Đánh giá tổng quát thực trạng dịch vụ thẻ tại các ngân

Một phần của tài liệu 1380 thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ NH tại việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 104)

mại Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động thẻ ngân hàng là sự phát triển cao của hoạt động ngân hàng, là kết quả của sự phát triển khoa học công nghệ với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa các dịch vụ hoạt động tài chính - ngân hàng và đặc biệt là sự phát triển mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng và sự liên kết giữa các ngân hàng thành một khối thống nhất trên cơ sở một trung tâm thanh toán bù trừ. Những con số tăng trưởng nêu trên phần nào giúp ta thấy được những thành tựu vượt bậc của hình thức thanh toán qua thẻ tại VN thời gian qua.

2.3.1.1. Thúc đẩy hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế

Theo phân tích đánh giá của các nhà kinh tế trong nước cũng như các nhà kinh tế nước ngoài, nền kinh tế nước ta đang có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao. Tuy

77

nhiên hiện nay tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của dân chúng còn quá cao khiến việc huy động và sử dụng vốn trong nước không hiệu quả. Giải pháp giúp làm giảm tỷ trọng thanh toán tiền mặt là phải phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mà chủ yếu là thanh toán qua ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức thì giải pháp là séc, chuyển khoản, ủy nhiệm chi. Đối với các cá nhân thì việc đưa vào phát triển phương thức thanh toán qua thẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu phù hợp để làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Đây cũng là xu hướng chung và phổ biến của các nền kinh tế phát triển.

Theo số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ tiến mặt trên tổng phương tiện thanh toán có xu hướng ngày càng giảm dần từ 20,3% (năm 2004) xuống 14% (năm 2010) và đến nay vào khoảng 12%. Trong khoảng 3 năm trở lại đây từ 2010 đến nay, thị trường thẻ ở Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục.

Nhiều doanh nghiệp có số lượng lớn nhân viên được chi trả lương qua tài khoản. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, dịch vụ chi trả lương qua hệ thống tự động cho phép tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, kể cả chi phí về tài chính và nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh vì có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Công ty, đồng thời đảm bảo an toàn thu nhập cho công nhân. Việc trả lương qua tài khoản cũng đem lại lợi ích to lớn đối với Nhà nước cũng như lợi ích thiết thân cho ngân hàng. Tính đến quý I/2013, trên toàn quốc đã có 56.850/87.186 (tương đương 65%) đơn vị hưởng lương từ NSNN thực hiện trả lương qua tài khoản với 1,83 triệu/2,77 triệu (tương đương 66%) cán bộ nhận lương qua tài khoản.

Việc chi trả lương qua tài khoản không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm các chi phí cho các đơn vị chi trả lương, tiết kiệm thời gian

cho người hưởng lương.Mà còn góp phần hạn chế và ngăn chặn được tình trạng tham nhũng vì kiểm soát được nguồn thu của cán bộ công nhân viên chức qua tài khoản. Trên cơ sở đó, kiểm soát và chống thất thu thuế thu nhập cá nhân.

Đối với các ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản, thì lợi ích mà họ thu được không chỉ là phí mà lợi ích lớn nhất của các ngân hàng thu được chính là số dư tiền gửi trên tài khoản khi người hưởng lương chưa dùng đến. Vói chi phí cho số dư tiền gửi trên tài khoản là lãi suát không kỳ hạn. Song ngân hàng có thể sử dụng số dư tài khoản này để cho vay và đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Câc công ty điện lực, Công ty dịch vụ điện thoại và dịch vụ Internet kết hợp với các ngân hàng triển khai thanh toán tuền điện, cước dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet, nạp thẻ điện thoại bằng thẻ ATM. Qua đó, các công ty không phải cử nhân viên đến tận từng gia đình thu phí dịch vụ như trước đây mà khách hàng sử dụng thẻ chỉ cần thông qua thẻ của mình tại máy ATM hay trên điện thoại hoặc máy tính thực hiện một số thao tác là chuyển tiền trả phí dịch vụ thông qua mạng.

Bên cạnh đó, có nhiều thương vụ hợp tác giữa ngân hàng và các công ty viễn thông (có số lượng khách hàng lớn) như Viettel hợp tác với hàng loạt ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV,... để cung cấp dịch vụ ngân hàng di động Mobile BankPlus, như Vietcombank hợp tác với Vinaphone ra mắt dịch vụ chuyển tiền di động Momo, SHB và Vinaphone phối hợp cung cấp thẻ đồng thương hiệu,. Khách hàng thay bằng việc phải đi tìm điểm bán thẻ điện thoại thì khách hàng chỉ cần vài thao tác trên điện thoại của mình là có thể nạp tiền vào điện thoại của mình cũng như người thân.

79

Các gia đình ở các vùng nông thôn, thị trấn, thị xã, các tỉnh xa. có con em đi học xa nhà tại các tỉnh thành phố khác, thỉ cần đến ngân hàng gần nhất nộp tiền vào tài khoản của con em. Sau đó, con em họ chỉ cần sử dụng thẻ để đến máy ATM rút tiền khi cần sử dụng, hoặc chuyển khoản học phí cho nhà trường, đảm bảo an toàn và số tiền dư trên tài khoản vẫn được hưởng lãi.

Một số cơ quan chi trả bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương hưu cũng đã hợp tác với ngân hàng về dịch vụ ngân hàng tự động ATM. Lợi ích lớn nhất đối với người về hưu, bởi khi ốm đau, đi du lịch, đi tham quan,... không phải làm giấy ủy quyền cho con cháu đến chờ đợi lĩnh lương như trước mà tiền lương đến kỳ tự động được chuyển vào tài khoản của người hưởng lương hưu.

2.3.1.2. Hình thành thị trường thẻ ngân hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng, phù hợp với nhu cầu của thị trường

Tại các quốc gia phát triển, dịch vụ thẻ ra đời từ rất sớm và đã nhanh chóng trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được yêu thích của nhiều người vì độ an toàn và sự tiện lợi của nó. Ở VN, dịch vụ này được các NHTM ứng dụng phát triển khá trễ. Dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các NHTM Việt Nam khi mới xuất hiện vào những năm 1990 thì mới chỉ dừng lại ở việc làm đại lý chấp nhận thanh toán cho các thẻ của các ngân hàng nước ngoài, việc dùng thẻ thanh toán của một ngân hàng trong nước là một khái niệm còn rất xa lạ với người dân và thậm chí là cả các ngân hàng thương mại lúc bấy giờ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tiếp cận, với những điều kiện kinh tế xã hội phù hợp hơn, khi nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể, khi các ngân hàng bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư phát triển công nghệ, các NHTM đã phát hành được những chiếc thẻ đầu tiên của mình, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của

mình so với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của loại hình dịch vụ này ở Việt Nam là rất lớn thể hiện ở số lượng thẻ, số lượng máy ATM được lắp đặt, số lượng ĐVCNT không ngừng tăng lên qua các năm đem lại doanh thu mỗi năm một cao hơn cho các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ. Không chỉ tăng trưởng về số lượng mà chất lượng dịch vụ thẻ cũng ngày được cải thiện, gia tăng nhiều lợi ích cho người dùng hơn sau mỗi loại thẻ được phát hành ra thị trường.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2013, số lượng thẻ phát hành đạt trên 66,2 triệu thẻ (trên 92% là thẻ ghi nợ nội địa). Bên cạnh việc phát triển số lượng thẻ, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ bằng việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thông qua phát hành thẻ thanh toán đồng thương hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, như trường học, hãng taxi, hãng hàng không...; chú trọng tăng độ an toàn, bảo mật của thẻ thanh toán như ứng dụng công nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, như phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV.

2.3.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán tiếp tục được đầu tư và cải thiện

Đến cuối tháng 12/2013, NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 15.265 ATM và hơn 129.653 POS. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về

81

kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông; số lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về TTKDTM đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

2.3.1.4. Phạm vi hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán ngày một rộng

Để đáp ứng nhu cầu về thanh toán thẻ đang ngày càng tăng trong dân cư, các ngân hàng đã triển khai thêm nhiều điểm đặt máy ATM tại các tỉnh thành phố trong cả nước, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ. Thẻ thanh toán ngày nay không chỉ dừng lại ở chức năng rút và gửi tiền mà đã cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích như trả tiền điện nước, gửi tiền tiết kiệm... Không chỉ dừng lại thanh toán ở phạm vi trong nước các ngân hàng còn đang phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của mình sang các nước lân cận.

Vietcombank đã thành công trong việc kết nối hệ thống thanh toán ATM của mình với Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL). Máy ATM vừa được kết nối của BCEL đã trở thành máy ATM đầu tiên và cũng là duy nhất tại Lào cho phép các chủ thẻ của thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế rút được tiền mặt (là đồng Kíp).

Tiếp đó tháng 11/2011, VietinBank bảo lãnh cho Ngân hàng phát triển Lào trở thành ngân hàng thành viên phát hành, thanh toán thẻ Visa/MasterCard; 2 bên sẽ hợp tác phát hành thẻ ATM đồng thương hiệu, quản lý máy ATM của VietinBank tại Lào. Việc hợp tác này sẽ tạo điều kiện

cho Ngân hàng phát triển Lào đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thẻ tại thị trường Lào, cho phép Ngân hàng phát triển Lào thực hiện việc phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Visa/MasterCard tại các ATM và POS của Ngân hàng phát triển Lào, phục vụ cho đông đảo đối tượng khách du lịch nước ngoài và các chủ thẻ tín dụng quốc tế đang ngày càng tăng cao tại Lào. Đồng thời qua Ngân hàng phát triển Lào thì VietinBank nhanh chóng triển khai việc phát hành thẻ ATM nội địa khi thành lập Chi nhánh tại Lào.

Ngày 25/09/2014, tại thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank - LVB) và Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đã tổ chức Lễ cắt băng khai trương và đưa hệ thống thanh toán thẻ ATM của LaoVietBank kết nối với hệ thống Banknetvn. Hệ thống kết nối LVB - Banknet đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các khách hàng sử dụng thẻ ATM của LaoVietBank cũng như khách hàng của 28 ngân hàng Việt Nam thành viên của Banknet có thể thực hiện giao dịch trên tất cả các máy ATM trên toàn lãnh thổ Lào và Việt Nam. Việc kết nối cũng giúp hoạt động chuyển tiền từ Lào về Việt Nam và ngược lại có kết quả tức thời. Sau khi kết nối hệ thống, khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM để rút tiền mọi nơi, mọi lúc, tiết giảm tối đa thời gian và phí chuyển tiền cho khách hàng.

2.3.1.5. Số lượng khách hàng ngày một tăng

Thể hiện ở số đông người dân, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng làm quen với dịch vụ ngân hàng tiện ích, tin tưởng ngân hàng. Tăng khả năng tiết kiệm và sử dụng tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng vừa an toàn vừa ó lãi vừa được hưởng nhiều tiện ích khác từ dịch vụ ngân hàng hiện đại. Không chỉ mở tài khoản thanh toán, mở tài khoản sử dụng thẻ mà còn gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau, Đây là xu hướng văn minh, tiến bộ ủa nền kinh tế,

83

cho phép giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong xã hội. Thanh toán thẻ, thanh toán điện tử liên ngân hàng,... ngày càng đượ sử dụng phổ biến hơn. Đồng thời người dân, doanh nghiệp ũng mạnh dạn vay vốn ngân hàng không chỉ đầu tư cho sản xuất kinh doanh mà cho tiêu dùng: mua nhà ở, ô tô, du lịch, du học....

2.3.1.6. Bước đầu hình thành các liên minh thẻ giữa các ngân hàng

Các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tuy cạnh tranh với nhau rất gay gắt để chiếm lĩnh thị phần, liên tục đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút khách hàng và tăng lượng tiền giao dịch nhưng cũng không quên việc tìm kiếm sự hợp tác để xây dựng các liên minh hợp tác chiến lược nhằm hỗ trợ nhau trong việc phát triển sản phẩm thẻ, giảm chi phí phải trang trải cho hệ thống công nghệ và đặc biệt là tăng cường năng lực cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa thị trường cho các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn thâm nhập sau khi chúng ta gia nhập WTO.

Trước yêu cầu trên, các ngân hàng đã liên kết với nhau tạo thành liên minh thẻ, kết nối mạng lưới giữa các ngân hàng tạo nên một hệ thống thẻ lớn mạnh giúp khách hàng có thể sử dụng được nhiều tiện ích của thẻ hơn so với sử dụng hệ thống của từng ngân hàng riêng lẻ.

Trong đó hệ thống thẻ Smartlink (tiền thân là liên minh thẻ Vietcombank) chiếm 25% thị phần, Banknetvn chiếm xấp xỉ 70%, 5% còn lại thuộc về những hệ thống thẻ khác. Từ ngày 21/11/2007 hai đầu mối thẻ ATM là Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính Quốc gia (Banknetvn) và Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác kết nối. Sự hợp tác này sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Cuối năm 2012, hai bên cơ bản hoàn thành kết nối hệ thống thẻ với nhau khách

hàng sẽ có nhiều tiện ích và sự thuận lợi hơn khi sử dụng thẻ. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện giao dịch vì đã có một mạng lưới các ĐCNT rộng khắp trên cả nước.,

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế

Tuy đạt được nhiều thành tựu như trên nhưng thị trường thẻ tại Việt Nam còn nhiều biểu hiện chưa phát triển bền vững.

Thứ nhất, việc phát triển những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đã phát hành thẻ. Qua thăm dò ý kiến từ một số quản lý lãnh đạo Trung tâm Thẻ của một số Ngân hàng điển hình thì tỷ lệ thẻ hoạt động (lấy theo quan điểm chuyên môn là tối thiểu có một giao dịch thanh toán/rút tiền/chuyển khoản mỗi năm) chung của các ngân hàng rơi vào khoảng từ 60 - 71%, tùy từng ngân hàng và từng loại thẻ, trong đó thẻ tín dụng thường có tỷ lệ hoạt động cao nhất là khoảng 90% và tỷ lệ của thẻ hoạt

Một phần của tài liệu 1380 thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ NH tại việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w