Có rất nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên thị trường thẻ, bao gồm các chủ thể mua và bán sản phẩm hàng hóa thẻ, hoặc chủ thể làm đại lý chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, còn có các chủ thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức thẻ quốc tế... đóng vai trò là những người tổ chức thị trường.
1.2.3.1. Chủ sở hữu thẻ
Chủ sở hữu thẻ tham gia trên thị trường thẻ với tư cách là những người mua hàng hóa trwn thị trường. Theo đó, họ yêu cầu ngân hàng bán (phát hành) thẻ cho họ để sử dụng vào mục đích thanh toán.
Như vậy, hoạt động chủ yếu của chủ sở hữu thẻ trên thị trường thẻ là sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Quyền lợi cơ
33
bản của chủ sở hữu thẻ này trên thị trường thẻ là được quyền sử dụng những tiện ích do phương tiện thanh toán bằng thẻ mang lại như: Sử dụng trước nguồn vốn của ngân hàng ( đối với thẻ tín dụng), thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và hiện đại.
Bên cạnh quyền lợi nêu trên, chủ sở hữu thẻ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (đối với thẻ tín dụng) cho ngân hàng và trả các khoản phí dịch vụ cho ngân hàng do đã sử dụng những tiện ích của dịch vụ thanh toán mà ngân hàng đã cung cấp.
1.2.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT)
Ngân hàng phát hành thẻ tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa (cấp thẻ) trên thị trường thẻ. Để có thể hoạt động được trên thị trường thẻ, đòi hỏi NHPHT phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ (cấp thẻ) ra thị trường. Đối với các ngân hàng phát hành các loại thẻ quốc tế, ngoài việc được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn phải được phép của các Tổ chức thẻ quốc tế.
Hoạt động chủ yếu của NHPHT trên thị trường là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thẻ để khách hàng sử dụng trong thanh toán. Để thực hiện chức năng này, đòi hỏi NHPHT cùng với các tổ chức quốc tế (đối với thị trường thẻ quốc tế) phải không ngừng cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm thẻ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu thông và thanh toán bằng thẻ (gọi tắt là hệ thống cơ sở hạ tầng thẻ) nhằm mang lại sự tiện nghi cho chủ sở hữu thẻ.
Nguồn thu chủ yếu đối với NHPHT là các khoản phí dịch vụ, lãi vay (đối với thẻ tín dụng) thu được từ chủ sở hữu thẻ. Ngoài ra, NHPHT cũng thu được một khoản phí dcihj vụ từ các đơn vị chấp nhận thẻ khi thực hiện các giao dịch thẻ.
Là các tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng thanh toán thẻ. Các đơn vị này sẽ được ngân hàng thanh toán thẻ cung cấp (miễn phí hoặc cho thuê) các máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.
ĐVCNT tham gia trên thị trường thẻ là nhằm để tăng lợi thế cạnh tranh của họ so với các đối thủ khác do đã đa dạng hóa các hình thức thanh toán tại đơn vị của mình, góp phần tăng doanh số bán hàng, dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ do ngân hàng thanh toán thẻ cung cấp, ĐVCNT phái trả cho ngân hàng thanh toán thẻ một khoản phí dịch vụ.
1.2.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT)
Ngân hàng thanh toán thẻ tham gia thị trường như một người trung gian, họ hoạt động như các đại lý cho các NHPHT, được NHPHT ủy quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng; hoặc là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế (đối với thẻ quốc tế) nhằm đứng ra mua bán đơn giao dịch thẻ của các ĐVCNT và sau đó bán lại cho NHPHT. Với việc làm trung gian mua bán như vậy, NHTTT sẽ được hưởng khoản phí hoa hồng từ phía ĐVCNT và NHPHT
Trong thực tế cho thấy khi làm trung gian thanh toán giữa ĐVCNT và NHPHT, NHTTT sẽ thay mặt NHPHT thanh toán các khoản tiền mà chủ sở hữu thẻ đã thực hiện (mua hàng hóa, dịch vụ) tại ĐVCNT, sau đó NHTTT sẽ thu tiền lại từ NHPHT.
1.2.3.5. Người tổ chức thị trường
Người tổ chức thị trường thẻ là tổ chức thẻ quốc tế (gọi tắt là tổ chức thẻ) như: Tổ chức MasterCard International, tổ chức Visa International.. .đối với các thị trường thẻ quốc tế. Theo đó, các tổ chức này cấp giấy phép hoạt động thanh toán và phát hành thẻ cho các thành viên có nhu cầu thực hiện
35
dịch vụ thanh toán và phát hành các sản phẩm thẻ mang thương hiệu của tổ chức họ.
Để đảm bảo thương hiệu của tổ chức mình, các tổ chức thẻ đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ đỗi với các ngân hàng thành viên như: các quy định liên quan đến việc sử dụng thương hiệu, quy trình thực hiện các giao dịch thẻ, các khoản phí dịch vụ...
Cac thành viên của các tổ chức thẻ thường bao gồm 3 loại thành viên: + Thành viên liên kết: là các thành viên được thành lập bới một hoặc nhiều định chế tài chính để trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ thay cho các định chế tài chính đó.
+ Thành viên chính thức: là các định chế tài chính trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ.
+ Thành viên phụ: là các thành viên gián tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh thẻ thông qua sự bảo trợ của thành viên liên kết hoặc các thành viên chính thức.
Ngoài các tổ chức thẻ được nêu trên, người tổ chức thị trường thẻ còn bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước của từng quốc gia nhằm tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của quốc gia mình.
Trong thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý Nhà nước của các quốc gia chủ yếu là thực hiện vai trò tổ chức, quản lý đối với thị trường các sản phẩm thẻ nội địa. Đối với thị trường các sản phẩm thẻ quốc tế đều bị chi phối bới các tổ chức thẻ quốc tế.
Qua nội dung trình bày ở trên, cho thấy các chủ thể hoạt động trên thị trường thẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát bởi tổ chức thẻ quốc tế và các cơ quan quản lý Nhà nước của tưng quốc gia nhằm giúp cho các hoạt động trên thị trường được diễn ra
một cách lành mạnh, góp phần tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, tiền tệ được thực hiện một cách nhanh chóng.