Định hướng phát triển RAT tại địa bàn thôn Hòa Luật Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn tại địa bàn thôn hòa luật nam, xã cam thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 67)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Định hướng phát triển RAT tại địa bàn thôn Hòa Luật Nam trong thời gian tới

thời gian tới

Theo Quyết định số 2885/QĐ-UBND do UBND tỉnh Quảng Bình ban hành ngày 14/8/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ven biển 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, theo đó Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích hơn 29.645 ha, liên quan đến địa giới hành chính của 11 xã trong đó có xã Cam Thủy. Quy hoạch khu vực này sẽ xây dựng vùng kinh tế tổng hợp, các khu chức năng đặc thù đa ngành đa chức năng, đa lĩnh vực bao gồm: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; dịch vụ du lịch; cụm công nghiệp tập trung; khu dân cư đô thị, nông thôn; trung tâm công cộng, khu sản xuất nông nghiệp, rừng phòng hộ... Theo đó, đến năm 2030, dự kiến tổng dân số trong khu vực này đạt khoảng 68.426 người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 25,7% [7]. Đây là một lợi thế cho nhu cầu tiêu dùng nông sản trong thời gian sắp tới. Dân số tăng lên, và dân cư đô thị chiếm 25,7%. Đây là một thị trường tiềm năng trong tương lai cho việc tiêu thụ RAT của thôn Hòa Luật Nam.

Vì vậy, Tổ hợp tác RAT cần giữ vững các hộ tham gia sản xuất như hiện nay, và phát triển hơn nữa về diện tích trồng RAT trong tương lai, càng nhiều càng tốt (chỉ cần người trồng rau kiểm soát tốt các hoạt động của mình)

- Hiện nay, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có một vài xã phát triển mô hình nông nghiệp CNC (HTX nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang ở thôn 1 Thanh Mỹ, Thanh Thủy, Lệ Thủy). Vì vậy, để phát triển lâu dài trong thời gian tới, những người dân sản xuất rau tại địa bàn thôn nên có cái nhìn tích cực trong đổi mới. Hay đổi mới phương thức sản xuất sang hướng phát triển hơn (như nông nghiệp CNC). Từ đó, bắt kịp với xu hướng phát triển hiện tại và có sản phẩm mới trong tương lai (nếu chuyển hướng sang sản xuất rau theo hướng CNC). Cụ thể những người có diện tích lớn và có kinh nghiệm khá lâu năm nên chủ động và mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng CNC, hoặc với những người có diện tích lớn, kinh nghiệm lâu năm nhưng do một vài điều kiện khách quan không thể vào tổ hợp tác sản xuất RAT như gia đình ông Võ Xuân Hiền, diện tích 1000m2 có thể chuyển sang hướng CNC. Bởi theo ông Lê Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện: “thực hiện Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, huyện Lệ Thủy đã tập trung triển khai nhiều biện pháp thiết thực, trong đó có cơ chế hỗ trợ kinh phí…” [8]. Đây sẽ là một cơ hội lớn để các hộ sản xuất Rau có thể tiếp cận dễ dàng hơn (so với sản xuất RT, RAT) với thị trường lớn như siêu thị, nhà hàng…

- Việc quy hoạch lại, đổi mới nhận thức người dân hoạt động trong việc sản xuất sản phẩm RAT phù hợp với xu hướng hiện nay rất cần thiết. Cần phân biệt vùng nào sản xuất cây trồng gì, dùng để tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh, hay xuất khẩu.

- Thay đổi theo hướng RAT quy mô lớn, hiệu quả cao và đổi mới ứng dụng khoa học kỹ thuật hướng đến nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trong tương lai. Thực phẩm công nghiệp hay bất kỳ đồ ăn nhanh nào cũng đều có tác hại của nó, nhưng chưa ai tìm ra tác hại từ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Dân số toàn cầu đang ngày một tăng lên và “sản phẩm công nghiệp phục vụ con người còn sản phẩm nông nghiệp nuôi sống con người” (theoPGS. TS Trần Hữu Cường).

- Sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại tỉnh được nhập trên thị trường nông sản nội tỉnh. Làm cho các thị trường tiêu thụ lớn luôn cần vùng nguyên liệu rau tại địa bàn thôn này.

- Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ lớn mạnh trong thị trường tiêu dùng rau nội tỉnh, và hướng đến canh tranh với các sản phẩm rau cùng loại trên thị trường ngoại tỉnh.

- Đào tạo, nâng cao trình độ và cái nhìn mới về nông nghiệp cho các cán bộ Khuyến Nông, cán bộ phụ trách về nông nhiệp… của xã cần có trình độ sâu về các mảng Nông nghiệp, có trách nhiệm nhiều hơn trong việc đốc thúc, hướng dẫn bà con cách tiếp cận thông tin về nông nghiệp hoặc cung cấp nhiều thông tin về Nông nghiệp: định hướng các quyết định, ban hành, đưa ra các thách thức và cơ hội trong thời gian tới trong lĩnh vực nông nghiêp cho bà con nông dân để họ có cách nhìn mới và có hướng đi đúng đắn hơn.

- Tổ chức các buổi Hội thảo thảo luận về vấn đề sản xuất, trao đổi kinh nghiêm, phát triển rau. Các cán bộ xã có thể liên kết với các cán bộ tỉnh huyện xã bạn có kinh nghiệm mới, nhiều trong linh vực nông nghiệp đến chia sẻ với bà con, nhằm học hỏi và mang lại hiệu qủa hơn cho bà con trong việc sản xuất Rau. Hoặc các buổi hội thảo khác mà thành phần tham dự sẽ bao gồm những con em trong địa bàn xã tốt nghiệp các trường đại học về, đê tham khảo thêm nhiều giải pháp trong phát triển rau, như cách Mar, hay tạo web…. Cho các sản phẩm rau tại địa bàn.

- Đẩy mạnh vấn đề bảo hộ thương hiệu trong thời gian lâu dài. Từ việc làm tốt các định hướng nêu trên, để đi đến mục tiêu xây dựng thương hiệu RAT cho Tổ hợp tác sản xuất Rat tại thôn Hòa Luật Nam và việc phát triển bền vững trong thời gian tới. Việc phát triển được thương hiệu RAT sẽ giúp người dân bớt đi khó khăn trong việc tiêu thụ, chào hàng tại các chợ lớn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn tại địa bàn thôn hòa luật nam, xã cam thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)