qua 5 năm 2013-2017 Năm Tổng số hộ dân trong thôn Số hộ sản xuất RAT Số hộ sản xuất RBT Số hộ không sản xuất Rau Tỷ lệ hộ sản xuất RAT/số hộ SX Rau (%) Ghi chú 2013 152 - 80 72 - Loại cây trồng ít, chủng loại không đa dạng 2014 152 69 11 72 86,25 Chủng loại đa dạng và sản xuất có quy hoạch hơn
2015 153 69 3 81 95,83
2016 153 46 26 81 63,89
2017 153 46 23 87 66,67
Từ bảng số liệu cho thấy:
* Số hộ tham gia sản xuất Rau
Qua 5 năm, từ năm 2013 đến 2017, số hộ tham gia sản xuất rau giảm 11 hộ. Cụ thể, năm 2013 và 2014 có 80 hộ tham gia sản xuất Rau, chiếm 52,63% số hộ dân sinh sống tại thôn; năm 2015 và 2016 có 72 hộ tham gia chiếm 47,06% số hộ sinh sống tại địa bàn. Năm 2017 có 69 hộ trồng rau, chiếm 45,1% số hộ sinh sống trên địa bàn thôn. Nguyên nhân của việc giảm đi số hộ tham gia trồng rau là do một vài hộ chuyển sang các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
* Về các hộ tham gia sản xuất RAT
Người dân thôn Hòa luật Nam bắt đầu sản xuất RAT vào năm 2014, sau khi nhận được quyết đinh của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thủy (Lệ Thủy) đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Ngày 22-9-2014) [5]. Năm 2014, toàn thôn Hòa Luật Nam có 69 hộ tham gia, chiếm 86,25% so với các hộ dân tham gia sản xuất rau. Số lượng này vẫn giữ nguyên cho đến năm 2015, nhưng số hộ tham gia sản xuất RAT trong tổng số hộ tham gia sản xuất rau tăng lên 9,58% đạt 95,83% vào năm 2015. Nguyên nhân là do một số hộ sản xuất RT ở năm 2014 đã chuyển sang một số hoạt động, kinh doanh khác. Năm 2016, sau khi được chứng nhận Vietgap trồng trọt, do một số quy định và ràng buộc cho các thành viên tham gia tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, số hộ tham gia sản xuất RAT giảm 23 hộ còn 46 hộ, chiếm 63,89% trong tổng số hộ tham gia sản xuất tại thôn. Đến năm 2017, số hộ tham gia sản xuất RAT vẫn không thay đổi, nhưng số hộ dân tham gia trồng RT giảm 4 hộ nên số hộ trồng RAT/số hộ tham gia trồng rau tăng lên 66,67%. Nguyên nhân là do các hộ trồng RT có diện tích nhỏ lãi thu được không đủ lớn nên đã chuyển sang hoạt động khác.
2.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng rau tại địa bàn thôn Hòa Luật Namqua 5 năm qua 5 năm
Bảng 2.4. Biến động diện tích canh tác và sản lượng rau thôn Hòa Luật Nam qua 5 năm 2013 - 2017 Năm Diện tích canh tác (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)
Tổng RAT RT Tổng RAT RT Tổng RAT RT
2013 7 - 7 670 - 670 95,71 - 95,71
2014 6,5 4 2,5 621,34 379,2 233,14 95,64 94,8 93,26
2015 5,5 4 1,5 507,12 387,2 119,92 94,48 96,8 79,95
2016 5,5 3 2,5 500,83 300,5 200,33 91,06 100,17 81,13
2017 5,5 3,5 2 537,87 371, 05 160,82 96,7 106,01 80,41
(Nguồn: Số liệu thứ cấp [6] và phong vấn trực tiếp phó trưởng thôn, ông Võ Minh Nết)
Từ bảng số liệu bảng 2.4, một vài nhận xét được rút ra như sau:
* Về diện tích canh tác
Năm 2013 và 2014, quỹ đất cho trồng rau là 7 ha. Nhưng đến năm 2015 diện tích dành cho việc trồng rau giảm xuống còn 5,5 ha. Do số hộ dân sinh sống tại địa bàn tăng lên, diện tích đất cho nông nghiệp chuyển sang diện tích đất thổ cư và hoạt động kinh doanh khác. Từ 2015 đến 2017 diện tích đất trồng rau không thay đổi là 5,5 ha.
Về diện tích trồng RAT, năm 2014 diện tích trồng RAT là 4 ha chiếm 57,14% trong tổng số diện tích đất trồng rau của thôn. Năm 2015, diện tích trồng RAT không đổi, 4 ha, nhưng chiếm 72,73% diện tích đất trồng rau do diện tích đất trồng Rau giảm 1,5 ha so với năm 2013.
Năm 2016, diện tích đất trồng RAT còn 3 ha, giảm 1 ha so với năm 2015, chiếm 54,55% trong tổng sô diện tích đất trồng rau của thôn, trong khi diện tích đất trồng RT tăng lên 1 ha so vói năm 2015 chiếm 45, 45% trong tổng số diện tích đất trồng rau của thôn. Diện tích đất trồng RAT giảm bằng số lượng diện tích đất trồng RT tăng, do các quy định của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn như: diện tích lớn hơn hoặc bằng 300m2, khoảng cách từ vườn rau đến đường quốc lộ đủ xa… nên các hộ tham gia sản xuất RAT từ năm 2015 không đủ tiêu chuẩn đã chuyển sang trồng RT ở năm 2016. Năm 2017, qua đợt phỏng vấn tiếp điều tra hộ, một vài hộ ở tuổi hưu trí không sản xuất rau, hoặc đi thăm con cái xa, được các hộ sản xuất RAT mượn đất để sản xuất nên diện tích đất sản xuất RAT là 3,5 ha, tăng 0,5 ha so với năm 2016. Một số hộ dân với diện tích nhỏ, sau khi chuyển sang sản xuất RT lãi nhận được từ công lao động
(lấy công làm lãi) nên chuyển sang mô hình kinh doanh khác: bán lẻ hàng hóa… nên diện tích đất trồng RT giảm còn 2 ha, chiếm 36,36% trong tổng sô diện tích đất trồng rau của thôn.
Biểu đồ 2.1 Tình hình thay đổi diện tích canh tác của RAT và RT tại thôn Hòa Luật Nam trong năm năm 2013 – 2017
* Về năng suất
Năng suất trồng rau biến động ít qua năm năm. Trong đó, năng suất RAT ít biến động kể từ năm bắt đầu sản xuât (2014), và có xu hướng tăng lên từ năm 2014 – 2017. Năm 2014, năng suất đạt 94, 8 tấn/ha, năm 2015 tăng lên 2 tấn/ha, đạt 96,8 tấn /ha. Năm 2016 năng suất tiếp tục tăng lên 3, 37 tấn/ha, và năm 2017, năng suất vẫn tăng lên, đạt 106,01 tấn/ha. Tuy nhiên, năm 2014, khi vừa tham gia sản xuất RAT, năng suất thu được ít hơn NS RT là 0,91 tấn/ha.
Nguyên do là khi vừa mới tham gia sản xuất RAT, người dân còn chưa quen và không được sử dụng nhiều loại thuốc cho hiệu quả tức thì hiệu qủa cao như trước đây, thay vào đó là các loại phân hữu cơ hoai mục, có tác dụng trong lâu dài nên năng suất năm đầu tham gia sản xuất không cao bằng năm trước sản xuất RT. Qua các năm tiếp theo từ 2015 – 2017, năng suất RAT cao hơn năng suất RT và có xu hướng tăng do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, khi chuyển sang sản xuất RAT, người dân ở đây biết cách chăm sóc đất nên giá tị của chúng tăng dần qua thời gian, làm cho năng suất cao hơn. Đối với RT, năm 2013 cho năng suất cao, nhưng chỉ là trong ngắn hạn, trong dài hạn từ 2014 – 2017 năng suất giảm xuống theo thời gian.
Nguyên nhân do người dân không được tập huấn và không biết cách chăm sóc đất đúng đồng thời không biết cách sử dụng các loại thuốc phù hợp cách nên giá trị sử dụng giảm, làm giảm năng suất qua các năm. Năm 2013, năng suất RT đạt 95, 71
tấn/ha, qua các năm năng suất có biến động lên xuống, nhưng có xu hướng giảm. Năm 2017, năng suất giảm còn 80,41 tấn/ha, giảm 15,3 tấn/ha trong vòng năm năm.
Biểu đồ 2.2. Tình hình biến động năng suất của RT và RAT qua năm năm 2.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra