Kinh nghiệm của các nước châu Âu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 78)

Các nước này đã áp dụng chính sách tín dụng hỗ trợ DN như: ngăn chặn việc các DN lớn trì hãn thanh toán cho các DNV&N, hỗ trợ tài chính

29

cho hiện đại hóa công nghệ thiết bị, hỗ trợ tài chính cho việc áp dụng công nghệ tin học và quản lý và phân tích kinh tế, hỗ trợ tài chính cho các DNV&N phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị, cho phép các quỹ đầu tư tham gia vốn vào các DNV&N. Ngoài ra Chính phủ còn lập các NH để cung cấp tài chính cho các DNV&N thông qua các quỹ: quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ cho DNV&N, quỹ hỗ trợ DNV&N mới thành lập, quỹ bảo lãnh tín dụng nói chung cho DNV&N sử dụng và phát triển công nghệ mới, cho phép các DNV&N liên kết với nhau để hình thành quỹ tương trợ trên cơ sở cùng góp thêm vốn vào phần tài trợ ban đầu của Nhà nước để ngăn chặn tình trạng phá sản dây chuyền.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, linh hoạt hình thức cho vay có đảm bảo. Đây là hình thức mở rộng hình thức cho vay có bảo đảm bằng hàng hóa, dịch vụ. NH có thể giải ngân dựa trên phương án sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, uy tín của DN. Và đặc biệt là NH có thể phát triển hình thức cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ phải thu của DN.

Thứ hai, cần nhanh chóng triển khai mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay không đủ điều kiện về thế chấp tài sản và cam kết trả nợ thay cho các DNV&N. Chính thức được triển khai từ 10/2/2009, nguồn quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn là 200 tỉ đồng được chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm đầu mối (VDB). Những DN thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động sẽ được bảo lãnh vay vốn. Quy mô dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DN tối thiểu là 100 triệu đồng, không nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng, không nợ thuế, có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 10% và sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp bảo đảm bảo lãnh. Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng

30

100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên với mức phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền bảo lãnh. Điều này cho thấy biện pháp này đã bắt đầu được chú ý ở nước ta.

Thứ ba, thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các DNV&N. NH phải xác định chiến lược hoạt động dành cho khách hàng là DNV&N. Chính sách này phải hướng tới việc thu hút thêm nhiều DNV&N và ưu đãi đối với các DNV&N có quan hệ tín dụng thường xuyên và tốt với NH. Chẳng hạn như về chính sách tín dụng thì NH phải có sự hướng dẫn cho vay riêng biệt đối với đối tượng là DNV&N, mở rộng việc cấp tín dụng trên cơ sở cho vay theo dự án đầu tư: thương mại, dịch vụ, đổi mới máy móc thiết bị, cho vay theo phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: cho vay bổ sung vốn lưu động mua nguyên, nhiên, vật liệu và các chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cho vay mua phương tiện vận chuyển, cho vay tài trợ thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, cho vay các nhu cầu về tài chính: nộp thuế, mua cổ phần, cổ phiếu, cầm cố, chiết khấu GTCG. Ví dụ như chính sách mà NH MHB đã áp dụng đối với các DNV&N sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có quan hệ tín dụng với MHB từ 2 năm trở lên, trả nợ gốc, nợ lãi vay đủ đúng hạn, được MHB xem xét quyết định cho vay với lãi suất thấp hơn tối đa là 10% lãi suất cho vay cùng loại. Trường hợp DNV&N vừa có quan hệ tín dụng với MHB vừa sử dụng các dịch vụ NH của MHB như mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh... có thể được MHB xem xét quyết định áp dụng chính sách khách hàng với lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay cùng loại tối đa là 15%, hoặc giảm thu phí dịch vụ tối đa là 20% phí dịch vụ cùng loại. MHB chấp nhận các loại tài sản bảo đảm như bất động sản: đất đai, nhà xưởng, động sản: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, hàng hóa, các giấy tờ

31

có giá, cổ phiếu, trái phiếu, tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh của bên thứ ba.

Thứ tư, góp phần đầu tư liên doanh, liên kết với DNV&N. Đe phát triển cho vay, NH không nhất thiết chỉ cho DN vay vốn mà có thể lựa chọn xem DN nào làm ăn có hiệu quả, có triển vọng thì NH có thể thỏa thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những DN đó để cùng sản xuất, kinh doanh. Như vậy, NH không những phát triển được cho vay mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường, đồng thời trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay.

Kết luận:

- Tại nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, những nước đang phát triển, những nước kém phát triển, tỷ trọng DNV&N thường là một con số đáng kể. các DNV&N đóng góp quan trọng vào GDP, Ngân sách Nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các DNV&N cần tiếp cận nguồn tín dụng của NH. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy nhu cầu vay vốn của các DN vẫn có trong khi chỉ có chưa đến 50% DN ngoài quốc doanh tiếp cận được vốn NH. Có thể nói phát triển hoạt động cho vay DNV&N của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân NH và DN mà cho cả nền kinh tế. Mở rộng hoạt động cho vay giúp NH nâng cao mức thu nhập đồng thời giúp cho các DNV&N khắc phục được những nhược điểm về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội.

32

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THANH XUÂN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội trong năm 2012

Năm 2012, GDP tăng 10,58% so năm 2011, trong đó ngành công nghiệp tăng 11,7%, dịch vụ tăng 10,8% và nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,7%. Ước tính cả năm 2012, Hà Nội thu hút được khoảng 300 dự án với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 5 tỷ USD (tăng 53,3%), trong đó cấp mới 270 dự án, với vốn đầu tư ước tính 4,4 tỷ USD (tăng 54,9%), bổ sung tăng vốn 30 dự án (tăng 3,4%) với khoảng 0,6 tỷ USD (tăng 42,2%). Dự kiến vốn đầu tư xã hội năm 2012 là 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2011, trong đó vốn đầu tư Nhà nước giảm 22,1%, vốn đầu tư của DNNN tăng 12,9%, vốn đầu tư của kinh tế ngoài Nhà nước tăng 29,2%, dân cư đầu tư tăng 37,9% và vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%. Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2011, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2012 so tháng trước giảm 1,3%, tăng 22,92% so với năm 2011, chỉ số giá vàng tăng 32,72%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 3,25%. Tổng nguồn vốn huy động là 428.092 tỷ đồng, tăng 6,45% so tháng trước và tăng 10,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 15,34% và 15,8%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 0,3% và 7,01%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 12 năm 2011 đạt 258.869 tỷ đồng, tăng 23,48% so tháng trước và tăng 27% so cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 19,81% và 25,03%, dư nợ trung và dài hạn tăng 29,22% và 30,09%.

33

Năm 2012, kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng, từng bước phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, ổn định và bền vững, tăng trưởng đồng đều ở các thành phần kinh tế.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh

Ngân hàng Quân Đội Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân, một chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới Chi nhánh của NH Quân đội (MB). Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập theo quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TTCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị MB ngày 05 tháng 9 năm 2001.

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như sau:

1. Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn và phưong thức thanh toán linh hoạt, chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức chi phí hợp lý.

2. Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với lãi suất thích hợp: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá, cho vay tài trợ theo chưong trình, dự án, cho vay đồng tài trợ với các NHTM bạn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vay khép kín các chu trình sản xuất - lưu thông, cho vay các chưong trình chỉ định...

3. Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: thanh toán chuyển tiền điện tử trong cả nước, thanh toán Quốc tế qua mạng SWIFT, TELEX, thanh toán L/C, thanh toán tiền gửi và các giấy tờ có giá, thanh toán biên giới...

4. Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ: Bảo lãnh thư tín dụng hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh, tái bảo lãnh hoặc đồng bảo lãnh cho các DN, tổ chức tài chính tín dụng trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

34

5. Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại: tiếp nhận và triển khai các dự án uỷ thác vốn, dự án tài trợ kỹ thuật, dự án làm dịch vụ giải ngân, dự án uỷ nhiệm cho các chi nhánh thực hiện, dự án nâng cao năng lực.

6. Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanhnghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng.

7. Cầm cố động sản.

8. Kinh doanh, xuất nhập khẩu mỹ nghệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

9. Làm đại lý cho các tổ chức tài chính tín dụng trong nước, nước ngoài và quốc tế.

10. Dịch vụ cho thuê tài chính: Nhập khẩu máy móc thiết bị cho thuê, tư vấn, nhận bảo lãnh về những hoạt động dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.

11. Kinh doanh mua bán chứng khoán, làm môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư vốn của khách hàng, tư vấn chứng khoán, lưu ký và đăng ký chứng khoán.

12. Cung ứng các dịch vụ đào tạo cho các tổ chức và cá nhân: Giảng dạy, học tập tham quan, khảo sát nghiên cứu khoa học...

13. Cung ứng các dịch vụ công nghệ thông tin: Cung cấp thiết bị tin học, dịch vụ ITCA như phân tích thết kế lắp đặt hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa dịch vụ mạng, dịch vụ hỗ trợ hệ thống...

14. Cung ứng các dịch vụ: Bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản chứng khoán, giấy tờ có giá bằng tiền và tài sản quý, chi trả tiền lương tại các tổ chức và DN, chi trả kiều hối, chi trả tại gia...

Biên chế Số cán bộ nhân viên Cơ cấu so với toàn chi nhánh Tông số cán bộ 152 100% Tiến sĩ 2 1,32% Thạc sĩ 7 4,60% Đại học 113 74,34% Cao đăng 8 5,26% Trung cấp NH 18 11,84% 35

2.1.3. Cơ cấu tố chức của chi nhánh

NH MB - chi nhánh Thanh Xuân có trụ sở đăt tại số 475 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Sau 10 năm hình thành và phát triển đến nay chi nhánh Thanh Xuân đã ngày càng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng ban cũng như của các chi nhánh trực thuộc.

Mạng lưới của Chi nhánh NH MB - chi nhánh Thanh Xuân có

❖ Phòng ban:

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ. - Phòng tín dụng.

- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp. - Phòng Thanh toán quốc tế.

- Phòng Kiểm tra Kiểm toán. - Phòng Hành chính Nhân sự.

- Phòng thẻ và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Đào tạo: đào tạo và đào tạo lại cán bộ là nhiệm vụ sống còn và thường xuyên của chi nhánh. Chi nhánh đã tổ chức và vận động toàn bộ CBCNV thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ.bằng mọi hình thức và khả năng có thể, đặc biệt chú trọng đến chất lượng học tập và có chế độ khuyến khích những người học tập đạt kết quả cao. Đến nay toàn chi nhánh có 2 lao động có trình độ tiến sỹ, 7 lao động là thạc sỹ, 113 lao động có trình độ Đại học, 8 lao động trình độ Cao đẳng, 18 lao động trình độ trung cấp và 4 lao động chưa qua đào tạo (lái xe).

36

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu 135.959 287.390 489.344 * Thu nhập lãi 131.692 279.186 478.064 * Thu dịch vụ 4.267 8.204 11.280 Tổng chi 103.885 230.894 402.571 * Chi trả lãi 88.327 182.439 315.315 * Chi khác 15.558 48.455 87.256 Chênh lệch thu chi 32.074 56.495 86.773 ( Nguôn : phòng Tô chức - Hành chính ) Như vậy, có thể thấy, hầu hết các cán bộ nhân viên của chi nhánh đều đạt trình độ đại học và trên đại học.

2.1.4. Một số nét về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Mặc dù mới hoạt động được 10 năm, nhưng NH MB - chi nhánh Thanh Xuân đã nỗ lực và hoàn thành xuất sắc kế hoạch đặt ra. Trên cơ sở tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trường đều và vững mạnh, chi nhánh thực hiện mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguôn vốn có tính ôn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý. Đông thời, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi kiểm soát, ưu tiên cho vay tiêu dùng, cho vay hộ gia đình sản xuất và cho vay DNV&N. Đến cuối năm 2012, chi nhánh đã cơ bản đạt được những mục tiêu đã đề ra:

37

Bảng 2.2 : Kết quả tài chính trong năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Tổng vốn huy động 1.023 100% 1.634 100% 1.769 100

% Theo loại tiền

* VNĐ 919 89,83% 1.507 92,23 % 1.423 80,41 % * Ngoại tệ 104 10,17% 127 7,77 % 346 19,59 % Theo thành phần KT

* Tiền gửi dân cư 165 16,12 % 222 13,6 % 185 10,44

% * Tiền gửi TCKT 694 67,86 % 1.350 82,64 % 1.417 80,14 % * Tiền gửi cácTCTD 164 16,02 % 62 3,4 % 167 9,42 % Theo kì hạn gửi * Không kỳ hạn 235 22,97 % 381 23,32 % 318 17,98 % * Có kỳ hạn <12tháng 716 69,99 % 1.151 70,44 % 1.367 77,28 % * Có kỳ hạn>=12tháng 72 7,04 % 102 6,24% 84 4,74 % Độ tăng vốn huy động 420 611 135

Qua bảng trên ta thấy :

• về tổng thu: năm 2012 đạt 489.344 tỷ VNĐ, tăng so với năm 2011 là 201.954 tỷ đồng, trong đó dịch vụ đạt 11.280 tỷ (chiếm 2,3% tổng thu nhập). Xét về cơ cấu nguồn thu, thu từ lãi vẫn là nguồn thu chính từ NH. Tổng thu từ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w