Kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67)

2.5.1 Kết quả đạt được

2.5.1.1 Nhận định và đưa ra định hướng đúng đắn về bảo đảm tiền vay

Nhận thức rõ được vai trò của hoạt động bảo đảm tiền vay nên trong những năm qua Chi nhánh đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp, thực hiện nhiều chủ trương đúng đắn về bảo đảm tiền vay để vấn đề này thực sự trở thành một phương tiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo đảm tiền vay, kịp thời cập nhật những quy định mới cho cán bộ nhân viên ngân hàng để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Chi nhánh đã cố gắng nâng cao tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản và đã có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng.

2.5.1.2 Đào tạo nhân sự nhằm nâng cao khả năng thẩm định

Chi nhánh ngày càng hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định và tổ chức quản lý tín dụng. Điều này đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay. Các dự án mà ngân hàng dự định cho vay được thẩm định trên nhiều phương diện như: thị trường, xã hội, tài chính, kỹ thuật. Ngân hàng từ chỗ thẩm định dự án thường dựa vào kinh nghiệm là chính thì nay đã áp dụng những phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề một cách rộng mở hơn, sâu sắc hơn. Các chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng để tính toán trong thẩm định được mở rộng và bổ sung bởi các chỉ tiêu phân tích hiện đại như: giá trị hiện tại ròng, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, điểm hoà vốn...

Chi nhánh đã thành lập ban đào đạo có nhiệm vụ thường xuyên mở ra các lớp bồi dương nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nên trình độ của các cán bộ tín dụng trong việc thu thập và phân tích thông tin khách hàng (như tài sản bảo đảm, uy tín, khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh,..) đã có những tiến bộ rõ rệt. Khách hàng mà các cán bộ tìm kiếm, phát triển, thẩm định có chất lượng cao và cải thiện

rõ rệt. Đồng thời Chi nhánh cũng đã thực hiện việc sàng lọc khách hàng để có danh mục khách hàng an toàn, hiệu quả.

2.5.1.3. Đánh giá đúng rủi ro tín dụng

Chi nhánh đã thường xuyên chuyển nợ quá hạn kịp thời, hàng tháng tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. Hiện nay, quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đã có khả năng bù đắp được các khoản nợ không thể thu hồi được. Do đó đã thể hiện được phần nào hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. 2.5.1.4 Đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giám sát khoản vay

Các nhân viên tín dụng thường xuyên làm việc với các khách hàng quá hạn hoặc khách hàng có nguy cơ quá hạn để tìm cách tháo gỡ khó khăn với khách hàng, tư vấn giúp khách hàng thu hồi vốn, đặc biệt với các trường hợp tài sản bảo đảm mà Chi nhánh nhận chưa chặt chẽ thì việc hợp tác với khách hàng là yếu tố quyết định đến công tác thu hồi nợ vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh có sự kết hợp với Công ty xử lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng quân đội (AMC) để thu hồi những khoản tín dụng quá hạn.

2.5.2 Hạn chế

2.5.2.1 Chất lượng tài sản bảo đảm chưa tốt

Chi nhánh đã linh động trong việc chọn tài sản bảo đảm. Hầu hết các khách hàng chỉ có một phần tài sản là bất động sản có tính khả mại cao, chi nhánh nhận quá nhiều tài sản là hàng tồn kho luân chuyển, hàng hóa hình thành từ vốn vay và khoản phải thu, những tài sản trên luôn biến động và khả năng quản lý của Chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Một số tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất đã qua nhiều năm sử dụng, đã lạc hậu nên khả năng chuyển nhượng thấp.

Mặc dù tài sản bảo đảm là bất động sản có tính thanh khoản thấp nhưng gắn trực tiếp trách nhiệm của người vay vốn với nghĩa vụ trả nợ. Tài sản là hàng hóa/quyền đòi nợ tạo ra tính linh hoạt trong việc vay vốn nhưng chi nhánh chưa có bộ khung tiêu chuẩn về các loại hàng hóa nhận thế chấp, giá trị, sự biến động giá trị

hay việc tiêu thụ hàng hóa nên khi khách hàng gặp khó khăn khi đầu ra dự kiến không chấp nhận hàng hóa hoặc từ bỏ đơn hàng, chi nhánh chưa có giải pháp tiêu thụ hoặc khi tìm được đối tác mua hàng thì hàng hóa đã giảm giá trị. Đối với tài sản bảo đảm là hàng tồn kho luân chuyển, việc kiểm tra mang tính chất định kỳ, phụ thuộc nhiều vào uy tín của khách hàng nên chưa tạo tính an toàn tuyệt đối.

2.5.2.2 Tài sản bảo đảm và người vay vốn không có ràng buộc

Tại chi nhánh tồn tại những khoản vay mà tài sản bảo đảm của một cá nhân và người vay vốn là một cá nhân/tổ chức không có mối quan hệ, ràng buộc. Theo quan điểm của Chi nhánh, tài sản bảo đảm của bên thứ ba phải có mối quan hệ anh em ruột thịt, bố mẹ của các thành viên góp vốn trong công ty hoặc cá nhân vay vốn. Tuy nhiên, việc thẩm định mối quan hệ gặp nhiều khó khăn vì Chi nhánh không thể về chính quyền địa phương để xác định mối quan hệ của chủ sở hữu tài sản và bên vay vốn nên phần lớn phụ thuộc độ trung thực của người vay. Những trường hợp xảy ra rủi ro chủ yếu là khách hàng vay vốn đã mượn hoặc thuê tài sản bảo đảm của bên thứ ba không có mối quan hệ, xảy ra tình trạng vay hộ, vay ké. Bản thân người vay vốn và người có tài sản bảo đảm đều có nhận thức sai về nghĩa vụ vay vốn dẫn đến khi thu nợ gốc, lãi khoản vay xảy ra tình trạng người vay vốn chây ì và cho rằng phần vốn vay hộ là trách nhiệm của bên có tài sản bảo đảm dẫn đến rủi ro trong việc thu hồi nợ và xử lý tài sản gặp khó khăn nếu bên đi vay và bên có tài sản bảo đảm không thiện chí.

2.5.2.3 Việc quản lý tài sản bảo đảm chưa chặt chẽ

Một số tài sản bảo đảm là hàng hóa hình thành từ vốn vay, hàng hóa khi hình thành được để tại kho riêng và phải tuân thủ quy trình giao nhận vận chuyển, bảo quản kho hàng (còn gọi là Logistic). Tuy nhiên, do hàng hóa tại khu vực không thể thực hiện thuê kho của các đơn vị đã được Ngân hàng Quân đội thống nhất trên toàn hệ thống và Chi nhánh phải thuê kho của bên thứ ba mà Chi nhánh chưa có đầy đủ thông tin. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng bên thuê kho đã bán toàn bộ số hàng trong kho gây rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

2.5.2.4 Việc định giá tài sản bảo đảm chưa thật sự khách quan

Tại chi nhánh, việc định giá tài sản bảo đảm chủ yếu do bộ phận hỗ trợ thực hiện, sự tham gia của công ty định giá tài sản (AMC) còn hạn chế do thời gian và chi phí định giá độc lập còn cao. Mặt khác, giá do AMC đưa ra ngân hàng phải thẩm định lại vì đôi khi là mức giá chưa an toàn cho chi nhánh.

Theo quy định hiện hành, việc định giá tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và chỉ là cơ sở xác định mức cho vay của ngân hàng, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm. Thêm vài đó, tài sản bảo đảm đa dạng và phong phú nên việc định giá tài sản bảo đảm tương đối phức tạp, trong khi đó trình độ hiểu biết của cán bộ chi nhánh về tính năng, tác dụng và giá cả của tài sản còn nhiều hạn chế. Do đó, khó có thể xác định chính xác giá trị tài sản. Nhiều tài sản bảo đảm, cán bộ chi nhánh chỉ căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua hàng để xác định giá trị tài sản bảo đảm, có những hàng hóa mà chứng từ, hóa đơn mà 100% giá trị hàng hóa được ghi trên hóa đơn khi khách hàng mua, nhưng cũng có tài sản chứng từ, hóa đơn không phản ánh đúng (người bán chỉ xuất một phần hóa đơn ) nên nếu việc định giá chỉ căn cứ theo hóa đơn sẽ phản ánh chưa đúng giá trị thực của tài sản và chưa phát huy hiệu quả của bảo đảm tiền vay.

2.5.2.5 Nhiều tài sản bảo đảm chưa đầy đủ căn cứ pháp lý để xử lý

Nhân viên quan hệ khách hàng và hỗ trợ chưa sát sao trong việc rà soát lại hồ sơ tài sản bảo đảm, tồn tại những khoản vay ban đầu tốt, khách hàng trả nợ đúng hạn nên sau khi đáo hạn hầu như nhân viên quan hệ khách hàng và hỗ trợ không rà soát lại tài sản. Khi xảy ra rủi ro, cần xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ các bộ phận rà soát lại hồ sơ nhận ra hồ sơ không đủ căn cứ để xử lý ví dụ như nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu mà chỉ có quyết định giao đất cho cá nhân nên không đủ điều kiện pháp lý để phát mại tài sản.

2.5.2.6 Công tác thẩm định khách hàng còn nhiều hạn chế

Nhiều nhân viên quan hệ khách hàng tại chi nhánh vẫn mang tư tưởng tài sản bảo đảm là vấn đề lãnh đạo quyết định việc cho vay, trên thực tế phương án vay vốn

của khách hàng và dòng tiền từ phương án quyết định đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Thực tế cho thấy, để theo đuổi một vụ xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ chi nhánh tốt kém rất nhiều thời gian và chi phí, khi đã tính đến phương án xử lý tài sản bảo đảm, chi nhánh xác định thu hồi được tối đa 70% dư nợ gốc, toàn bộ lãi phát sinh hầu như chấp nhận rủi ro vì chi phí xử lý tài sản bảo đảm có thể lên tới 30%, chưa tính đến việc tài sản bảo đảm giảm sút giá trị.

Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức của khách hàng vay vốn là vấn đề chưa được quan tâm, chú trọng nên đã xảy ra những trường hợp không đáng có gây tổn thất cho Ngân hàng Quân đội. Vi dụ như trường hợp một khách hàng cá nhân đã từng có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng đã sau khi vay vốn mua chiếc xe ô tô tại Chi nhánh đã bị đuổi việc, khoản vay bị quá hạn, Chi nhánh đã dùng các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không có kết quả. Khách hàng đã tính đến việc lừa đảo ngân hàng bằng cách mua bảo hiểm của của Công ty bảo hiểm Ngân hàng quân đội - MIC nhưng không thực hiện chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Chi nhánh. Sau đó không lâu sắp xếp vụ tai nạn chiếu xe bị cháy và khách hàng đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục chứng minh với MIC đó là vụ tai nạn và yêu cầu MIC bồi thường trực tiếp cho cá nhân. Chi nhánh đã nhanh chóng nắm bắt được thông tin và đã phối hợp với MIC dùng chính tiền bảo hiểm để tất toán khoản vay. Tuy nhiên, tính trên tổng thể toàn hệ thống thì Ngân hàng bị tổn thất từ khoản vay của khách hàng trên. Công ty MIC đã không thẩm định khách hàng trước khi bán bảo hiểm nên xảy ra rủi ro. Mặt khác, Đối với tài sản hình thành từ vốn vay, Chi nhánh chỉ giữ đăng ký xe nên toàn bộ rủi ro liên quan đến tài sản đối với những trường hợp khách hàng xấu, không thiện chí Chi nhánh mất khả năng giám sát.

2.5.2.7 Thời gian xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nọ thường kéo dài

Việc xử lý tài sản bảo đảm thường kéo dài, thậm chí từ năm này qua năm khác, thông thường việc xử lý tài sản tại chi nhánh tự thực hiện đối với các món chi nhánh nhận thấy có thể tiếp cận và xử lý nhưng vì chưa đưa được giải pháp hữu hiệu nên thời gian thu hồi nợ kéo dài. Những trường hợp khó khăn, Chi nhánh thực hiện thông qua hình thức bán nợ cho cơ quan AMC. Tuy nhiên, những món nợ quá

hạn do AMC xử lý thường chưa đạt kết quả cao, và kéo dài, chưa xử lý dứt điểm. Trong 02 năm AMC mới thu hồi được 12 món nợ, số tiền thu hồi từ việc phát mại thấp. Thêm vào đó, chi nhánh mất 20% tổng giá trị thu hồi cho AMC để xử lý tài sản nên số tiền thu lại để hoàn nhập chi phí trích lập dự phòng thấp.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ còn tồn tại mà hiện nay NHQĐ chưa khắc phục được và cần có thời gian đào tạo/đào tạo lại để thích ứng với sự thay đổi của thực tế.

Công tác xử lý tài sản bảo đảm của Chi nhánh còn chưa có sự tích cực, quyết liệt nên thời gian thường kéo dài và hiệu quả chưa cao.

Việc giám sát và thực hiện quy trình quản lý tài sản bảo đảm chưa thực hiện triệt để và nghiêm túc, nhiều trường hợp mang tính chất hình thức dẫn đến công tác bảo đảm tiền vay chưa thực sự phát huy hiệu quả rào chắn rủi ro cho Ngân hàng.

Ngân hàng Quân đội chưa có cơ sở dữ liệu và hệ thống phần mềm quản lý tài sản bảo đảm nên khó khăn trong việc quản lý, chưa thiết lập được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của khoản vay và tài sản bảo đảm nên hầu hết hiệu quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ.

2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý chưa ổn định, hệ thống văn bản có những bất cập như chưa có hướng dẫn cụ thể hơn Nghi định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, giữa văn bản luật và thực tiễn còn có những điểm chưa sát gâykhó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng nên hiệu quả của công tác bảo đảm tiềnvay còn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Môi trường kinh tế xã hội tại ViệtNam có nhiều biến động, các quy định liên

quan đến thuế, tài sản,.. .vẫn còn những khe hở nên các tổ chức, cá nhân vẫnlách luật. Vì vậy, các thông tin trên hồ sơ chứng từ vẫn chưa phản ánh chính xác bản chất sự việc.

Hoạt động trên địa bàn quận Long Biên, là quận có kinh tế mới phát triển, cạnh trạnh với hơn 15 ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần trên địa bàn nhưng Chi nhánh luôn cố gắng phát huy tìm kiếm các khách hàng hoạt động hiệu quả ở các điạ bàn khác như: Thái Nguyên (khách hàng: công ty CP gang thép Thái Nguyên), Việt Trì (khách hàng: Công ty giấy Việt Trì). Tuy nhiên vì là ngân hàng đi sau các ngân hàng khác nên để lôi kéo được các khách hàng của các ngân hàng khác thì ban đầu phải thông thoáng hơn các ngân hàng khác về chính sách tín dụng ví dụ như: nhận tài sản bảo đảm phần lớn là hàng tồn kho luân chuyển, quyền đòi nợ, khoản phải thu vì các ngân hàng đi trước họ đã nhận hết các tài sản là bất động sản hoặc động sản của khách hàng.

Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng và lập các chứng từ giả mạo vay vốn, hoặc khách hàng không thiện chí phối hợp với ngân hàng nên ngân hàng không thể tháo gỡ khó khăn ngay khi có sự biến đổi bất lợi ảnh hưởng hiệu quả phương án kinh doanh của khách hàng.

Ket luận chương 2

Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Long Biên hoạt động trên địa bang Quận Long Biên - một quận mới phát triển nên có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn. Sau bốn năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống mạng lưới gồm trụ sở và 4 phòng giao dịch trực thuộc, xây dựng được mô hình kiểm soát tương đối chặt chẽ và phát huy hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w