4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Bảng 2.6. Tình hình đầu tư trang thiết bị của các hộ điều tra
(ĐVT: Triệu đồng/sào/vụ)
STT Loại TLSX RAT RT BQC
1 Hệ thống cột bê tông 8,57 0,01 7,45
2 Máy bơm nước 0,98 1,39 1,08
3 Bể chứa nước 1,22 1,88 1,39 4 Lưới 1,72 1,77 1,73 5 Bạt 0,94 1,1 0,98 6 Cuốc 0,14 0,28 0,18 7 Xoa 0,09 0,13 0,1 8 Trang 0,06 0,11 0,07
(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán của nhóm nghiên cứu).
Trang thiết bị kỹ thuật là việc đầu tư vốn, phần nào đánh giá được năng lực sản xuất của các hộ gia đình. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung đều có trang bị kỹ thuật đang còn lạc hậu, yếu kém, chủ yếu là các công cụ rẻ tiền mau hỏng, nhiều hộ gia đình còn không có tư liệu sản xuất mà phải thường xuyên đi thuê, mướn. Trong sản xuất rau thường thì yêu cầu về các công cụ phục vụ sản xuất không nhiều, để đáp ứng yêu cầu sản xuất thì tối thiểu các hộ cũng sắm cho gia đình các vật dụng cần thiết như xoa, trang, máy bơm nước, cuốc...; nhưng trong sản xuất RAT thì việc trang bị công cụ sản xuất yêu cầu cao hơn với các trang bị như bạt, lưới, hệ thống cột bê tông...
Thông qua số liệu ở bảng trên, có thể thấy hầu hết các vật dụng phục vụ sản xuất trong gia đình các hộ trồng rau đều có giá trị không lớn. Các vật dụng thiết yếu như máy bơm nước, bể chứa nước, cuốc, bạt... được các hộ trang bị khá đấy đủ, nhất là hộ sản xuất RAT. Giá trị cao nhất của các trang thiết bị tính chung cho cả 2 loại hộ sản xuất rau hệ thống cột bệ tông với 7,45 triệu đồng/sào, bể chứa nước với 1,39 triệu đồng/sào và lưới có giá trị là 1,73 triệu đồng/sào.
Nhìn chung các nguồn lực về trang thiết bị sản xuất của các hộ trồng rau khá khiêm tốn, với giá trị không cao. Nên đòi hỏi người nông dân phải có những biện pháp sử dụng trang thiết bị hợp lý trong quá trình sản xuất của hộ gia đình.