Nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác thi đua khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc

Nguyễn Thị Hồng Tƣơi (2017) với nghiên cứu “Tác động của công

tác thi đua – khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Quận 7” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này đặt ra gồm: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận khoa học liên quan đến động lực làm việc và mối liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng đối với động lực làm việc. Trên cơ sở đó đề ra mô hình nghiên cứu ứng dụng nhằm đánh giá mối liên hệ giữa công tác thi đua - khen thưởng đối với động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Quận 7, từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Quận 7. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát gồm: Người lao động tại Chi cục Thuế Quận 7. Tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh các yếu tố nghiên cứu gồm 04 thành phần: (1) Chính sách phát triển và thăng tiến, (2) Ghi nhận và

Phần thưởng Khen thưởng

Động lực làm việc

tuyên dương, (3) Phần thưởng vật chất, (4) Mục tiêu công việc, (5) Khó khăn trong công việc nhưng qua kiểm định hồi quy có 04 yếu tố tác động đến biến phụ thuộc được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: (1) Chính sách phát triển và thăng tiến, (2) Ghi nhận và tuyên dương, (3) Phần thưởng vật chất, (4) Mục tiêu công việc.

Ngô Thị Hoàng Fin (2013), Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho

nhân viên Công ty TNHH Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này đặt ra gồm: thứ nhất: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc của nhân viên trong công ty TNHH Sài Gòn May mặc xuất khẩu; thứ hai: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên trong Công ty trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát gồm: Nhân viên làm việc tại Công ty TNHH Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu. Tác giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh các yếu tố nghiên cứu gồm 04 thành phần: (1) Chính sách đãi ngộ, (2) Thu nhập, (3) Văn hóa công ty, (4) Điều kiện làm việc và thăng tiến. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện với 233 đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc tại công ty, với phần mềm phân tích thống kê SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu. Tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá các thang đo lường qua hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu trong phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định được 04 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên: 1) Chính sách đãi ngộ, (2) Thu nhập, (3) Văn hóa công ty, (4) Điều kiện làm việc và thăng tiến.

Qua nghiên cứu tài liệu lược khảo nhận thấy các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến động lực làm việc đều thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các bước, thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định mô hình giả thuyết bằng công cụ SPSS 23. Các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu là: (1) Chính sách phát triển và thăng tiến, (2) Ghi nhận và tuyên dương, (3) Phần thưởng vật chất, (4) Mục tiêu công việc, (5) Khó khăn trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công tác thi đua khen thưởng đến động lực làm việc của người lao động tại chi cục thuế khu vực nam khánh hoà (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)