Tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp viễn thông Viettel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Tạo động lực cho người lao động ở doanh nghiệp viễn thông Viettel

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1989.

Là Tập đoàn kinh tế Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ sản xuất

kinh doanh (SXKD) trên lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và nhiệm

vụ quốc phòng an ninh (QPAN); Sản xuất trang thiết bị quân sự, góp phần hiện đại hóa Quân đội; Mạng lưới Viettel là mạng thông tin thứ hai của Quân đội, trực tiếp bảo đảm

thông tin liên lạc cho nhiệm vụ A2, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, sẵn sàng chuyển sang phục vụ quốc phòng khiđất nước cóchiến tranh.

Từ một doanh nghiệp với hạ tầng chỉ có vài nghìn km cáp quang, đến nay Viettel đã trở thành doanh nghiệp có hạ tầng mạng lưới viễn thông lớn nhất Việt Nam

với trên 56.000 trạm thu phát sóng (BTS), gần 175.000 km cáp quang, đã quang hóa gần 100% số xã trên cả nước, xây dựng thành công tuyến đường trục truyền dẫn nối

trực tiếp 3 nước Đông Dương, phủ sóng 100% các đồn biên phòng, khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với 670 trạm BTS. Là doanh nghiệp đầu tiên triển khai phủ

sóng thành công dọc bờ biển dài hơn 3 ngàn km với bán kính cách bờ 100km, phủ sóng 100% các đảo ven bờ, các đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ, đóng góp xuất sắc vào nhiệm vụ

bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Tập đoàn đi tiên phong đột phá trong sản xuất kinh doanh, tạo nguồn lực để

thực hiện xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Từ năm 2000 đến năm 2012 doanh

thu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tăng 2,6 nghìn lần (từ 53,7 tỷ đồng lên 141.086 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế tăng 22 nghìn lần (từ 1,25 tỷ đồng lên 27.514 tỷ đồng),

nộp ngân sách tăng 2.834 lần (từ 4 tỷ đồng lên 11.337 tỷ đồng), tổng giá trị tài sản tăng

41,9 nghìn lần (từ 2,3 tỷ đồng lên 96.529 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu tăng 9,3 nghìn lần

(từ 6,6 tỷ đồng lên 63.166 tỷ đồng. Hiện nay, Tập đoàn đang là doanh nghiệp viễn

thông tiên phong đầu tư ra nước ngoài, đến nay đãđầu tư sang 7 nước, tại 3 châu lục

(gồm: Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru, Đông Timor, Cameroon).

như vậy, đó là chiến lược phát triển khoa học hợp lý. Đặc biệt Viettel có bộ máy Lãnh

đạo, quản lý mạnh, nhất là trông việc tạo ra những động lực cho người lao động, đặc

biệt là các phong trào thi đua. Cụ thể như phong trào “Ai thi đua tốt thì người đó có thu

nhập cao”. Luôn trân trọng sự sáng tạo, dù là nhỏ nhất, vì bản chất thi đua là là kích thích sự sáng tạo để tăng năng suất, giá trị, hiệu quả của từng công việc. Chống trì trệ,

coi trọng nhân viên, chăm sóc nhân viên, cũng là những việc làm thiết thực nhất đểtạo độnglực cho người lao động. Việc tạo động lực qua đối xử công bằng, mọi vị trí quản lý đều phải qua thi cử, hay là tạo động lực từ văn hóa ứng xử… Công tác thi đua khen thưởng cũng được Tập đoàn Viettel làm rất tốt, đánh giá cao tầm quan trọng của việc

khen và thưởng như triết lý “Một vạn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)