6. Kết cấu của luận văn
4.3.4. Thực trạng yếu tố Mục tiêu công việc
Mục tiêu công việc (Beta chuẩn hóa = 0.409) là một trong những yếu tố có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của người lao động và bao gồm
các vấn đề như: Mục tiêu công việc yêu cầu tôi phải sử dụng tốt các năng lực cá nhân để hoàn thành, Mục tiêu công việc là cần thiết để tôi hoàn thành công việc, Anh/chị có xác định, nắm bắt được mục tiêu công việc mà mình đảm nhận, Mục tiêu công việc phù hợp với năng lực và đặc điểm công việc. Kết quả thống kê trung bình của yếu tố này được thể hiện như sau:
Bảng 2. 24. Thống kê trung bình của yếu tố Mục tiêu công việc
Biến quan sát của thang đo Gía trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
Mục tiêu công việc yêu cầu tôi phải sử dụng tốt các
năng lực cá nhân để hoàn thành 3.5979 .81214 Mục tiêu công việc là cần thiết để tôi hoàn thành công
việc 3.5979 .74526
Anh/chị có xác định, nắm bắt được mục tiêu công việc
mà mình đảm nhận 3.6082 .79787 Mục tiêu công việc phù hợp với năng lực và đặc điểm
công việc 3.6907 .79531
Valid N (listwise)
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Biến quan sát “Mục tiêu công việc yêu cầu tôi phải sử dụng tốt các năng lực cá nhân để hoàn thành” và Mục tiêu công việc là cần thiết để tôi hoàn thành công việc” đều có giá trị ở mức trung bình là đạt mức điểm trung bình (3.5979), điều này cho thấy nguyên nhân có thể do mục tiêu công việc đề ra. Đôi khi ở một số vị trí, người lao động không cần phải sử dụng hết những kiến thức, kỹ năng chủ chốt để giải quyết nhưng một số khác thì có, chính vì vậy sẽ có một số người lao động cho rằng mục tiêu công việc đôi khi không phải sử dụng tốt các năng lực cá nhân để hoàn thành công việc. Mặc khác, do ở một số vị trí công việc, mục tiêu công việc được phổ biến để nhân viên nắm rõ sẽ được thực hiện tốt, còn một số vị trí người lao động không được phổ biến rõ mục tiêu của tổ chức để nắm rõ được mục tiêu công việc mà mình đảm trách sẽ dẫn đến một số người lao động không hiểu được vai trò của mục
Biến quan sát “Mục tiêu công việc phù hợp với năng lực và đặc điểm công việc” và Mục tiêu công việc là cần thiết để tôi hoàn thành công việc” đều có giá trị ở mức trung bình là đạt mức điểm khá (3.6907), điều này cho thấy trong thời gian qua, Chi cục Thuế cũng đã thực hiện triển khai công việc, để đặc điểm công việc phù hợp với các mục tiêu đề ra, có phân chia quyền hạn, trách nhiệm trong công việc nhằm có thể đạt được mục tiêu công việc thông qua thiết kế công việc hằng ngày. Tuy nhiên, vấn đề này cần cải thiện hơn để nâng cao sự động lực làm việc của nhân viên về việc mục tiêu công việc phù hợp với đặc điểm công việc.
Như vậy, căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa ta thấy có 4 yếu tố tác động lên động lực làm việc của người lao động đó là chính sách phát triển và thăng tiến, ghi nhận tuyên dương, phần thưởng vật chất, mục tiêu công việc. Nhìn chung, mục tiêu công việc là nhóm yếu tố tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Khu vực Nam Khánh Hòa thông qua công tác thi đua – khen thưởng. Yếu tố chính sách phát triển và thăng tiến là một trong 2 yếu tố tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng nên cần cố gắng cải thiện yếu tố này để có thể gia tăng động lực làm việc của nhân viên trong thời gian tới. 2 yếu tố Ghi nhận tuyên dương và Phần thưởng vật chất được đánh giá ở mức trung bình là mức điểm trung bình và khá tương ứng tuy vẫn chưa cao nhưng 2 yếu tố này cũng tác động đến động lực làm việc của người lao động nên cần cải thiện nhằm gia tăng động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Khu vực Nam Khánh Hòa.
Từ việc tiến hành rà soát cơ sở lý thuyết đến việc thực hiện nghiên cứu định tính để có được mô hình ứng dụng phù hợp với tổ chức và tiến hành thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu để phân tích được những yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát trên đối tượng khảo sát là người lao
động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa để từ đó tìm ra được những tồn tại cũng như những điểm mạnh nhằm có giải pháp thích hợp. Kết hợp các kỹ thuật phân tích dữ liệu như kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính bội để có được những thông tin có cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, tập trung vào những yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa. Thông qua phân tích thực trạng từ kết quả nghiên cứu ta có thể thấy rằng có nhóm 4 yếu tố tác động vào động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa, trong đó có những điểm còn hạn chế chưa thực hiện tốt, được đánh giá chưa cao và những điểm đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh, nhằm có thể cải thiện động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa tốt hơn. Chúng ta sẽ cải thiện những yếu tố thành phần như: chính sách phát triển và thăng tiến, phần thưởng vật chất, ghi nhận và tuyên dương, mục tiêu công việc để từ đó có thể giúp người lao động gia tăng động lực làm việc vì các yếu tố thành phần này có tác động cùng chiều. Thông qua bài nghiên cứu, nhà Lãnh đạo tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa có thể hiểu biết rõ hơn về động lực làm việc của người lao động để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện động lực làm việc của người lao động thông qua việc cải thiện các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của người lao động. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, nguồn lực nghiên cứu, bài nghiên cứu còn nhiều điểm hạn chế, rất mong nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ Quý thầy cô và các bạn đọc giả.
Do phạm vi thực hiện nghiên cứu hẹp nên việc tổng quát hóa sẽ gặp nhiều hạn chế. Chính vì vậy nếu có điều kiện bài nghiên cứu nên được thực hiện phạm vi rộng hơn và sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để có thể có được những cơ sở có tính khái quát hóa cao hơn.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1.Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Sử dụng mô hình nghiên cứu 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khanh Hòa.
Kết quả nghiên cứu sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA cho thấy còn 4 yếu tố tác động đến động lực được xác lập và có sự thay đổi so với mô hình nghiên cứu đầu tiên. 4 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc và mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của các yếu tố khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị:
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, thì yếu tố mục tiêu ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa thông qua công tác thi đua – khen thưởng.
Yếu tố chính sách phát triển và thăng tiến là một trong 2 yếu tố tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động thông qua công tác thi đua – khen thưởng nên cần cố gắng cải thiện yếu tố này để có thể gia tăng động lực làm việc của nhân viên trong thời gian tới.
2 Yếu tố Ghi nhận tuyên dương và Phần thưởng vật chất được đánh giá ở mức trung bình là mức điểm trung bình và khá tương ứng tuy vẫn chưa cao nhưng 2 yếu tố này cũng tác động đến động lực làm việc của người lao động nên cần cải thiện nhằm gia tăng động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Khu vực Nam Khánh Hòa.