Một số tiêu chí đánh giá về công tác tạo động lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 34 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Một số tiêu chí đánh giá về công tác tạo động lực trong doanh nghiệp

* Đánh giá của người lao động về công tác tiền lương

Tiền lương là đòn bẩy, là công cụ kinh tế quan trọng trong hoạt động tạo động

lực cho người lao động nên đòi hỏi mỗi công ty phải thực hiện công cụ này thật tốt để

mang lại hiệu quả cao nhất.

Người lao động trong tổ chức luôn muốn hệ thống phân phối thu nhập (tiền lương, cách thức trả lương, thưởnghay các chế độ khác) phù hợp với mong muốn và

đóng góp của họ. Khi phân phối thu nhập được xem là công bằng dựa trên nhu cầu của

công việc, cấp độ kĩ năng cá nhân, và những tiêu chuẩn phân phối trong cộng đồng thì kết quả tạo ra sẽ là sự thõa mãn.

Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu

nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động, mục đích này tạo

Sơ đồ1. 1: Cáctiêu chí đánh giávềcông tác tạo động lực trong doanh nghiệp

động lực để người lao động phát triển trìnhđộ và khả năng lao động của mình.

Thực tế cho thấy thông tin về tiền lương đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp

cho các doanh nghiệp giữ chân các nhân viên ưu tú cũng như thu hút thêm người tài giỏi, người có trìnhđộ chuyên môn, kỷ thuật và tay nghề cao vào làm việc. Thế nhưng, lương bổng luôn là vấn đề nhạy cảm và làm thế nào để trả lương cho phù hợp với mặt

bằng tiền lương chung của thị trường lao động là điều nan giải đối với nhà tuyển dụng.

Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động. Khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản.

Phần lớn các loại tiền phụ cấp thường được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng

của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khoẻ, sự thoải mái của người lao động tại nơi làm việc. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt

công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

* Đánh giá của người lao động đối với công tác khen thưởng, kỷ luật

Khen thưởng là hoạt động nhằm tôn vinh, động viên kịp thời các thành tích, cống hiến và xử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật của nhân viên tạo ra sự công bằng trong đối xử, qua đó: Khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy trí tuệ, tài năng, sức lao động phục vụ cho sự phát triển của công ty. Khen thưởng phải đảm bảo kịp thời, đúng

lúc, công bằng, minh bạch; làm căn cứ bổ sung cho việc thăng tiến phát triển nhân sự. Khen thưởng chính là sự ghi nhận công khai thành quả của nhân viên đã nổ lực để đạt được có tác dụng rất lớn trong việc động viên tinh thần làm việc cũng như tăng cường

sự hợp tác. Công nhận và khen thưởng thành quả của nhân viên trước tập thể làm cho họ có cảm giác được thoã mãn rất lớn, vì đây là cơ hội để họ có thể khẳng định mình, khẳng định nănglực cũng như những nỗ lực mà họ đạt được trước mọi người.

Tiền lương và tiền thưởng là một trong những yếu tố vật chất đối với người lao động. Vận dụng thành công chính sách này là một trong những yếu tố hàng đầu trong

Kỷ luật là hoạt động nhằm ngăn chặn các vi phạm trong tương lai, phòng ngừa

những vi phạm của người khác. Xác lập hệ thống các chuẩn mực về hành vi, văn hóa lề

lối làm việc của công ty. Việc xây dựng các quy định về kỷ luật rõ ràng và nghiêm túc giúp nhân viên xác định tư tưởng và có động cơ làm việc đúng đắn.

* Đánh giá của người lao động đối với việccác phúc lợi xã hội

Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các bổ trợ về cuộc

sống cho người lao động. Phúc lợi có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận

lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của chính phủ, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của

doanh nghiệp tới đời sống người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: nghỉ phép có lương, kiểm tra sức khỏe, chi phí đào tạo, chi phí du lịch…

Yếu tố lương bổng và phúc lợi phụ thuộc vào nhu cầu an toàn trong tháp nhu cầu của Maslow và nằm trong nhóm các yếu tố duy trì của học thuyết hai nhân tố của

F.Herzberg.

* Đánh giá của người lao động đối với môi trường làm việc của doanh nghiệp

Trong môi trường tinh thần, mối quan hệ giữa lãnhđạovà nhân viên là một nội

dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là

người có công tâm, tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng

doanh nghiệp vững mạnh. Yếu tố tâm lý của người lãnhđạo hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnhđạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ được

mối quan hệ thân thiết đối với nhân viên. Nếu nhân viên sai thì từ từ uốn nắn tránh

trình trạng bức xúc, quát mắng… tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân

viên và lãnh đạo. Ngoài ra người lãnhđạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của

Bên cạnh đó, xây dựng một tập thể đoàn kết là một trong những nội dung hết

sức quan trọng trong công tác lãnh đạo, có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành

được nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Nội dung đòi hỏi lãnhđạo của doanh nghiệp

phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, thường xuyên để mọi người gắn bó với nhau

cùng phấn đấu.

* Đánh giá của người lao động đối với công tác đào tạo, cơ hội được đào tạo và đào tạo lại tại doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, đào tạo tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo trực tiếp giúp nhân viên thực hiện

công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các

tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới. Giúp nhân viên cập nhật các

kỹ năng, kiến thức mới, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ

thuật trong doanh nghiệp. Đào tạo cũng chính là đáp ứng được nhu cầu và nguyện

vọng phát triển của người lao động. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần

thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng

tiến hơn.Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Thăng tiến là quá trình một người lao động được chuyển lên một vị trí cao hơn

trong doanh nghiệp, việc này thường được đi kèm với việc lợi íchvật chất của người lao động sẽ được tăng lên đồng thời cái tôi của họ cũng được thăng hoa.

Như vậy thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực của người lao động vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực

của người lao động.

Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân người lao động đồng thời đối với doanh nghiệp nó là cơ sở để giữ gìn và phát huy lao động giỏi và thu hút lao động khác đến với doanhnghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)