hàng Việt Nam
2.1.1. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam
2.1.1.1.Sự ra đòi và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Lich sử phát triển cả hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cmapuchia), vừa là NHTM.
Sau cách mạng thàng 8 năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, thực hiện chủ trương,chính sách mới về tài chính - kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra, ngày 06 tháng 05 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á
Ngày 21/ 01/ 1960, Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ ký ban hành TT số 20/VP - TH đổi tên :ngân hàng Quốc gia Việt Nam” thành “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa và các ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam hình thành ngân hàng Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam đã mở đầu cho quá trình nhất thể hóa hoạt động ngân hàng
57
trên toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời, theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam hình thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước.
Hệ thống tổ chức thống nhất của ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại các tỉnh, thành phố và các chi điểm ngân hàng cơ sở tai các huyện, quận trên phạm vi cả nước.
Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng.
Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. Đến cưới những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt dộng như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường
Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 90 (từ sau Đại hội Đảng VI), và kéo dài cho tới ngày nay.
Thời ký 1986 đến nay: Đây là giai đoạn đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng có nhiều chuyển biến cơ bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra kỏi chức năng kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là:
Ngày 26/03/1988, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ký Nghị định 53 hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm: Cấp ngân hàng quản lý là Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và cấp Ngân hàng kinh doanh đó là các tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ
- Tháng 05/1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành đánh dấu sự hoàn thiện cơ chế mới về hoạt động ngân hàng. Đồng thời với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng, các loại hình tổ chức tín dụng với các hình thức sở hữu khác nhau được hình thành như: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính...
- Năm 1997, Quốc hội kóa X thông qua luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng (ngày 02/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998 thay thế hoàn toàn hai pháp lệnh năm 1990 chi phối, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng cho đến giai đoạn hiện nay.
- Tháng 4/2007, NHNNVN cho phép sự hiện diện của các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức NH 100% vốn nước ngoài.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Để góp phần thực hiện
59
thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo nghị quyết của quốc hội và chính phủ, hệ thống nân hang cần phải có những nỗ lực cao hơn. Một mặt phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế; mặt khác phải đảm bảo an toàn, hiệu quả nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh cửa các tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.1.1.2. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
NHTM Vệt Nam bao gồm: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
+ Ngân hàng tương mại nhà nước: là ngân hàng do Nhà nước thành lập, vốn của Nhà nước, thuộc sở hữu nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. NHTM nhà nước hoạt động theo mô hình của một công ty TNHH một thành viên.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập và hoạt động bằng nguồn vốn góp của các cổ đông dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam tổ chức hoạt độngtheo mô hình công ty cổ phần.
+ Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng kiên doanh hoạt động theo mô hình công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
+ Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng 100%
vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển thẻ ngân hàng Việt Nam
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đang tưng bước bắt nhịp với sự sôi động và linh hoạt của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Đây đang thực sự là thời cơ nhưng cũng là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam để tiến kịp với trình độ của khu vực. Trước những áp lực của cạnh tranh quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi Việt Nam đang cam kết lộ trình gia nhập AFTA và thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, thì đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính không còn chỉ là các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước mà còn là các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nước ngoài có bề dày hàng trăm năm kinh nghiệm, mạnh về tài chính, tiên tiến về công nghệ. Để thích ứng với tình hình mới, các NHTM VN cần phải cải cách mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là công nghệ cũng như số lượng và chất lượng của các dịch vụ ngân hàng cung ứng.
Trong những năm trước, ở Việt Nam, phần lớn các NHTM có quy mô trung bình và khá đều đang tập trung cho phát triển các dịch vụ bán buôn mà đang bỏ ngỏ thị trường bán lẻ, một mảng mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập bền vững và ổn định. Điều này đã phần nào làm cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất nghèo nàn, sản phẩm thiếu thốn và kém thuận tiện cho người sử dụng. Đây thực sự là một bất cập lớn trong ngân hàng nước ta bởi lẽ theo quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng thì mảng dịch vụ bán lẻ là mảng cạnh tranh lớn và trong những nâm sắp tới sẽ không thể chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu nhập của các NHTM. Do vậy, các NHTM nước ta cần phải
61
kịp thời quan tâm chú trọng đến thị trường này không để rơi vào các ngân hàng nước ngoài dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này , Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, một số NHTM đã bất đầu cung cấp những dịch vụ mới trong đó có dịch vụ thẻ.
Như chúng ta đã biết, dịch vụ thẻ có lịch sử phát triển gần 50 năm và trở thành một phương tiện thanh toán tiên tiến phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Với những tiện ích đáng kể của mình, thể đã bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ năm 1990 bằng việc NHNN chấp thuận cho Ngân hàng Ngoại thương thực hiện làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài.
Ba năm sau, nâm 1993, cùng với Ngân hàng Ngoại thương, ba ngân hàng thương mại khác là Ngân hàng Á Châu (ACB), First VinaBank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam cũng trở thành thành viên chính thức của tổ chức thể quốc tế MasterCard. Tuy nhiên chỉ có Ngân hàng Ngoại thương sau đó là ngân hàng ACB triển khai công việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tiếp (online) với tổ chức thẻ quốc tế MasterCard.
Đến tháng 8 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương và tiếp theo đó là ACB, ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng Sài Gòn Công Thương cững lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương và ACB thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Cũng từ năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam sôi động hẳn lên khi có sự tham gia thanh toán và phát hành thẻ của một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài ANZ, HongKong Bank. Vào cuối năm 1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 - thẻ VISA được phát hành tại Việt Nam.
Ngày 10/10/1999, Quyết định số 371/1000/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN về quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng được ban hành. Đây có thể nói là một bước ngoặt cho việc phát triển dịch vụ thẻ vì nó là một văn bản pháp lý để các NHTM có cơ sở phát hành và thanh toán thẻ. Sau quyết định này số lượng các ngân hàng tham gia triển khai dịch vụ thẻ gia tăng nhanh chóng, đó là một trong những yếu tố làm cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
Đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm thẻ liên tiếp ra đời với các chức năng, tiện ích mới. Ngoài việc đa dạng hóa các sản phẩm, các ngân hàng thương mại còn đầu tư lắp đặt các ATM/POS mới nhằm đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ.
2.1.3. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động trên thị trường thẻ ngân hàng
Hoạt động thẻ ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp lý khác nhau về quản lý ngoại hối, tín dụng, thanh toán, mở tài khoản, luật dân sự... Trong đó, trực tiếp là quyết định số 371/1999-QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ban hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ( hiện nay được thay thế bằng Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 24/4/2014
ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng..)
Trong năm 2007, cơ sở pháp lý cho việc phát triển thẻ ngân hàng đã hoàn thiện thêm một bước với Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đối với các NH phát hành thẻ, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy
Loại thẻ 2011 2012 201 3 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 63
định và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu được NHNN chấp thuận, các quy định đi theo hướng chỉ tạo ra một hành lang pháp lý chung, tránh can thiệp cụ thể vào hoạt động của các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ. Cũng trong năm 2007, hàng loạt văn bản đã được ban hành nhằm xác định rõ hơn hoạt động thanh toán thẻ trong nền kinh tế đất nước. Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thẻ và hạn chế việc lợi dụng giao dịch thẻ của các hoạt động tội phạm, gian lận thương mại, rửa tiền do tính chất vô danh của thẻ, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh. Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN ngày 26/12/2007 quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Gần đây nhất, Ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35), trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ sở hữu thẻ, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững; ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM (Thông tư 36) nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng
64
ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị liên quan..
Việc ban hàng kịp thời các chính sách trên của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã giúp môi trường kinh doanh thẻ ại Việt Nam trong những năm gần đây thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thẻ hoạt động, đồng thời tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân.