Cải tiến quy trình tín dụng, thủ tục hồ sơ cho vay theo hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 100)

giản hóa, linh hoạt và thuận lợi cho các DNV&N

Quy trình tín dụng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của NH, đồng thời nó thể hiện một quá trình tiếp cận trực tiếp với khách hàng về mọi mặt, vì thế những cố gắng của NH trong việc tạo điều kiện cho do các DNV&N tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng cũng được thể hiện ở đây.

Ớ khâu lập hồ sơ vay vốn, chi nhánh cần phải làm cho mọi thủ tục, giấy tờ vay vốn được đơn giản nhất, tạo điều kiện cho DNV&N ngay từ bước đầu vay vốn được thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả NH và DN.

Chi nhánh cần đặc biệt chú ý tới công tác thẩm định dự án nhằm có những quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn khách hàng và dự án đầu tư. Trong đó quan trọng nhất là chi nhánh phải thiết lập một hệ thống thu nhập thông tin tín dụng đa chiều trên cơ sở có chọn lọc. Bởi việc thu nhập thông tin tốt, chính xác, kịp thời không những giúp cho chi nhánh đánh giá một cách chính xác năng lực của khách hàng mà còn giúp cho việc đưa ra quyết định tín dụng một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của chi nhánh cũng như không làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Chi nhánh không ngừng hoàn thiện, bổ sung và cải tiến hệ thống đánh giá, chấm điểm khách hàng DNV&N sao cho phù hợp với thực trạng DNV&N về mọi mặt như tài sản thế chấp, hệ thống kế toán... .giúp quá trình thẩm định món vay một cách tin cậy, phê duyệt cho vay được nhanh chóng, hiệu quả.

88

Chi nhánh cần linh hoạt hơn về điều kiện cho vay, quan tâm chủ yếu đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đối với tài sản bảo đảm, việc định giá phải tương xứng với giá thị trường và hợp lý để giúp DNV&N có thể vay được số tiền sát với nhu cầu vốn của DN. Đối với các DNV&N chưa có đủ điều kiện về tài sản thế chấp thì có thể tạo điều kiện cho họ được vay tín chấp, bảo lãnh hay thế chấp, cầm cố từ chính những tài sản hình thành từ vốn vay. Trên thực tế, đảm bảo an toàn thực sự cho vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh của DN. Nếu chi nhánh thực hiện được đổi mới chính sách cho và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh thì sẽ khắc phục được tình trạng thiếu tài sản thế chấp của DNV&N. Như vậy sẽ mở rộng cửa hơn cho các DNV&N vay vốn tại chi nhánh.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định nghiệp vụ của cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Bởi chất lượng tín dụng cũng là một tiền đề quan trọng để thực hiện mở rộng tín dụng vững chắc, an toàn, lâu dài.

Như vây, việc thường xuyên cải tiến, đổi mới quy trình tín dụng cũng như các thủ tục cho vay đối với DNV&N theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của tình hình thực tiễn sẽ giúp cho chi nhánh thu hút được ngày càng nhiều các DNV&N đến vay vốn, sẽ khiến cho mối quan hệ tín dụng giữa các chi nhánh và khách hàng thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w