Tổng nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu 0699 kế toán huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55)

Nhìn chung trong những năm gần đây, tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh đều đạt mức trên 14%.

Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.859 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 0.8%, trong đó tiền gửi VND là 3.848 tỷ, tăng 0,8%, tiền gửi ngoại tệ 11 tỷ, tăng 23%.

Đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.276 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 10,8%, nguồn vốn huy động nội tệ đạt 4.272 tỷ, tăng so với năm trước 11%, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 4 tỷ (quy đổi VND) giảm so với năm trước 53,5%

Cuối năm 2019 tổng nguốn vốn huy động tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ là 4.965 tỷ đồng, tăng 16,2%, nguồn vốn huy động ngoại tệ là 3 tỷ, giảm 25%.

Khoản mục Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Phân theo kỳ hạn Số dư

(tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng Không kỳ hạn 1120 29% 1.195 28% 1.318 30.5 % Có kỳ hạn < 12 tháng 1308 33.9 % 1.436 33.5 % 1.690 30% Có kỳ hạn 12T - 24T 1401 36.3 % 1.599 37.4% 1.920 38.7 % Có kỳ hạn >24 tháng 30 0.8% 46 1.1% 40 0.8% Tổng NV 3.859 100 % 4.276 100% 4.968 100%

giảm 1,1%, trong đó huy động nội tệ giảm 61 tỷ giảm 1,1%, huy động ngoại tệ tăng 2 tỷ tăng 55.5% so với năm trước

Có thể thấy rằng công tác huy động vốn của chi nhánh được thực hiện có hiệu quả nên quy mô huy động vốn năm sau luôn tăng hơn năm trước. Nguồn tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh. Tuy nhiên, năm 2018 và 2019 có sự biến động lớn và trái ngược nhau trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED , đồng thời cạnh tranh giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định nên tiền gửi VNĐ tăng rất ít (chỉ tăng 0,8%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh (23%). Năm 2018 - 2019, FED cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm, Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ giảm so với năm trước, ngược lại huy động VNĐ tăng mạnh hơn. Năm 2020 do tình hình dịch bệnh phức tạp, nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm

Nguồn vốn huy động (Tỷ đồng) 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn VHĐ qua các năm 2017-2020 (Nguồn :Báo cáo kết cấu nguồn vốn huy động các năm 2017-2020 -

Agribank CN Hà Giang). 2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Do đó, năm 2020 tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách vừa cạnh tranh bằng lãi suất và các chương trình khuyến mại giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM.

Cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Agribank đã tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Qua đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi dân cư 3543 3861 + 9% 4.410 +14,2% Tiền gửi các TCKT, TCXH 308 410 +33,1% 551 +34,4% Tiền gửi các tổ chức tín dụng, tài chính 8 7 -12,5% 8 +14,3% Tổng NV 3859 4278 +10,8% 4968 +16,1%

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian

(Nguồn từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Nguồn vốn huy động của Agribank tăng trưởng đều qua các năm, tăng cao và khá ổn định. Nếu phân theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn

nhanh, tăng 549 tỷ đồng với tốc độ tăng 14,2% so với năm 2018. Nguyên nhân là do trong năm 2019 vừa qua thị trường mở cửa, nền kinh tế Việt Nam phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân tăng, đời sống dân cư được cải thiện nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá nhiều và Agribank chi nhánh Tỉnh Hà Giang đã có những chính sách thu hút tiền gửi từ dân cư khá tốt, ngoài sự bảo đảm an toàn về tiền gửi còn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời cũng do các chính sách khuyếch trương thương hiệu và những chính sách khuyến mãi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

Các khoản tiền gửi TCKT, XH các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2019 nhiều hơn năm 2018 là 141 tỷ đồng tốc độ tăng tới 34,4%. Trong đó, tiền gửi của TCTD bằng VNĐ trong năm 2019 đạt 8 tỷ đồng, tăng hơn năm 2018 là 1 tỷ đồng.

2.3Thực trạng kế toán huy động vốn 2.3.1 Tài khoản sử dụng

> Tài khoản 10: Tiền mặt

> Tài khoản 42: Tiền gửi của khách hàng

421/422 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND /ngoại tệ. 4211/4221 Tiền gửi không kỳ hạn

4212/4222 Tiền gửi có kỳ hạn

4214/4224 Tiền gửi vốn chuyên dùng

423/424 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ 4231/4241 T iền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232/4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238/4248 Tiền gửi tiết kiệm khác

425/426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND /ngoại tệ

y Tài khoản 43: Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá

431/434 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ 432/435 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ 433/436 Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ

y Tài khoản 388: Chi phí chờ phân bổ

^ Tài khoản 4531: Thuế phải nộp

y Tài khoản 5191: Điều chuyển vốn

> Tài khoản 711: Thu từ dịch vụ thanh toán

> Tài khoản 80: Chi phí hoạt động tín dụng

801: trả lãi tiền gửi 802: trả lãi tiền vay

803: trả lãi phát hành giấy tờ có giá 809: chi phí khác

2.3.2 Chứng từ sử dụng

a) Các loại chứng từ

- Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.

- Các loại sổ tiết kiệm

- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...

Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lí cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như các loại séc, các loại thẻ, phiếu tiết kiệm.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:

+ Tiếp nhận chứng từ (do khách hàng nộp hoặc ngân hàng lập). + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.

+ Kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng.

+ Thực hiện hạch toán, thanh toán theo nội dung của chứng từ.

+ Tổng hợp và đối chiếu các chứng từ giao dịch trong ngày với bảng liệt kê giao dịch của từng giao dịch viên.

+ Kiểm soát, đối chiếu, sắp xếp, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ theo qui định.

Chứng từ luân chuyển giữa các giao dịch viên trong từng bộ phận nghiệp vụ hoặc giữa các bộ phận nghiệp vụ phải được luân chuyển trong nội bộ ngân hàng (không qua tay khách hàng). Chứng từ thanh toán ra khác ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán bù trừ.thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các ngân hàng có liên quan.

Chứng từ giao nhận với khách hàng (báo Nợ, báo Có): ngân hàng phải mở sổ giao nhận chứng từ với từng khách hàng. Khách hàng phải đăng ký với ngân hàng người có trách nhiệm trực tiếp giao, nhận chứng từ với ngân hàng. b) Bảo quản chứng từ

- Chứng từ được bảo quản và lưu trữ theo tên GDV.

kiểm chứng thực tế với Bảng liệt kê chứng từ giao dịch có khớp với nhau không. Sau đó sẽ chuyển nộp cho KSV, KSV kiểm tra lại, tổng hợp theo ngày, theo tên GDV, chuyển cho hậu kiểm và lưu trữ trong kho.

c) Lưu trữ chứng từ

- Chứng từ kế toán được lưu trữ là bản gốc (bản chính).

- Chứng từ và báo cáo kế toán được lưu trữ tại bộ phận hậu kiểm, do bộ phận hậu kiểm quản lý. Nhật ký chứng từ được sắp xếp và đóng theo tên từng GDV. - Toàn bộ chứng từ trong ngày sau khi được kiểm tra, kiểm soát, đối

chiếu đầy đủ theo qui định được sắp xếp, đóng thành tập lưu trữ khoa học, thuận tiện cho tra cứu.

- Chứng từ bổ sung sau khi kiểm tra phải lập bảng kê chứng từ bổ sung kèm với các biên bản kiểm tra, báo cáo khắc phục sau kiểm tra.

d) Quản lý ấn chỉ quan trọng

- Ân chỉ quan trọng bao gồm một số loại: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu,.. .Tất cả được quản lý tại kho quỹ của chi nhánh.

- Mỗi ngày có một hạn mức lãnh ấn chỉ quan trọng. Mỗi GDV được giữ một số thẻ trắng cho đến khi hết thì làm đơn yêu cầu bộ phận kho quỹ xuất sử dụng. Việc xuất - nhập được thục hiện ký nhận trên sổ giao nhận, có chữ ký của thủ kho, GDV. Các ấn chỉ quan trọng được quản lý chi tiết theo từng số seri.

2.3.3 Quy trình kế toán huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và

Phát triển

nông thôn Chi nhánh Tỉnh Hà Giang

2.3.3.1 Quy trình thu - chi tại Ngân hàng

Ngân hàng hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa nên trong quy trình GDV phải kiểm tra chính xác các nghiệp vụ trước khi hạch toán và hoàn toàn chịu trách nhiệm về khâu kiểm đếm tiền mặt đối với những giao dịch trong hạn mức.

a) Quy trình thu tiền mặt

Nguyên tắc quan trọng là thu tiền trước mới ghi Có tài khoản khách hàng

Sơ đồ 2.3:Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt

(la) Khách hàng lập chứng từ nộp tiền, nộp tiền mặt cho giao dịch viên. (lb) Giao dịch viên giao chứng từ báo Có cho khách hàng (trong phạm vi hạn mức giao dịch tiền mặt của GDV).

(2) Giao dịch viên chuyển phê duyệt cho kiểm soát đối với những giao dịch quy định phải có phê duyệt (hoặc giao dịch vượt quá hạn mức giao dịch). (3) Kiểm soát viên chuyển phê duyệt cho Giám đốc (hoặc người được ủy

quyền) đối với các giao dịch theo quy định lãnh đạo phê duyệt. (4) Người phê duyệt chuyển trả chứng từ để thực hiện giao dịch..

vượt qua hạn mức giao dịch tiền mặt của GDV).

(6) Khách hàng nộp tiền vào quỹ chính của ngân hàng trong trường hợp giao dịch nộp tiền vượt quá hạn mức giao dịch tiền mặt của GDV.

(7a) Trả chứng từ (báo Có) cho khách hàng nộp tiền. (7b) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ cho giao dịch viên.

(8) Cuối ngày, GDV chuyển bảng liệt kê giao dịch cùng chứng từ giao dịch trong ngày cho kiểm soát viên.

(9) Kiểm soát viên chuyển bảng liệt kê giao dịch kèm chứng từ giao dịch trong ngày của GDV cho bộ phận kế toán tổng hợp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ chứng từ.

(10) Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định. b) Quy trình chi tiền mặt

Nguyên tắc quan trọng là ghi Nợ tài khoản khách hàng rồi mới chi tiền

(1a) (6)

(la) Khách hàng lập chứng từ lĩnh tiền gửi GDV.

(lb) GDV chi tiền và giao chứng từ (báo Nợ) cho khách hàng (trong phạm vi hạn mức giao dịch tiền mặt của GDV).

(2) Giao dịch viên chuyển phê duyệt cho kiểm soát đối với những giao dịch quy định phải có phê duyệt (hoặc giao dịch vượt quá hạn mức giao dịch).

(3) Kiểm soát viên chuyển phê duyệt cho Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) đối với các giao dịch theo quy định lãnh đạo phê duyệt.

(4) Người phê duyệt chuyển trả chứng từ để thực hiện giao dịch.. (5) Chuyển chứng từ cho thủ quỹ chi tiền cho khách hàng.

(6) Khách hàng nhận chứng từ (báo Nợ) và tiền mặt từ quỹ chính của ngân hàng (trường hợp giao dịch vượt quá hạn mức của GDV).

(7) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ cho giao dịch viên.

(8) Cuối ngày, GDV chuyển bảng liệt kê giao dịch cùng chứng từ giao dịch trong ngày cho kiểm soát viên.

(9) Kiểm soát viên chuyển bảng liệt kê giao dịch kèm chứng từ giao dịch trong ngày của GDV cho bộ phận kế toán tổng hợp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ chứng từ.

(10) Lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định.

2.3.3.2 Cơ chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán

a) Thủ tục mở tài khoản tiền gửi

Để mở tài khoản tiền gửi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là khách hàng) gửi cho ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:

> Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang

- Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản

- Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như: Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp, bản sao bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị...

> Đối với khách hàng là cá nhân

- Giấy đăng ký mở tài khoản (là người gửi tiền) ký tên

- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với công dân Việt Nam; hộ chiếu hoặc Visa ở Việt Nam (còn hiệu lực) đối với công dân nước ngoài. Hoặc có thể là các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế hành vi dân sự

- Bản đăng ký chữ ký mẫu của chủ tài khoản. Đối với khách hàng đứng tên cá nhân, không thực hiện việc uỷ quyền người ký thay chủ tài khoản thì tất cả các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng đều phải do chủ tài khoản ký.

Khi có sự thay đổi mẫu chữ ký của người được uỷ quyền ký trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng hoặc khi thay đổi mẫu dấu chủ tài khoản phải cho ngân hàng nơi mở tài khoản bản đăng ký hoặc mẫu dấu mới thay thế mẫu dấu đăng ký trước đây, trong đó phải ghi rõ ngày bắt đầu có giá trị thay thế mẫu cũ.

Cách thức lập giấy đăng ký mở tài khoản, lập giấy đăng ký mẫy dấu và ký do các ngân hàng hướng dẫn cụ thể cho khách hàng thực hiện.

Khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản, ngân hàng phải có trách nhiêm giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng trong ngày làm việc. Sau khi đã chấp nhận mở tài khoản, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.

> Đối với chủ tài khoản

- Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản trong phạm vi số dư tiền gửi và tuỳ theo yêu cầu chi trả của chủ tài khoản có thể thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng hoặc rút tiền mặt để sử dụng.

- Chủ tài khoản hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư của tài khoản tiền gửi và phải tuân theo qui định, chịu trách nhiệm về những sai sót, lợi nhuận trên các giấy tờ thanh toán qua ngân hàng của những người được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay.

- Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, chủ tài khoản phải tuân thủ các qui định và hướng dẫn của ngân hàng về việc lập các giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở ngân hàng. Trên giấy tờ thanh toán, các chữ ký và dấu phải đúng với mẫu đăng ký tại ngân hàng.

- Chủ tài khoản tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi tại ngân

Một phần của tài liệu 0699 kế toán huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w