Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào đều chịu sự giám sát chặt chẽ của chính phủ, NHTM và DNV&N cũng vậy, họ đều chịu những ràng buộc bởi những chính sách phát triển, chính sách ổn định của Chính phủ bởi vậy đôi khi còn gây khó khăn trong các hoạt động vay, cho vay của NHTM và DNV&N. Bởi vậy chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan cần có những chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa để đẩy mạnh cho vay DNV&N. Sau đây là một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan:
❖ Một là, đối với các DNV&N, họ rất khó để tiếp cận với nguồn vốn dài hạn của NH do họ thường không có TSĐB đủ tiêu chuẩn cho các khoản vay. Bởi vậy Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan nên có những chính sách hỗ trợ các DN này như: có những chính sách hỗ trợ trực tiếp về vốn, về lãi suất tín dụng, điều kiện vay vốn.. hay những hỗ trợ gián tiếp như thành lập hội liên hiệp các DNV&N, hay thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với
93
DNV&N, nhằm giúp cho các DN này có khả năng tiếp cận với nguồn vốn NH dễ dàng hơn.
❖ Hai là, xây dựng định hướng phát triển cụ thể cho DNV&N. Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý công bằng và minh bạch đối với DNV&N, làm mất dần khoảng cách giữa doanh nghiệp tư nhân với DNNN. Bên cạnh đó Nhà nước cần đưa ra những định hướng phát triển cụ thể cho từng vùng, miền từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp trong thời gian tới để giúp cho các DNV&N có những chuẩn bị phát triển sao cho phù hợp với các chính sách và định hướng của Nhà nước. Hơn nữa Nhà nước nên khuyến khích phát triển các DN sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng truyên thống, đặc trưng của từng địa phương, để các DN này phát triển sản xuất và giữ được bản sắc, tinh hoa riêng của dân tộc.
❖ Ba là, chính phủ nên thực hiện việc cải cách, sửa đổi các quy định, thủ tục về thuế sao cho vừa đảm bảo được nguồn thu Quốc gia vừa đảm bảo để các DNV&N có được nguồn thu thích hợp và không gặp khó khăn trong việc thực hiên nghĩa vụ thuế với Nhà nước
❖ Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N thực hiện minh bạch hoá thông tin tài chính của mình, nhằm dễ dàng cho việc vay vốn ngân hàng. Cụ thể là Nhà nước nên có các chính sách về hỗ trợ phát triển dịch vụ kiểm toán, bởi vì kiểm toán là một trong những dịch vụ kinh doanh góp phần làm minh bạch hoạt động tài chính của các DN.
❖ Năm là, hỗ trợ các DNV&N về thông tin và quảng bá, phát triển thương hiệu. Nhà nước có thể đưa ra các thông tin cụ thể, các dự báo, phân tích kinh tế nhằm làm định hướng cho các DNV&N phát triển. Bên cạch đó, Nhà nước cũng nên hỗ trợ cho các DNV&N có thể tiếp xúc với môi trường kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách mở các triển lãm, hội trợ quảng bá
94
sản phẩm cho các DNV&N ở trong và ngoài nước, nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của DNV&N.
❖ Sáu là, cải cách thủ tục hành chính theo hướng có lợi cho DNV&N. Những thủ tục hành chính rườm rà là một trở ngại gây tâm lý ngại tiếp xúc với NH của các DNV&N. Trên thực tế, hiện nay các thủ tục vay vốn của NH phải trải qua rất nhiều khâu với những giấy tờ phức tạp, điều này gây cản trở đối với việc vay vốn NH của các DNV&N. Bởi vậy cơ quan Nhà nước và các cấp chính quyền liên quan cần triệt để nghiên cứu những biện pháp nhằm giảm thiểu một cách tối đa nhất những giấy tờ không cần thiết, thực hiện tốt công tác “một cửa” nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý và an toàn cho các hoạt động kinh doanh.
❖ Bảy là, các cấp các ngành các địa phương cần nhanh chóng triển khai hoàn thiện các đề án quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng nhà ở để các DNV&N có cơ sở làm TSĐB, tạo thuận lợi cho việc vay vốn tại NH.