Quy trình bảo đảm tiềnvay

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)

Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay luôn gắn với quy trình tín dụng kể cả cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm bằng tài sản. Mỗi ngân hàng thương mại đều đưa ra quy trình dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành và đều có những điểm tương đồng. Sau đây là một trình tự thực hiện bảo đảm tín dụng trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

S Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét các điều kiện để ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.

S Bước 2: Thẩm định TSBĐ (giám định tính pháp lý tài sản, định giá tài sản).

S Bước 3: Xác định mức cho vay thích hợp

S Bước 4: Ký hợp đồng bảo đảm

S Bước 6: Xử lý TSBĐ (giải chấp tài sản hoặc xử lý tài sản để thu hồi nợ).

Việc hoàn thiện quy trình tín dụng và quy trình bảo đảm tiền vay và tuân thủ nghiêm túc quy trình đó là điều kiện cốt yếu để ngân hàng cung cấp những khoản tín dụng an toàn, chất lượng tốt và đem lại nguồn thu nhập chắc chắn. Đối với mỗi cán bộ tín dụng, quy trình bảo đảm tiền vay luôn là cẩm nang bên mình để hoàn thiện tốt công việc, góp phần tạo sự phát triển bền vững cho ngân hàng.

1.3. Hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay

1.3.1. Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay

Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác đều có mục tiêu đạt được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định với chi phí nhỏ nhất nhằm thu được kết quả cao nhất. Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thể hiện nhiều nhất ở chỉ tiêu: lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận và an toàn trong hoạt động kinh doanh luôn là bài toán cần cân nhắc đối với các nhà kinh doanh ngân hàng. Theo quan điểm kinh tế, lợi nhuận và rủi ro luôn có sự đánh đổi với nhau, rủi ro cao lợi nhuận cao và ngược lại. Trái ngược với rủi ro là an toàn. Lợi nhuận và an toàn có sự tác động qua lại với nhau: để có lợi nhuận cần sự an toàn và để an toàn ngân hàng cần đạt được chỉ tiêu lợi nhuận. Vi dụ: ngân hàng cho vay không thu hồi được nợ gốc và lãi sẽ không có nguồn để trả gốc và lãi huy động, như vậy, ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động thanh toán của ngân hàng

Như vậy, hiệu quả bảo đảm tiền vay được hiểu là hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để bảo đảm thu hồi đầy đủ khoản tín dụng đã cấp. Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hoá cao, nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó đòi hỏi ngân hàng khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay phải chú trọng đến vấn đề đạt được hiệu quả vì việc đạt được hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả về vấn đề bảo đảm tiền vay thì đòi hỏi ngân hàng cũng cần phải thực hiện

tốt các công tác khác như kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng khoản vay, thẩm định khách hàng vay vốn, xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chuẩn xác tránh trường hợp xảy ra tổn thất.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

Uy tín của ngân hàng là một trong những tiêu chí chứng minh ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt. Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nợ của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có hoạt động tín dụng an toàn để đảm bảo không bị suy giảm nguồn vốn vì những rủi ro tín dụng. Để đạt được điều đó, ngân hàng chắc chắn đã thực hiện tốt bảo đảm tiền vay. Hiệu quả của bảo đảm tiền vay thể hiện ở việc ngân hàng sau khi cho vay đã thu hồi được khoản nợ bao gồm cả gốc và lãi, hay có thể là khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay đó.

Ngân hàng nếu có sự lựa chọn tài sản bảo đảm phù hợp, sử dụng phương thức đảm bảo tốt thì sẽ tạo ra uy tín cho ngân hàng, tạo nên an toàn xã hội và chi phí bỏ ra thấp nhất.

Tài sản bảo đảm là yếu tố để ngân hàng quyết định mức cho vay. Do đó việc định giá chính xác tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng. Nó giúp ngân hàng đảm bảo được quyền lợi cho chính bản thân mình và cho cả khách hàng.

Ngân hàng kiểm soát, quản lý tài sản bảo đảm một cách đầy đủ chặt chẽ giúp ngân hàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện ra các sự cố có liên quan làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo.

Việc xử lý tài sản bảo đảm với thủ tục nhanh chóng, chi phí thấp, bảo đảm được quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng cũng là một chi tiêu để nói lên hiệu quả bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Trên đây là các chỉ tiêu định tính nhưng nó chỉ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay một cách khái quát. Để có những kết luận chính xác hơn cần dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chúng ta có thể kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.

a) Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sau khi vay đã đến thời hạn trả nợ theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng nhưng không hoàn trả được cho ngân hàng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng ngân hàng. Chỉ tiêu về nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm (%) giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng hay cuối năm.

Tổng dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ---

Tổng dư nợ cho vay

+ Đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì:

Nợ quá hạn đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản Tỷ lệ nợ quá hạn = ---;---

Tổng dư nợ quá hạn có bảo đảm + Đối với trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Nợ quá hạn đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Tỷ lệ nợ quá hạn = ---;---

Tổng nợ quá hạn không có bảo đảm

Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng là thấp và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khách quan, đối với ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì nợ quá hạn là yếu tố tất yếu, không thể tránh khỏi được. Song nếu một ngân

hàng có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn dẫn đến giảm thu nhập và mất khả năng thanh toán. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, ngân hàng có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần.

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng và cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay nói chung, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng.

Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả có thể xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xem xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn. Trong nhiều trường hợp việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro tín dụng không chính xác vì khi ngân hàng có các khoản cho vay tăng nhanh thì số dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn trả. Do đó một tốc độ tăng nhanh các khoản cho vay có thể che dấu đi vần đề nợ quá hạn. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần phải thận trọng trong việc xác định kỳ hạn như thế nào được coi là quá hạn.

b) Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là một nguồn thu nhập quan trọng nhất đóng vai trò trong việc duy trì khả năng sinh lời của ngân hàng, bao gồm: thu nhập từ hoạt động cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng. Hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được đánh giá qua việc sử dụng tốt các hình thức bảo đảm tiền vay để thu hồi được cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn và các cam kết của ngân hàng (bảo lãnh và cam kết thanh toán tín dụng chứng từ - L/C) ngân hàng không phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Vì vậy, có thể đánh giá hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay qua những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của một khoản tín dụng. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng là tỷ số giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng với tổng thu nhập của ngân hàng. Chỉ tiêu sử dụng để tính toán phải cùng là thu nhập trước thuế hoặc cùng là thu nhập sau thuế.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng Thu nhập từ hoạt động tín dụng = _____________________________

Tổng thu nhập

Vấn đề nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần vào việc tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập của ngân hàng mà cao tức là hiệu quả của hoạt động tín dụng cao và ngược lại.

c) Chỉ tiêu về mức sinh lời vốn tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này được tính = _____________________________

Tổng dư tín dụng bình quân

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm: Thu nhập từ hoạt động cho vay, bảo lãnh, Tín dụng chứng từ (L/C).

- Tổng dư tín dụng bình quân bao gồm: dư nợ bình quân, dư bảo lãnh bình quân và dư cam kết L/C bình quân.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của khoản tín dụng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ ngân hàng nào cũng là tăng lợi nhuận. Ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên dư tín dụng bình quân càng lớn thì khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng càng cao và nó cũng phản ánh hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng.

d) Chỉ tiêu về thu nhập ròng

Thu nhập Tổng thu nhập từ HĐTD - Quỹ DPRR - Chi phí khác Tín dụng Tổng dư tín dụng bình quân

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiền vaycủa Ngân hàng thương mại của Ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng vay vốn

Thứ nhất, Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác động đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay. Trong nhiều trường hợp khách hàng lập hồ sơ giả để lừa đào ngân hàng như: báo cáo tài chính không trung thực, giả mạo các chứng từ liên quan đến phương án, đặc biệt đối với các khách hàng có kinh nghiệm vay vốn và làm hồ sơ vay thì Ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề bảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa. Vì vậy để đạt được hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được những khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.

Thứ hai, Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng khi cho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Chẳng hạn, các khách hàng sử dụng vốn ngân hàng không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, không đúng đối tượng kinh doanh... Đây có thể là một trong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Thứ ba, Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính là những yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mục đích vay vốn của khách hàng thường là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mọi thu nhập từ đủ bù đắp mọi chi

phí và có lợi nhuận thì nguồn vốn đó được coi là hoạt động có hiệu quả và có khả năng hoàn trả được khoản tín dụng đã cấp. Tuy nhiên, “Rủi ro là bạn đường của đầu tư”, bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng khó có thể lường trước và tránh được tất cả các biến cố bất lợi xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng có thể mất một phần vốn đầu tư ban đầu hay nói cách khác là tạm thời thua lỗ. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, vốn tự có lớn, các nguồn thu nhập khác đủ bù đắp được phần thua lỗ trong hoạt động đầu tư thì khách hàng vẫn có khả năng trả nợ ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng vừa bị thua lỗ trong kinh doanh lại không có khả năng tài chính để bù đắp thì khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng và việc thu nợ ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng

Thứ nhất, Khả năng thẩm định về tài sản bảo đảm của ngân hàng. Qua công tác thẩm định, ngân hàng có thể xác minh được quyền sở hữu và sử dụng của bên bảo đảm đối với tài sản và xác định được giá trị của tài sản bảo đảm. Từ đó làm căn cứ xác định mức cho vay phù hợp nhằm gắn trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng, hoặc trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay sẽ là nguồn thu nợ thứ hai tránh cho ngân hàng gặp phải rủi ro mất vốn. Nếu cán bộ thẩm định nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về các loại tài sản và luôn theo dõi kịp thời những biến động thị trường về tài sản bảo đảm và thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì công tác bảo đảm tín dụng sẽ phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w