Các quy định cụ thể về chovay và tài sản bảo đảm trong các sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 56)

2.4 Thực trạng về hiệu quả bảo đảm tiềnvay tại Ngân hàng TMCP Quân

2.4.2 Các quy định cụ thể về chovay và tài sản bảo đảm trong các sản phẩm

phẩm của Ngân hàng Quân đội

2.4.2.1 Mục đích và nguyên tắc về bảo đảm tiền vay của NHQĐ

❖ Mục đích bảo đảm:

Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng; phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến không thực hiện được; tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của NHQĐ.

❖ Nguyên tắc thực hiện:

S Tài sản bảo đảm chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp, nguồn trả nợ chính từ dịng tiền

phương án hoặc dự án hoặc nguồn thu nhập hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu của NHQĐ là tối đa hóa TSBĐ cho tất cả các nghĩa vụ của khách hàng đối với NHQĐ tại mọi thời điểm.

S NHQĐ lựa chọn việc cấp tín dụng và các sản phẩm tài chính đến khách hàng

có bảo đảm bằng tài sản và/hoặc khơng có bảo đảm bằng tài sản.

S Nguyên tắc ưu tiên trong việc nhận tài sản bảo đảm là thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba có mối quan hệ huyết thống, mật thiết, có trách nhiệm và hiểu rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

S Định giá tài sản bảo đảm khi cho vay và xác định giá trị tài sản khi xử lý phải

bảo đảm phải đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, an toàn cho việc thu hồi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khách hàng tại NHQĐ.

S Vật dùng để bảo đảm là vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai.

S Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng tài sản bảo đảm phải được thể hiện

bằng văn bản và thực hiện công chứng và/hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHQĐ.

S Thủ tục nhận tài sản bảo đảm phải được thực hiện trước khi giải ngân hoặc

cung cấp sản phẩm dịch vụ trừ trường hợp có phê duyệt khác của cấp có thẩm quyền.

S NHQĐ có quyền xử lý tài sản để thu hồi khoản tín dụng hoặc thực hiện các

nghĩa vụ khác của khách hàng đối với NHQĐ trong trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ tài chính đã cam kết.

S Khơng tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào việc nhận, quản lý và xử lý

tài sản của NHQĐ và các bên có liên quan.

S Sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà khách hàng hoặc bên bảo đảm vẫn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã cam kết.

2.4.2.2 Các quy định cụ thể

Hiện tại, tại Ngân hàng Quân đội đã ban hành quy định cụ thể các sản phẩm giành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đi cùng với các sản phẩm là các hướng dẫn cụ thể về bảo đảm tiền vay.

-I- Đối với khách hàng doanh nghiệp

Cầm cố / thế chấp tài sản; Bảo lãnh của Bên thứ ba; cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản; Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Đối với các khách hàng có uy tín, quan hệ lâu năm NHQĐ có thể nhận tài sản bảo đảm là khoản phải thu và hàng tồn kho luân chuyển. NHQĐ cũng tài trợ bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu của đổi tác trong nước (sản phẩm bao thanh tốn trong nước). Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Ngân hàng Quân đội (NHQĐ) có sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo LC hoặc nhờ thu (chiết khấu miễn truy địi hoặc chiết khấu có truy địi).

NHQĐ cũng đưa ra quy định cụ thể trong việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, như quy định về mối quan hệ của bên thứ ba với bên vay vốn là tổ chức: NHQĐ nhận tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của các thành viên Ban (Tổng) Giám đốc và/hoặc các thành viên Hội đồng quản trị đương nhiệm và/hoặc bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, con của các thành viên nêu trên. Những trường hợp khác phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

NHQĐ đã ban hành các qui định cụ thể về nghiệp vụ đảm bảo tiền vay áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống chi tiết trong từng sản phẩm. Những sản phẩm điển hình cho khách hàng doanh nghiệp đang áp dụng tại NHQĐ cụ thể như sau

❖Nghiệp vụ Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu

- Là hình thức cho vay dựa trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (hàng tồn kho và khoản phải thu) được dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai;

- Hàng tồn kho, các khoản phải thu sẽ là tài sản bảo đảm và là nguồn trả nợ cho khoản vay.

- Tỷ lệ cho vay tới 80%;

- Hình thức cho vay linh hoạt: Theo món, hạn mức;

- Tài sản đảm bảo: Là hàng hố và khoản phải thu; Ho sơ tài sản đảm bảo: Là các giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với khoản phải thu và nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho: hợp đồng kinh tế/mua bán, biên bản giao nhận hàng, hoá đơn, chứng từ thanh toán, phiếu nhập kho...

❖ Nghiệp vụ bao thanh toán trong nước

- Là hình thức cấp tín dụng của MB cho Bên bán hàng thông qua việc mua lại các Khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được Bên bán hàng và Bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá, - Tài sản đảm bảo: nghiệp vụ Bao thanh tốn thơng thường khơng u cầu TSĐB,

tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp Chi nhánh có thể linh hoạt yêu cầu bổ sung TSĐB cho phù hợp với khả năng khách hàng cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro.

❖ Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu

- Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc mua đứt bộ chứng từ theo L/C với một tỷ lệ nhất định (chiết khấu miễn truy đòi) hoặc Ngân hàng tạm ứng tới một tỷ lệ nhất định trị giá bộ chứng từ thanh tốn theo L/C hoặc nhờ thu và có quyền địi lại khách hàng hoàn trả số tiền đã được tạm ứng trong trường hợp Ngân hàng nước ngồi từ chối thanh tốn (chiết khấu có truy địi).

❖ Nghiệp vụ cho vay cổ phần hóa

- Là việc cho vay vốn để mua cổ phần lần đầu của Doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm cả cổ phần ưu đãi của cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư chiến lược và cổ phần mua thêm ngoài.

- Tài sản bảo đảm: là cổ phiếu của Doanh nghiệp cổ phần hóa được hình thành từ vốn vay; và/hoặc tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của người vay, của bên bảo lãnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, của NHQĐ)

❖ Nghiệp vụ sản phẩm cho vay theo hạn mức thấu chi

- Là hình thức NHQĐ cho khách hàng chi vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh tốn (tài khoản VNĐ) của mình tại NHQĐ;

- Điều kiện:

> Tài sản bảo đảm: Tối đa không quá 70% giá trị tài sản theo định giá của MB. Riêng đối với TSBĐ là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi do MB phát hành: hạn mức thấu chi cấp cho khách hàng tối đa là 90% giá trị của sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi;

> Tối đa khơng q 20% doanh số phát sinh Có bình qn 06 tháng gần nhất trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHQĐ;

> Đối với trường hợp khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng tại NHQĐ, Hạn mức thấu chi được cấp phải nằm trong hạn mức tín dụng

❖Nghiệp vụ quản lý cho vay theo món, theo hạn mức

- Là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn của từng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, nguồn trả HỌ'...;

- Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền; Bảo đảm bằng sổ tiết kiệm MB; Cầm cố / thế chấp tài sản; Bảo lãnh của Bên thứ ba; Tín chấp; Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

-I- Đối với khách hàng cá nhân

Trong từng sản phẩm cụ thể có quy định rõ ràng về tỷ lệ tài trợ, tài sản bảo đảm. Các sản phẩm khách hàng cá nhân hiện tại tương đối đa dạng, bao gồm: Cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh; cho vay du học, cho vay mua nhà chung cư, đất dự án, cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà đất, cho vay mua xe ơ tơ trả góp; cho vay theo hạn mức thấu chi; cho vay cầm cố giấy tờ có giá; cho vay chứng khốn; cho vay ứng trước tiền bán chưng khốn; cho vay tín chấp; cho vay cổ phần hóa lần đầu. Thơng thường, NHQĐ nhận những tài sản sau làm tài sản bảo đảm: Giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, sạp hàng, nhà chung cư, đất dự án, bất động sản. Nhìn chung, khách hàng cá nhân các quy định tương đối rõ ràng và chi tiết đối với từng sản phẩm bởi thông tin về khách hàng cá nhân thông thường tập trung vào một số điểm như: thu nhập thực tế, mục đích vay vốn, nguồn và kế hoạch trả nợ, tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, đối với các phương án vay dùng tài sản bảo đảm

là tài sản khác thì tỷ lệ tài trợ của Ngân hàng Quân đội có thể cao hơn. Vi dụ: đối với sản phẩm cho vay mua nhà chung cư/đất dự án: Trường hợp tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, mức cho vay tối đa: 70% giá bán căn hộ chung cư/đất dự án; Trường hợp tài sản bảo đảm độc lập với khoản vay: mức cho vay tối đa 80% giá bán căn hộ chung cư/đất dự án.

NHQĐ cũng đưa ra quy định cụ thể trong việc nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba như quy định về mối quan hệ của bên thứ ba với bên vay vốn là cá nhân: NHQĐ nhận tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của con cái và/hoặc bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, và/hoặc anh, chị, em của vợ/chồng và/hoặc cơ, dì, chú bác, cậu ruột của khách hàng. Những trường hợp khác phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.4.3. Quy trình bảo đảm tiền vay

Tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Long Biên hiện đang tuân thủ quy trình nhận và giải chấp tài sản bảo đảm có sự phối hợp giữa 2 bộ phận là: Chuyên viên quan hệ khách hàng (CV.QHKH) và chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng (CV.HTQHKH)

Bước 1: Thẩm định tài sản bảo đảm. - CV.QHKH lựa chọn loại TSBĐ

- CV.QHKH nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm - CV.HT thẩm định TSBĐ

- CV.HT lập báo cáo thẩm định TDBĐ

- Phụ trách bộ phận hỗ trợ kiểm soát báo cáo thẩm định TSBĐ do chuyên viên hỗ trợ lập.

- CV.QHKH trình ký và phê duyệt phương án TSBĐ lãnh đạo. Bước 2: Nhận tài sản bảo đảm

- CV.QHKH trao đổi với khách hàng về việc nhận TSBĐ - CV. HTQHKH soạn thảo các giấy tờ liên quan.

- CV.QHKH nhận hồ sơ bản chính của TSBĐ từ khách hàng - CV.HTQHKH nhận hồ sơ TSBĐ từ CV.QHKH

- CV.HTQHKH hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ TSBĐ

- PT.BPHT kiểm soát hồ sơ TSBĐ khách hàng đã ký và trình lãnh đạo phê duyệt - CV.HTQHKH gửi đơn đăng ký giao dịch bảo đảm và gửi thông báo cho các cơ

quan liên quan (nếu có)

Bước 3: Nhập TSBĐ vào hệ thống và nhập kho TSBĐ - CV.HTQHKH nhập TSBĐ vào hệ thống T24

- PT.BPHT kiểm soát và phê duyệt chứng từ nhập kho TSBĐ từ hệ thống T24 và đề nghị nhập kho TSBĐ.

- CV.HTQHKH chuyển bản gốc hồ sơ TSBĐ cho bộ phận kho quỹ và dịch vụ khách hang nhập kho và CV.HTQHKH lưu bản photo.

Bước 4: Quản lý TSBĐ

- CV.QHKH kiểm tra thực tế / định giá lại TSBĐ - CV.HTQHKH kiểm tra thực tế / định giá lại TSBĐ - CV.QHKH lập báo cáo kiểm tra TSBĐ

- CV.HTQHKH định giá lại TSBĐ.

Bước 5: Xử lý tài sản bảo đảm (giải chấp tài sản hoặc xử lý tài sản để thu hồi nợ) Nhìn chung với quy trình trên đảm bảo sự hỗ trợ của bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng với bộ phận bán hàng và kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo tính khách quan trong việc định giá và quản lý tài sản bảo đảm.

Trách nhiệm của BP.HTQHKH là thẩm định tính pháp lý của tài sản, định giá tài sản và làm tờ trình định giá trình trưởng BP hỗ trợ. Sau khi tờ trình được lãnh đạo phê duyệt sẽ hoàn thiện các thủ tục theo quy định của NHQĐ (ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập dữ liệu vào phần mềm, nhập kho tài sản)

Trách nhiệm của BP.QHKH là tiếp cận và nhận hồ sơ từ phía khách hàng, căn cứ vào kết quả định giá của BP.HTQHKH sẽ làm tờ trình lãnh đạo về phương án tài

sản bảo đảm. BP.QHKH có thể đồng ý/khơng đồng ý với kết quả định giá của BP.HTQHKH và đưa ra ý kiến độc lập. Ngoài ra, BP.QHKH phải đưa ra tỷ lệ cho vay trên giá trị định giá hoàn toàn chịu trách nhiệm về tỷ lệ cho vay đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w