Tóm tắt qui trình kế toán huy động vốn

Một phần của tài liệu 0699 kế toán huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

1.4.3.1 Tài khoản sử dụng

* Tài khoản 101: Tiền mặt 1011: Tiền mặt bằng VNĐ

4213,4223: TK tiền gửi vốn chuyên dùng bằng VNĐ, ngoại tệ.

4231, 4241: TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ. 4232, 4242: TK tiền gửi tiết kiệm cókỳhạn bằng VNĐ, ngoại tệ.

4238, 4248: TK tiền gửi tiết kiệm khác bằng VNĐ, ngoại tệ * Tài khoản 43:TK phát hành GTCG.

431, 434:Mệnh giá GTCG bằng VNĐ, bằng ngoại tệ và vàng. 432, 435: Chiết khấu GTCG bằng VNĐ, bằng ngoại tệ và vàng. 433, 436: Phụ trội GTCG đãphát hành bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. * Tài khoản 44 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay

* Tài khoản 45 Các khoản phải trả khách hàng * Tài khoản 46 Các khoản phải trả nội bộ * Tài khoản 49 Lãi và phí phải trả

491: lãi phải trả cho tiền gửi

492: lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá 493: lãi phải trả cho tiền vay

* Tài khoản 388: Chi phí chờ phân bổ.

* Tài khoản 80: Chi phí về hoạt động huy động vốn.

1.4.3.2 Kế toán tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân

- Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiến', kế toán căn cứ vào chứng từ (giấy nộp

tiền) hạch toán:

Nợ TK thích hợp (1011, Tiền gửi của người trả ...) Có TK 4211/KH

- Khi khách hàng đến lĩnh tiến: căn cứ vào giấy lĩnh tiền tiền mặt hoặc séc

nhận tiền mặt, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm Có TK thích hợp (1011, TK người thụ hưởng ..) tra

Ngoại trừ những trường hợp ngân hàng áp dụng công nghệ tính lãi cộng dồn hàng ngày, thông thường lãi tiền gửi thanh toán được ngân hàng tính và trả hàng tháng theo phương pháp tích số, được nhập lãi vào gốc. Việc tính lãi thường được thực hiện vào một ngày nhất định ở giai đoạn cuối tháng cho tất cả các khách hàng.

Số lãi phải trả trong tháng = Tổng tích số dư TKTG trong tháng x Lãi suất ngày

Hạch toán

Nợ TK Chi trả lãi TG (801)

Có TK Tiền gửi thanh toán/KH (4211) - Tất toán và đóng tài khoản

Việc tất toán tài khoản khi khách hàng có yêu cầu trong trường hợp giải thể, sáp nhập, chia tách; hoặc nếu tài khoản hết số dư và trong 6 tháng không có nghiệp vụ nào phát sinh thì ngân hàng sẽ tất toán tài khoản của khách hàng.

Khi tất toán tài khoản, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu với khách hàng, chuyển số dư còn lại vào tài khoản khác theo yêu cầu của khách hàng và thu hồi số séc khách hàng chưa sử dụng, chuyển hồ sơ tài khoản của khách hàng sang tập hồ sơ lưu trữ (những tài khoản đã tất toán).

1.4.3.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm

a) Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

- Khi gửi tiền: Nợ TK 1011 hoặc TK thích hợp Có TK 4231/KH

- Khi rút tiền:Nợ TK 4231/KH

Có TK 1011 Hoặc TK thích hợp - Khoá sổ, tất toán TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ, tức là xin tất toán sổ, kế toán phải thu lại sổ và lưu cả sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc. Khi khách hàng muốn giao dịch lại, phải lập sổ và phiếu lưu mới

- Tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Cách tính lãi tương tự như tiền gửi không kỳ hạn, tức là cũng tính theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào gốc hàng tháng. Tuy nhiên, tính lãi tiền gửi tiết kiệm và hạch toán lãi có thể thực hiện theo 2 thời điểm: được thực hiện theo đúng ngày khách hàng gửi tiền vào của các tháng sau đó (tính tròn tháng), hoặc thực hiện đồng loạt vào ngày gần cuối tháng.

Hạch toán: Nợ TK 801

Có TK 1011 hoặc TK 4231/KH

b) Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Khi khách hàng gửi tiền kế toán hướng dẫn khách hàng lập giấy gửi tiền và

làm thủ tục lập sổ tiết kiệm và phiếu lưu, kế toán ghi: Nợ: TK Thích hợp ( TK 1011...)

Có: TK Tiền gửi có kỳ hạn 4232 /KH

- Khi rút tiền khách hàng sẽ nộp vào NH sổ tiết kiệm. Sau khi đối chiếu chứng từ kế toán ghi:

Nợ: TK Tiền gửi có kỳ (4232)

Có: TK thích hợp (TK 1011...) - Chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

NH trả lãi cho khách hàng theo định kỳ hoặc cùng gốc khi đáo hạn. Việc tính lãi theo từng món và sử dụng phương pháp hạch toán cộng dồn. Tiền lãi = Số tiền gửi vào x Thời gian gửi x Lãi suất tiền gửi

Nếu định kỳ khách hàng đến lĩnh lãi thì kế toán lập phiếu chi, ghi: Nợ: TK 801

Có: TK 1011

gửi" 491

Nợ TK 801

Có TK lãi phải trả cho tiền gửi (491)

- H 1TK lãi p+ NTK lãi phải trả cho tiền gửi (ch toán vào tài kh phiếu chi,vào

gốc

cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo.Hạch toán:

N NTK lãi phải trả cho tiền gửi (491) Có TK 4232/KH

+ NTK 4232/KHàng đ 4232/KHlãi và g32/KHo cuvà g32/KH, vuvà g32/KHăc svà g32/KH t svà g32/KH s svà g32/KHkhách hàng.

- Trưch hàng.KHách hàng đ.KHrút ting đ.KHc h tin+ Thoái chi ti trả cho tiền

gửi

(ch toán vào tài kh phiếu chi,vào gốc cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu

lưu để

theo dõi+ Tính trhi ti trả cho tiền gửi (ch toán vào tài kh phiếu chi,vào

1.4.3.4 Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá

a) Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi sau

- Khi phát hành: Tuỳ từng trường hợp để hạch toán vào TK thích hợp +Nếu phát hành ngang giá: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành +Nếu phát hành có phụ trội:

Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội + Nếu phát hành có chiết khấu:

Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành - giá trị chiết khấu - Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng

Hàng tháng, kế toán cũng phải tính lãi tháng để treo vào tiền lãi cộng dồn

dự trả và phân bổ chi phí lãi tháng theo đúng chế độ. Đồng thời nếu có phụ trội

b) Kế toán phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi trước

Với trường hợp trả lãi trước, ngân hàng thực hiện tính lãi được hưởng ngay cho khách hàng và khấu trừ vào mệnh giá, tức là khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng mệnh giá trừ tiền lãi. Tiền lãi được treo vào tài khoản Chi phí chờ phân bổ-388

- Khi phát hành

+ Trường hợp phát hành ngang giá:

Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành - Lãi trả trước + Phát hành có phụ trội:

Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội - Lãi trả trước

+ Phát hành có chiết khấu:

Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành - giá trị chiết khấu - Lãi trả trước

- Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng

Hàng kỳ kế toán thực hiện tính lãi trên mệnh giá, và phân bổ dần chi phí trả lãi mỗi kỳ từ TK 388-Chi phí chờ phân bổ vào TK 803-Chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Nếu phát hành không ngang giá (có phụ trội hoặc chiết khấu), số tiền phụ trội hoặc chiết khấu cũng được phân bổ để giảm hoặc tăng chi phí trả lãi trong kỳ.

- Kế toán thanh toán tiền khi đến hạn

Khi đáo hạn, khách hàng sẽ được lĩnh số tiền bằng đúng mệnh giá (kể cả phát hành có chiết khấu hay phụ trội). Kế toán sẽ thu lại giấy tờ có giá đã phát hành, tất toán TK "Phát hành giấy tờ có giá" và làm thủ tục trả tiền, hoặc chuyển vào TK cho khách hàng theo yêu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH TỈNH HÀ GIANG

2.1Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Chi nhánh Tỉnh Hà Giang 2.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển

> Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Tên đầy đủ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural

Development

- Tên gọi tắt: Agribank

- Trụ sở chính tại: 02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Webside: http: //www.agribank.com.vn

> Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tỉnh Hà Giang

Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 - 1991),

tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1998 do thay đổi cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam nên được thay thế bằng quyết định số 198/1998/QĐ- NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán, phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam” trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang.

Đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã có 19 đầu mối giao dịch ở khắp các chi nhánh, hoạt động trên hầu hết các tụ điểm kinh tế - văn hóa - xã

hội trong toàn tỉnh với đội ngũ gồm 399 cán bộ nhân viên có trình độ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang không ngừng tăng trưởng. Tổng nguồn vốn từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh quản lý vẻn vẹn chỉ có hơn 10 tỷ đồng. Chi nhánh ngày càng mở rộng thị phần, chiếm ưu thế trong hoạt động Ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ rệt, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.Với đặc thù là một vùng nông nghiệp, chi nhánh đã xác định đối tượng khách hàng chính là nông dân. Với cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ nhân viên nhiệt tình đã tạo được lòng tin cho khách hàng. Mạng lưới các phòng giao dịch ở nhiều nơi tạo sự thuận tiện cho khách hàng ở vùng sâu vùng xa. Do phần đông khách hàng của ngân hàng là các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa nên mức rủi ro tín dụng không cao.

Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp nông thôn và bà con nông dân.

Agribank chi nhánh tỉnh Hà Giang là đại diện pháp nhân của Agribank Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với ngân hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức đủ mọi thành phần kinh tế, do đó vai trò của Agribank tỉnh Hà Giang với việc phát triển kinh tế thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế của Tỉnh như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông

nghiệp nông thôn.

Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa.

Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động.

Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và thích đáng. Có như vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển nông thôn Tỉnh nhà.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chi nhánh tỉnh Hà Giang

Sơ đồ 2.1: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang

Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%) * Các phòng nghiệp vụ:

(1) : Phòng Tổng hợp: Quản lý hành chính và theo dõi toàn bộ tài sản, phương tiện làm việc. Cân đối kết quả lao động, sản xuất tham mưu với ban lãnh đạo, bổ sung lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ sơ của cán bộ công nhân viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên.

(2) : Phòng Kế hoạch Nguồn vốn: Đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ như: huy động vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và các nghiệp vụ khác. Trong đó có Tổ tiếp thị.

(3): Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định trực tiếp cho vay tại hội sở, là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, và thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng tín dụng toàn tỉnh.

(4): Phòng Kế toán ngân quỹ: Xử lý các nghiệp vụ, hạch toán kế toán. Tổng hợp, cân đối, quản lý hồ sơ, chỉ đạo công tác kế toán toàn tỉnh. Trong đó có bộ phận điện toán: phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng dẫn và tập huấn tin học cho các ngân hàng cơ sở.

(5) Phòng Dịch vụ và Marketing: Quản lý mảng nghiệp vụ về phát hành thẻ ATM, quản lý các máy ATM. Là đầu mối tiếp cận với khách hàng để quảng bá, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại của Agribank như: SMS banking, mobile banking, internet banking...

Với Dịch vụ thanh toán quốc tế bạn có thể thanh toán qua hệ thống SWIFT, bao gồm thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu., quy đổi mua bán ngoại tệ, đặc biệt là dịch vụ chi trả kiểu kiều hối Westem Union (Dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới).

Với Dịch vụ giao dịch chứng khoán với việc đại lý chứng khoán cho Công ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện các dịch vụ: Môi giới chứng khóan, lưu ký chứng

khoán, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cho vay mua bán chứng khoán...

(6): Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến họat động của ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang thôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang

Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Hà Giang nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khả quan. Cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc, định hướng kinh doanh từ Agribank, Agribank Chi nhánh Hà Giang đã đạt được những kết quả khả quan, ấn tượng như sau:

Bảng 2. 1. Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hà Giang 2017-2019

Một phần của tài liệu 0699 kế toán huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w