻ cho các thành viên có nhu cầu thực hiện

35

dịch vụ thanh toán và phát hành các sản phẩm thẻ mang thương hiệu của tổ chức họ.

Để đảm bảo thương hiệu của tổ chức mình, các tổ chức thẻ đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ đỗi với các ngân hàng thành viên như: các quy định liên quan đến việc sử dụng thương hiệu, quy trình thực hiện các giao dịch thẻ, các khoản phí dịch vụ...

Cac thành viên của các tổ chức thẻ thường bao gồm 3 loại thành viên: + Thành viên liên kết: là các thành viên được thành lập bới một hoặc nhiều định chế tài chính để trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ thay cho các định chế tài chính đó.

+ Thành viên chính thức: là các định chế tài chính trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ.

+ Thành viên phụ: là các thành viên gián tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh thẻ thông qua sự bảo trợ của thành viên liên kết hoặc các thành viên chính thức.

Ngoài các tổ chức thẻ được nêu trên, người tổ chức thị trường thẻ còn bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước của từng quốc gia nhằm tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của quốc gia mình.

Trong thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý Nhà nước của các quốc gia chủ yếu là thực hiện vai trò tổ chức, quản lý đối với thị trường các sản phẩm thẻ nội địa. Đối với thị trường các sản phẩm thẻ quốc tế đều bị chi phối bới các tổ chức thẻ quốc tế.

Qua nội dung trình bày ở trên, cho thấy các chủ thể hoạt động trên thị trường thẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát bởi tổ chức thẻ quốc tế và các cơ quan quản lý Nhà nước của tưng quốc gia nhằm giúp cho các hoạt động trên thị trường được diễn ra

một cách lành mạnh, góp phần tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, tiền tệ được thực hiện một cách nhanh chóng.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường thẻ ngân hàng1.2.4.1. Các nhân tố khách quan 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

a/ Các điều kiện về mặt xã hội

+ Quan điểm tiền tệ hiện đại: Do sự thay đổi quan điểm về tiền trong lưu thông, tiền dự trữ nên thế giới đang từng bước giảm dần khối lượng tiền thực. Xã hội dần dần sẽ không có sự xuất hiện của tiền thực mà thay vào đó là những bút toán ghi sổ, những tấm thẻ ghi chép giá trị sức lao động mà mỗi người đã cống hiến và được ghi nhận. Đó là tiền đề, cơ sở cho việc mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ.

+ Sự ổn định về chính trị: Có thể thấy môi trường chính trị ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Nếu như có sự ổn định về chính trị thì

Một phần của tài liệu 1380 thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ NH tại việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w