4. Phương pháp nghiên cứu
2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí đị a lí
Cam Thủy là một xã nằm về phía Đông – Nam của huyện Lệ Thủy, có đường quốc lộ 1A Bắc Nam chạy dọc qua địa bàn của xã gần 6km. Phía Bắc giáp xã Thanh Thủy, Ngư Thủy Bắc, phía Nam giáp xã Hưng Thủy và Tân Thủy phía Đông giáp xã Ngư Thủy Bắc và Hưng Thủy, phía Tây giáp xã Liên Thủy và Dương Thủy. Diện tích tự nhiên 1382,18 ha, có 1.082 hộ dân và 4.531 khẩu được phân bố trên 8 thôn: Mỹ Duyệt, Hòa Luật Nam, Hòa Tân, Tân Phong, Tân Tiến, Đặng Lộc 1, Đặng Lộc 2, Đặng Lôc 3.
Hòa Luật Nam là thôn thuộc phía Bắc của xã, có đường quốc lộ chạy qua.
Hình 1. Vị trí địa lí thôn Hòa Luật Nam từ Google Maps Ví trí tiếp giáp của thôn Hòa Luật Nam:
+ Phía Bắc giáp với thôn Hòa Tân + Phía Nam giáp với thôn Mỹ Duyệt
+ Phía Đông của Thôn là Bãi cát dài, tiếp giáp với xã Ngư Thủy Bắc của huyện. Phía Tây của thôn là vùng đồng bằng kéo dài tiếp giáp với xã Thị trấn Kiến Giang.
Hòa Luật Nam là vùng cát sát biển có lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng rau màu. Với ưu thế cao 38 m so với mực nước biển [2], đây được xem là nơi có địa hình thuận lợi trong việc tưới tiêu nước. Quanh năm, kể cả mùa mưa
diễn ra, đây được xem là một trong những địa bàn ít bị ngập úng lâu ngày của xã. Vì vị trí địa lí khá thuận lợi như vậy, nên thôn Hòa Luật Nam nổi tiếng với kinh nghiệm trồng rau lâu năm và có thể xem nghề trồng rau là truyền thống của làng ở đây có thể sản tận dụng sản xuất nông nghiệp được cả trong mùa mưa (VD các tháng 9, 10 theo âm lịch) nơi đây.
2.1.1.2 Đị a hình
Hòa Luật Nam có địa hình tương đối bằng phẳng, hẹp và dài. Đất đai ở đây chủ yếu có hai loại: đất cát và đất phù sa ven biển. Đất phù sa ven biển chủ yếu nằm phía đường Quốc lộ 1A trở về vùng núi phía dãy Trường Sơn. Còn đất thuộc vườn tược của bà con nơi đây (đất sát nhà ở) chủ yếu là đất cát pha. Đây là loại “đất xấu” của vùng, nhưng do sự cải tạo hợp lí và cần cù của bà con nơi đây từ lâu năm, chúng trở thành những loại đất có tiềm năng để phát triển cây lương thực, cây màu, cây ăn quả… Do nằm trong khu vực miền Trung chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt, tuy không phải là vùng thấp nhất của xã nhưng những năm lụt lũ lớn, thôn Hòa Luật Nam cũng được tiếp nhận một lượng phù sa màu mỡ, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời rửa trôi phèn mặn trong đất cho bà con.
2.1.1.3 Khí hậ u thờ i tiế t
Thôn Hòa Luật Nam nằm trong địa bàn huyện Lệ Thủy, đặc điểm chung của khí hậu Lệ Thủy là khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa hè nóng, khô và mưa muộn. Ở đây có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông.
Gió mùa mùa hè thịnh hành là gió Tây Nam. Người dân ở đây gọi là gió Lào bởi cảm nhận hướng gió từ phía nước Lào sang (Tây Trường Sơn) nhưng thực chất gió này không phát sinh từ Lào mà là từ phía Đông - Nam thổi từ Nam Bán cầu, qua Xích đạo lên Bắc Bán cầu rồi đổi hướng về Tây - Nam mang theo hơi nước từ vịnh Bengan thổi vào lục địa Châu Á. Khi qua dãy Trường Sơn, gió Tây Nam trút mưa và hơi ẩm xuống sườn Tây Trường Sơn, khi vượt qua Trường Sơn để đổ về địa bàn phía đông thì không còn tính chất ẩm ướt ban đầu nữa mà trở nên khô nóng. Tốc độ gió mùa hè dao động từ 12 đến 14 mét/giây [3].
Trong mùa hè xen kẽ với gió Tây Nam còn có các luồng gió hình thành từ phía Đông - Nam và phía nam mang hơi nước từ các vùng đồng bằng thấp và từ biển thổi vào đất liền có giá trị điều tiết khí hậu khô nóng trong mùa hè, người dân ở đây gọi là gió nồm, nam. Đây là thứ gió mang lại không khí dễ chịu cho người dân trong những ngày hè oi ả [3].
Gió mùa mùa đông trên địa bàn thổi đúng hướng Đông - Bắc. Trong mùa đông ở Lệ Thuỷ không chỉ có các đợt gió mùa Đông - Bắc mà còn những đợt gió đông hay gió Đông - Nam xen kẽ giữa các đợt gió mùa Đông - Bắc, hoặc có những đợt gió trái thổi từ hướng Tây rất khó chịu [3].
Mùa đông ảnh hưởng của hệ thống thời tiết phía Bắc gây ra những đợt không khí lạnh.Mùa đông cũng là mùa mưa nhiều nhất trong năm tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình khoảng 2000-2300 mm/năm. Mưa nhiều nhất vào các tháng 10, 11, 12 do đó mùa này sản xuất rau tại thôn Hòa Luật Nam sản phẩm không được đa dạng và phong phú như mùa hè.
Mùa hè ảnh hưởng của hệ thống cao áp á nhiệt đới, áp thấp khô nóng. Đặc điểm khí hậu này gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất nông nghiệp. Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình từ 24oC -25oC, nhiệt độ các tháng không đồng đều có tháng lên tới 36,37oC. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 85%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 90%, thấp nhất là vào tháng 6, 7, 8 khoảng 60-70 %.
Dựa vào thời tiết khí hậu mà mùa vụ trồng rau ở Hòa Luật Nam cũng phân thành hai vụ rõ rệt là vụ Đông – Xuân (tháng 10 đến tháng 03) và Hè –Thu (từ tháng 04 đến tháng 09). Thường vào vụ Hè - Thu sản phẩm rau đa dạng và phong phú hơn tuy nhiên mùa này sâu bệnh nhiều hơn nên tốn nhiều công chăm sóc hơn.
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1 Tài nguyên đấ t
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Cam Thủy vào năm 2016 là 1379,03 ha (Số liệu từ phòng Nông nghiệp xã Cam Thủy).
Đât đai tại Hòa Luật Nam chủ yếu là đất cát phù sa ven biển với địa hình bẳng và nguồn nước ngầm dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân phát triển sản xuất rau sạch.
Phần khác, trong những năm qua, bà con tham gia sản xuất rau với kinh nghiệm lâu năm, kinh nghiệm cải tạo đất, kết hợp nhiều vụ cây trồng khác nhau nên chất lượng đất ở địa bàn rất tốt, nâng cao được giá trị cho loại tư liệu sản xuất đặc biệt này.
2.1.2.2 Tài nguyên nư ớ c
Với lợi thế là địa hình và vị trí địa lí, Hòa Luật Nam nằm tiếp giáp trực tiếp với động cát trắng cao và rộng kéo dài, đây là nơi cung cấp nuồn nước sạch dồi dào quanh năm.
Nguồn nước mặt: Xã Cam Thủy huyện Lệ Thủy có dòng sông Kiến Giang chảy qua với chiều dài 58km là hợp lưu của nhiều dòng sông suối phát nguyên từ vùng núi Tây Nam từ huyện Lệ Thủy đổ về. Từ đó thông qua các con sông nhỏ và các kênh mương.
Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu 2-5m, là nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân sinh hoạt nhờ có hệ thông giếng khoan và giếng khơi cơ bản. Các giếng khoan khai thác từ 25-40 m, hệ thống giếng khơi khai thác từ 8-12 m, nhân dân tự xây bể hứng nước mưa.
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1 Dân số và lao độ ng
Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội. Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Dân số tăng trưởng hợp lí, cơ cấu lao động thích hợp là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và phồn vinh xã hội. Đánh giá tình hình dân số và lao động địa phương sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn nhân lực và đồng thời cũng là một bộ phận của thị trường tiêu thụ từ đó mới có phương hướng và biện pháp phát triển đúng đắn
Về dân số, theo Báo cáo Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của xã Cam Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình tháng 9/2017, xã Cam Thủy có 4 531 nhân khẩu, trong đó dân số trong độ tuổi lao động tại xã là 2890 người. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: 726 người; lao động trong lĩnh vực CN-TTCN 690 người; lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: 550 người, lao động trong lĩnh vực khác: 684 người.
Bảng 2.1. Số hộ sinh sống trong các thôn của xã Cam Thủy
TT Tên thôn Tổng số hộ
1 Mỹ Duyệt 207
2 Hòa Luật Nam 135
3 Hòa Tân 102 4 Tân Tiến 63 5 Tân Phong 94 6 Đặng Lộc 1 149 7 Đặng Lộc 2 122 8 Đặng Lộc 3 147 9 Tân Lộc 54 Tổng cộng 1 073
(Nguồn: Trần Như Lĩnh, Danh sách trích ngang các thôn của UBND xã, 2017)
- Thôn Hòa Luật Nam có 135 hộ chiếm khoảng 12,58 % số hộ dân của xã.
2.1.3.2 Tình hình sử dụ ng đấ t đai
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất. Quỹ đất của xã được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, lâm nghiệp, NTTS là chính, chiếm 74,798% trong tổng số quỹ đất tự nhiên của xã. Trong đó, diện tích đất dành cho lâm nghiệp lớn nhất, chiếm 47,08%, tiếp theo là đất nông nghiệp, chiếm 26,48%, đất mặt nước NTTS nhỏ nhất, chiếm 1,23%; đất thổ cư và đất chuyên dùng chiếm 13,887%, trong số quỹ đất của toàn xã.
Tài nguyên đất ở đây còn chưa sử dụng hết, người dân chưa tận dụng hết quỹ đất hiện có, diện tích đất chưa sử dụng của xã còn chiếm 6,62%.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã Cam Thủy
Đề mục Tên chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2016
I Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 1379,03 II Đất nông nghiệp Ha 365,17 1 Đất trồng cây hằng năm Ha 365,17 - Đất trồng lúa 1 vụ Ha 0 - Đất trồng lúa 2 vụ ha 201,98 - Đất màu Ha 80,5 - Đất nương rẫy Ha 0 - Đất trồng cây hằng năm khác Ha 114,6 2 Đất vườn tạp Ha 0
3 Đất trồng cây lâu năm Ha 0
4 Đất cỏ dùng chăn nuôi Ha 0
III Đất lâm nghiệp Ha 649,34
1 Đất có rừng tự nhiên Ha 0 2 Đất có rừng trồng Ha 649,34 3 Đất ươm trồng Ha 0 IV Đất có mặt nước NTTS Ha 16,98 V Đất chuyên dùng Ha 163,61 1 Đất xây dựng Ha 72,76
2 Đất đường giao thông Ha 45,98
3 Đất thủy lợi Ha 21,6 4 Các loại đất khác Ha 23,27 VI Đất thổ cư Ha 27,9 1 Đất đô thị Ha 2 Đất ở nông thôn Ha 27,9 VII Đất chưa sử dụng Ha 91,35 1 Đất bằng Ha 91,35 2 Đất núi Ha 3 Đất có mặt nước Ha 14,82 4 Đất chưa sử dụng khác Ha 135,24
2.1.3.3 Cơ sở hạ tầ ng kĩ thuậ t
* Về giao thông:
Mạng lưới giao thông xã trong những năm qua đã có những cải tiến rõ rệt, hầu hết các tuyến đường trong xã đã được đổ bê tông hóa. Đặc biệt trong thời gian 2017 này, toàn xã đang triển khai dự án Nông thôn mới nên các tuyến đường được nâng cấp, thuận lợi cho việc đi lại của những người dân sinh sống tại đây. Xã Cam Thủy đã có hệ thống đường liên thôn, liên xã. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã.
Với thôn Hòa Luật Nam hầu hết các con đường trong thôn đã được đổ bê tông, với bề ngang rộng khoảng 2,5 - 3 m. Một số tuyến đường trong thôn hiện nay đang được đầu tư xây dựng lại. Là địa bàn nằm giáp với đường quốc lộ 1A, gần với khu vực chợ của địa phương do đó rất thuận lợi trong việc đi lại và phục vụ cho hoạt động kinh tế.
Trong thời gian tới để tăng cường hơn nữa hiệu quả hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã thì vấn đề giành quỹ đất nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như giao thông khu dân cư và giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.
*Về giáo dục và đào tạo
Trong đời sống xã hội giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia mọi dân tộc. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, tạo ra hệ thống giá trị mới trong xã hội. Trong thời hiện đại công tác đào tạo giáo dục luôn được chú trọng từ thành thị đến nông thôn, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ cho công việc học tập ngày càng được quan tâm như xây dựng trường học, thiết bị , công nghệ hiện đại.
Tại Xã Cam Thủy hiện có hai trường Mầm Non. Trong năm 2016, trường đã được sở Giáo dục & Đào tạo kiểm định chất lượng đánh giá mức độ 3 kiểm tra chuẩn quốc gia, đạt mức độ một sau 5 năm. Có một trường Tiểu học, được đánh giá trường đạt lao động tiên tiến. Và có một trường Trung học Cơ sở được đánh giá danh hiệu thi đua trường đạt Tập thể lao động tiên tiến [4].
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương đã từng bước xã hội hóa công tác giáo dục. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục toàn diện đạt được những kết quả tích cực, hằng năm đều hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra.
* Về y tế:
Hệ thống y tế cơ sở, trong đó có y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị y tế có vai trò quan trọng, là nơi triển khai hầu hết các hoạt động y tế dự phòng, phòng - chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Là nơi thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở xã.
Ngày 05- 03-2015 trạm y tế xã Cam Thủy đã được thành lập phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con nhân dân tại địa bàn, do vậy trên địa bàn xã công tác chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng và kế hoạch hóa gia đình được cải thiện rõ rệt. Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thôn, máy móc công nghệ hiện đại chưa đầy đủ tuy nhiên vẫn bảo đảm nhu cầu thiết yếu về khám chữa bệnh cho bà con nông dân.
* Về điện lực
Trên địa bàn xã hầu hết đã được cấp phát điện đầy đủ 100% các hộ đã có điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất, công tác quản lí điện lưới cũng được chú trọng. Bên cạnh đó theo kế hoạch trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thành các con đường trong chuong trình nông thôn mới, xã cũng sẽ đầu tư thêm các đường điện sáng trên địa bàn các thôn, nhằm giảm bớt tình trạng tai nạn trong các thôn, xóm và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của bà con nông dân.
2.1.3.4 Tình hình kinh tế - xã hộ i củ a xã
Theo số liệu Báo cáo về Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng còn lại năm 2016, giá trị dự thu các ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 63,744 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ 3,394 tỷ đồng, đạt kế hoạch 49,18% (kế hoạch năm 129,6 tỷ đồng/ năm).
Trong đó: tỷ trọng Nông, Lâm, Thủy sản 37,584 tỷ đồng tăng so với cùng kì 1,1014 tỷ đồng, chiếm 59%; Xây dựng vận tải chiếm 12,960 tỷ đồng tăng so với cùng kì 3,640 tỷ đồng, chiếm 20,3%; Các ngành dịch vụ thu khác 13,200 tỷ đồng giảm so với cùng kỳ 1,080 tỷ đồng, chiếm 20,7%.
* Về nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trồng trọt, đã tập trung chỉ đạo hai HTX triển khai sản xuất vụ Đông Xuân chăm bón lúa tái sinh vụ hè thu năm 2015 – 2016 đảm bảo thời vụ; Tổng diện tích cây trồng vụ đông xuân là 282,5 ha giảm 0,98 ha so với cùng kì (giảm giao đất và sản xuất chưa hết).
Các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt. Tổng sản lượng lương thực