Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiềnvay của

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 39)

1.3. Hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác bảo đảm tiềnvay của

của Ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng vay vốn

Thứ nhất, Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác động đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay. Trong nhiều trường hợp khách hàng lập hồ sơ giả để lừa đào ngân hàng như: báo cáo tài chính khơng trung thực, giả mạo các chứng từ liên quan đến phương án, đặc biệt đối với các khách hàng có kinh nghiệm vay vốn và làm hồ sơ vay thì Ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề bảo đảm tiền vay trở nên khơng cịn ý nghĩa. Vì vậy để đạt được hiệu quả của cơng tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được những khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.

Thứ hai, Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng khi cho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Chẳng hạn, các khách hàng sử dụng vốn ngân hàng khơng đúng với phương án, mục đích khi xin vay, khơng đúng đối tượng kinh doanh... Đây có thể là một trong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Thứ ba, Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính là những yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mục đích vay vốn của khách hàng thường là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mọi thu nhập từ đủ bù đắp mọi chi

phí và có lợi nhuận thì nguồn vốn đó được coi là hoạt động có hiệu quả và có khả năng hồn trả được khoản tín dụng đã cấp. Tuy nhiên, “Rủi ro là bạn đường của đầu tư”, bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng khó có thể lường trước và tránh được tất cả các biến cố bất lợi xảy ra. Vì vậy, trong trường hợp gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng có thể mất một phần vốn đầu tư ban đầu hay nói cách khác là tạm thời thua lỗ. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, vốn tự có lớn, các nguồn thu nhập khác đủ bù đắp được phần thua lỗ trong hoạt động đầu tư thì khách hàng vẫn có khả năng trả nợ ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng vừa bị thua lỗ trong kinh doanh lại khơng có khả năng tài chính để bù đắp thì khách hàng khơng có khả năng trả nợ ngân hàng và việc thu nợ ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng xử lý tài sản bảo đảm.

1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng

Thứ nhất, Khả năng thẩm định về tài sản bảo đảm của ngân hàng. Qua cơng tác thẩm định, ngân hàng có thể xác minh được quyền sở hữu và sử dụng của bên bảo đảm đối với tài sản và xác định được giá trị của tài sản bảo đảm. Từ đó làm căn cứ xác định mức cho vay phù hợp nhằm gắn trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng, hoặc trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay sẽ là nguồn thu nợ thứ hai tránh cho ngân hàng gặp phải rủi ro mất vốn. Nếu cán bộ thẩm định nắm chắc được chun mơn nghiệp vụ, có hiểu biết về các loại tài sản và luôn theo dõi kịp thời những biến động thị trường về tài sản bảo đảm và thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì cơng tác bảo đảm tín dụng sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại có thể ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng từ phía TSBĐ tín dụng.

Thứ hai, Khả năng kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm của ngân hàng. Tài sản bảo đảm thường do khách hàng quản lý, khai thác và sử dụng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tài sản bảo đảm nhằm đánh giá tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm, phát hiện kịp thời những trường hợp tài sản bị khai thác quá mức, giá trị bị giảm sút nghiêm trọng. Để tránh rủi ro trên, ngân hàng thường tái định giá tài sản bảo đảm một cách định kỳ hoặc thường xuyên, điều này phụ thuộc

vào tính ổn định của tài sản bảo đảm để từ đó đề ra những phương án bảo toàn giá trị bảo đảm cho khoản tín dụng.

Thứ ba, Việc thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Việc tuân thủ những quy định về bảo đảm tiền vay nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định quyền của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm. Neu ngân hàng không tn thủ các quy định về bảo đảm tín dụng thì ngân hàng sẽ khơng được pháp luật bảo vệ. Vi dụ: ngân hàng nhận thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên bảo đảm, không thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tín dụng hoặc khơng tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận thì khi khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết ngân hàng khơng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vì hợp đồng bảo đảm tín dụng đó bị vơ hiệu do lập trái với các quy định của pháp luật. Vì vây, cần phải thận trọng trong việc thực hiện để tránh những sai phạm khơng đáng có.

1.3.3.3. Các nhân tố khác

Mơi trường pháp lý là vấn đề hết sức quan trọng, mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay. Các hình thức bảo đảm tiền vay áp dụng cho mỗi nước tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước mà các văn bản quy định được ban hành ra là nới lỏng hay thắt chặt. Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các NHTM thực hiện vấn đề an tồn trong cho vay của ngân hàng.

Mơi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động của ngân hàng nên nó cũng tác động đến cơng tác bảo đảm tiền vay. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mơ hoạt động của mình. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng

trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thối, quy mơ sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút.

Mơi trường chính trị xã hội ổn định là yếu tố sẽ tạo tâm lý tốt cho người dân, từ đó tạo sự mạnh dạn trong đầu tư và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay. Mơi trường chính trị ổn định, khơng có chiến tranh là mơi trường thuận lợi và n tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngồi. Xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.

Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cũng tác động đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay. Đối với những tài sản có mức độ an tồn cao hơn sẽ được các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệu quả của bảo đảm tiền vay sẽ cao hơn. Những tài sản có độ an toàn cao là những tài sản dễ dàng xác định được quyền sở hữu, có thị trường tiêu thụ rộng rãi... và là những tài sản dễ bán với chi phí thấp nên ngân hàng sẽ dễ thu hồi được vốn nhanh và dễ dàng hơn.

Những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh là những nhân tố bất khả kháng mà khách hàng nào cũng phải đối mặt, nó có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho khách hàng. Các nhân tố này được gọi là bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm sốt của cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, sự tác động của những nhân tố này tới người vay thường là rất nặng nề, họ thường bị tổn thất lớn, khả năng trả nợ của ngân hàng bị suy giảm, thậm chí khơng cịn khả năng trả nợ.

Tóm lại, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay rất đa dạng, ngân hàng cần phân tích, xem xét kỹ lương trên tất cả các mặt để thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay để bảo đảm tiền vay thực sự trở thành một cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho ngân hàng.

Ket luận chương 1

Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác nên cũng rất mong muốn có được hiệu quả trong các hoạt động của mình, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động có khả năng sinh lợi nhiều nhất cho hầu hết các ngân hàng nhưng nó cũng lại chịu rủi ro cao nhất. Do đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng đã áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay. Đây là một trong những biện pháp mà ngân hàng thường áp dụng để ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra. Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những khâu mà ngân hàng mong muốn đạt hiệu quả cao nhất vì nếu cơng tác bảo đảm tiền vay mà đạt được hiệu quả tốt thì sẽ giúp ngân hàng tránh được tổn thất lớn khi rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, sử dụng hình thức bảo đảm tiền vay cũng làm cho khách hàng có trách nhiệm hơn đối với khoản vay, có ý chí trả nợ cao hơn, hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

về mặt bản chất thì bảo đảm tín dụng là biện pháp bảo vệ quyền lợi của người cho vay trên cơ sở các biện pháp bảo đảm (thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp), bảo đảm tín dụng nhằm thiết lập cơ sở pháp lý để tạo thêm nguồn thu nợ thứ hai nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảo đảm tín dụng vừa là nguồn thu nợ, vừa có ý nghĩa tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Việc lựa chọn tài sản bảo đảm phải linh hoạt để vừa tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng, vừa mang tính cạnh tranh và ngân hàng có khả năng giám sát được tài sản bảo đảm.

Tài sản bảo đảm là rào chắn rủi ro, không phải là điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định cho vay. Nhận thức đúng vai trò của bảo đảm tiền vay,

công tác bảo đảm tiền vay cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay, các quy định hiện hành mà các ngân hàng đang áp dụng và đặc biệt đã đưa ra các chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay của NHTM.

Thực tiễn công tác bảo đảm tiền vay các ngân hàng đang diễn ra như thế nào, làm cách nào để nâng cao được hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay. Ở chương tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thực trạng trên qua việc phân tích hoạt động tín dụng và cơng tác bảo đảm tiền vay ở Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Long Biên. Qua đó, chúng ta cũng sẽ thấy được những kết quả mà Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Long Biên đạt được, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN

QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH LONG BIÊN

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh long biên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w