Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiềnvay tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 83)

hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Long Biên

Từ những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu trình bày ở chương 1, từ thực trạng hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh đã được trình bày ở chương 2, và từ định hướng phát triển của Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh trong thời gian tới như sau:

3.2.1 Hoàn thiện những quy định cụ thể về việc thẩm định tài sản bảo đảm Hiện nay, những quy định về bảo đảm tiền vay của chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên quan có những vấn đề chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Thực tế những quy định đó đã và đang điều chỉnh toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Do đó, ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Long Biên nên có những quy định chi tiết đối với công tác bảo đảm tiền vay. Những quy định đó bao gồm: - Quy định về danh mục tài sản bảo đảm và các điều kiện đối với tài sản bảo đảm phù hợp với các đối tượng khách hàng của Chi nhánh.

- Ban hành bộ đơn giá về chủng loại tài sản bảo đảm áp dụng thống nhất trong toàn Chi nhánh.

- Quy định về mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm - Quy định về việc quản lý, kiểm tra đối với tài sản bảo đảm

- Quy định về việc xử lý đối với từng loại tài sản bảo đảm.

3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong công tác bảo đảm tín dụng. Trong khi đó những vấn đề về bảo đảm tín dụng thường phức tạp, đòi hỏi

cán bộ ngân hàng phải có một trình độ nhất định. Do đó, ngân hàng phải coi trọng đúng mức việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.

Đối với bộ phận quan hệ khách hàng - là bộ phận trực tiếp thẩm định phương án vay vốn và lựa chọn tài sản bảo đảm cho khoản vay trước khi chuyển sang bộ phận hỗ trợ thẩm định và định giá độc lập tài sản bảo đảm, cần nâng cao trình độ thẩm định khoản vay, đánh giá, nhận định khách hàng. Xác định tài sản bảo đảm là rào chắn rủi ro cho ngân hàng, không phải là điều kiện then chốt trong quyết định cho vay. Nhiều nhân viên quan hệ khách hàng tại chi nhánh vẫn mang tư tưởng tài sản bảo đảm là vấn đề lãnh đạo quyết định việc cho vay, trên thực tế phương án vay vốn của khách hàng và dòng tiền từ phương án quyết định đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Để việc đào tạo có hiệu quả, Chi nhánh cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Cung cấp những tài liệu cần thiết về bảo đảm tín dụng để cán bộ tự học tập nghiên cứu. Coi việc tự học tập, nghiên cứu là công việc bắt buộc đối với cán bộ ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức những khóa học có tính chất chuyên đề về các vấn đề có liên quan đến công tác bảo đảm tín dụng, nhằm trao đổi kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp tối ưu trong quá trình thực hiện bảo đảm tín dụng. Kết hợp với AMC tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề về thẩm định tài sản bảo đảm để kịp thời cập nhật các quy định và trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế.

- Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của cán bộ nhân viên. Từ đó có căn cứ để phân công công việc phù hợp với khả năng, trình độ của từng người.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần phải nâng cao chất lượng của bộ phận chuyên định giá tài sản bảo đảm (Bộ phận hỗ trợ). Định giá tài sản bảo đảm là rất quan trọng bởi vì việc định giá tài sản bảo đảm này chính là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đối với một khoản vay và khả năng thu hồi nợ trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, để giúp ngân hàng có được quyết định cho vay đúng

đắn, đảm bảo an toàn ngân hàng và tạo ra được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng vay thì ngân hàng cần phải xác định đúng giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, việc xác định đúng giá trị tài sản bảo đảm là việc mà khả năng chính xác là không cao vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan. Điển hình có thể nói là do chất lượng của bộ phận định giá tài sản bảo đảm. Do đó, để nâng cao chất lượng đối với bộ phận chuyên định giá tài sản bảo đảm thì Chi nhánh cần phải sử dụng những biện pháp cụ thể như:

- Để độ thẩm định đạt kết quả chính xác hơn thì cần phải lập một hội đồng thẩm định giá tài sản đảm bảo vì việc định giá là phức tạp nên cần phải có một số đông người tham gia để có thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và an toàn hơn.

- Xây dựng một số tiêu thức định giá giá trị của tài sản bảo đảm dựa trên những thông tin xác thực, đúng đắn.

3.2.2 Thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến vấn đề Bảo đảm tiền vay

Thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đánh giá giá trị của tài sản bảo đảm vì giá trị của tài sản bảo đảm thường xuyên biến động theo thị trường. Do đó, ngân hàng không thể xác định một cách chính xác giá trị của tài sản bảo đảm nếu không có những thông tin kịp thời.

Để có được một lượng thông tin phong phú, đa dạng và có giá trị thì ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên thu thập, xử lý và cập nhật thông tin. Nhiệm vụ cán bộ như sau:

Thu thập thông tin

Những thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm có thể thu thập từ các nguồn sau: - Thu thập trực tiếp từ bên bảo đảm: khi tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ ngân hàng có thể thu thập thông tin về tài sản bảo đảm thông qua các tài liệu bên bảo đảm gửi cho ngân hàng, thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn khách hàng và thu thập thông tin bằng cách kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm.

- Thu thập thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng: hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài thường xuyên đăng tải các thông tin về giá cả thị trường các loại hàng hóa. Giá cả hàng hóa thường xuyên biến động theo thời gian. Do đó đây là những thông tin rất cần thiết và bổ ích cho việc xác định giá trị tài sản bảo đảm.

- Thu thập thông tin qua điều tra thực tế. ❖Xử lý và cập nhật thông tin

Những thông tin thu thập được phải qua xử lý để đánh giá mức độ chính xác và tầm quan trọng của thông tin. Sau đó thông tin phải được cập nhật thường xuyên và việc cập nhật thông tin phải đảm bảo tính khoa học để thuận tiện cho việc sử dụng.

3.2.3. Thường xuyên phối hợp với tổ chức tư vấn và các cơ quan chuyên môn trong việc định giá tài sản bảo đảm

Thực tế cho thấy cán bộ ngân hàng chỉ có thể xác định giá trị tài sản bảo đảm thông dụng, còn đối với những tài sản bảo đảm ít phổ biến hoặc có kết cấu phức tạp thì cần có những cơ quan chuyên môn mới có thể định giá chính xác được giá trị của tài sản. Những cơ quan mà chi nhánh cần phối hợp trong việc định giá tài sản: - Các cơ quan chuyên môn như sở khoa học - công nghệ-môi trường, sở xây dựng, sở giao thông vận tải là những cơ quan có thể đánh giá được chất lượng tài sản bảo đảm. Từ đó có căn cứ xác định giá trị tài sản bảo đảm.

- Sở tài chính vật giá là cơ quan quản lý về giá cả và các loại hàng hóa tại địa phương nên có nhiều thông tin trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm.

3.2.4. Tiến hành cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại dư nợ, cơ cấu lại danh mục tài sản bảo đảm

Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Những khoản vay mới bắt buộc phải có tài sản bảo đảm, các khách hàng mới yêu cầu có ít nhất một tài sản bảo đảm của chủ doanh nghiệp độc lập với khoản vay để gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với ngân hàng.

- Đánh giá lại từng khoản tín dụng và tài sản bảo đảm có phù hợp với khoản vay đó hay không. Trường hợp tài sản bảo đảm đã nhận chưa đầy đủ cơ sở pháp lý, tính chuyển nhượng và giảm sút về mặt giá trị yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ vay/ tất toán khoản vay trước hạn nếu nhận thấy những dấu hiệu rủi ro từ nguồn thanh toán nghĩa vụ vốn vay.

- Giảm dần tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo quy định của NHQĐ, những đơn vị trả lương qua tài khoản, cán bộ nhân viên trong đơn vị có thể xem xét cho vay tín chấp lương. Thực tế, nhiều cá nhân trong đơn vị có ý thức trả nợ thấp, hoặc mức độ ổn định thu nhập của người vay thấp nên thường xuyên để nợ quá hạn. Vì vậy, ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm, chi nhánh tiến hành đánh giá lại từng đơn vị trả lương qua tài khoản để thiết lập chính sách tín dụng cho những khoản vay tín chấp của các đơn vị.

- Đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa hình thành từ vốn vay: Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy trình Logistic ban hành thống nhất trong toàn hệ thống. Mở rộng hợp tác với các đơn vị giao vận uy tín và trình phòng phát triển sản phẩm NHQĐ nghiên cứu ký các thỏa thuận hợp tác toàn hệ thống nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng và ngân hàng. Những trường hợp cá biệt không tuân thủ đúng quy trình giao vận, Chi nhánh tiến hành thuê kho hàng hai bên, thuê bảo vệ độc lập vòng ngoài, không chấp nhận những kho hàng không đủ điều kiện, hàng hóa quản lý không có sự tách biệt với các hàng hóa của các đơn vị khác. Bên cạnh đó, cần giữ toàn bộ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu tài sản và nhập kho lưu giữ theo quy định của Ngâ hàng. Ngân hàng cần kiểm tra đột xuất hoặc thường xuyên hàng hóa để tại kho ba bên, giám sát quy trình nhập xuất kho, kiểm tra chất lượng hàng hóa. Khi xảy ra dấu hiệu bị rút hàng hoặc hàng hóa giảm sút giá trị cần có giải pháp kịp thời để xử lý nhằm bảo toàn vốn vay ngân hàng.

- Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ: Trường hợp những khoản vay Chi nhánh chấp nhận lấy quyền đòi nợ cần yêu cầu trong hợp đồng kinh tế mà Chi nhánh nhận quyền đòi nợ có cam kết thanh toán duy nhất, không hủy ngang về tài khoản của khách hàng mở tại Chi nhánh hoặc yêu cầu có cam kết thanh toán ba bên (ngân

hàng, khách hàng vay vốn, bên có nghĩa vụ trả nợ khách hàng vay vốn). Chi nhánh thường xuyên theo dõi dòng tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng và đánh giá chất lượng, giá trị hàng hóa, đánh giá đối tác mà chi nhánh nhận quyền đòi nợ, trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện theo đúng cam kết ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng vay vốn thực hiện cam kết. Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá uy tín của bên có nghĩa vụ, yêu cầu khách hàng vay vốn phải cung cấp thông tin về bên mua hàng để đảm bảo chắc chắn nguồn thu từ quyền đòi nợ không vi phạm cam kết.

- Đối với tài sản bảo đảm là hàng tồn kho/ khoản phải thu luân chuyển: chỉ áp dụng với các khách hàng có mức độ uy tín cao, sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả. Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, đối chiếu với sổ sách và hàng hóa/ công nợ thực tế của công ty. Theo dõi sát dòng tiền về tài khoản của khách hàng để theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa/ khoản phải thu luân chuyển.

- Danh mục tài sản bảo đảm cần tăng tỷ trọng tài sản là bất động sản, giấy tờ có giá, giảm tài sản bảo đảm là hàng tồn kho luân chuyển, hàng hóa, quyền đòi nợ vì khả năng giám sát của ngân hàng còn hạn chế, thông tin của đối tác mà chi nhánh nhận quyền đòi nợ chưa rõ ràng, minh bạch.

3.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản bảo đảm và việc sử dụng vốn của khách hàng.

Chi nhánh muốn thực hiện tốt vấn đề an toàn trong cho vay thì cần phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản đảm bảo và việc sử dụng vốn của khách hàng. Bởi vì có như vậy thì Chi nhánh mới sớm phát hiện được tình trạng thức tế của khách hàng để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng.

Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng của tài sản bảo đảm, đồng thời cũng phải thực hiện việc giám sát vấn đề sử dụng tài sản bảo đảm của khách hàng có đúng mục đích không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w