Động lực tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Động lực tinh thần

1.2.3.1. Tạo động lực lao động thông qua sử dụng, bố trí nhân lực

Bố trí lao động phù hợp với công việc, các nhà quản lý trước hết phải xác định đúng trình độ lành nghề của người lao động, tiêu chuẩn thực hiện công việc, xác định được mức độ phức tạp của công việc từ đó sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với từng

công việc cụ thể. Các nhà quản lý cần biết phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực, giao việc đúng người, đúng việc thì sẽ mang lại kết quả cao, đồng thời phải

tìm cách lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, để họ

nhận thấy mình là thành viên quan trọng của doanh nghiệp đó.

Việc phân công bố trí đúng người, đúng việc sẽ giúp người lao động có cơ hội

phát huy tối đa năng lực bản thân, làm cho họ hăng say, gắn bó hơn với công việc mà họ đang đảm nhiệm. Người lao động được bố trí phù hợp với công việc sẽ khai thác được tiềm năng của họ, gây hứng thú thỏa mãn với công việc được giao, sẽ nâng cao được năng suất hiệu quả làm việc và ngược lại, nếu bố trí không đúng sẽ tạo cho người lao động tâm lý chán nản không muốn làm việc.

1.2.3.2. Tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trường làm việc

Điều kiện và môi trường làm việc bao gồm rất nhiều yếu tố: Máy móc, thiết bị

phục vụ cho lao động, bầu không khí trong tập thể, văn hoá công ty, thời giờ làm việc,

thời giờ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, chính sách về nhân sự, yêu cầu của công việc...

Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi, đó là tạo ra các điều kiện về công

nghệ, máy móc, thiết bị tốt để phục vụ cho lao động. Tạo ra bầu không khí thoải mái

trong tập thể, tạo ra văn hoá tổ chức lành mạnh, tổ chức phục vụ nơi làm việc theo đúng yêu cầu của công việc, mọi người giúp đỡ tương trợ lẫn nhau... Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để người lao động tiến hành quá trình laođộng, để quá trìnhđó

diễn ra liên tục, nhịp nhàng và tạo hứng thú tích cực cho người lao động, để người lao động cảm thấy được tôn trọng, được phát huy hết tiềm năng của mình. Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi, giúp người lao động có nhiều khả năng tăng năng

suất lao động, giảm bớt thời gian lãng phí không cần thiết, tạo ra sự thoải mái trong công việc từ đó người lao động sẽ cảm thấy hứng thú hơn với công việc, với tổ chức.

Bởi vì mỗi con người luôn bị chi phối của môi trường sống, môi trường làm việc. Người lao động sẽ không thể làm việc tốt nếu các điều kiện và môi trường làm việckhông tốt, điều đó sẽ gây ra tâm lý chán nản, họ cảm thấy công việc ngưng trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của họ. Người lao động sẽ không có hưng phấn để làm việc, ngược lại nếu điều kiện và môi trường làm việc tốt là điều kiện thuận lợi, để người lao động hăng say làm việc và làm việc đạt hiệu quả công việc cao. Đối với lao động gián tiếp, lao động quản lý, môi trường làm việc chi phối mạnh mẽ đến kết quả

hoạt động, sự căng thẳng trong công việc, bầu không khí không lành mạnh, là nguyên nhân làm giảmhiệu suất hoạt động, đôi khi mang đến những quyết định sai lầm. Do đó người quản lý cần quan tâm đến điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động, đó là nhân tố tạo ra sự hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quảsản xuất, tạo hưng phấn trong công việc.

1.2.3.3. Tạo động lực lao động thông qua đào tạo, phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, là tổng hợp những hoạt động học tập có

tổ chức, được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của người lao động. Đối với các doanh nghiệp, nguồn

nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp. Họ được xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy,

các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp

với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về mặt

kiến thức, kỹ năng của người lao động.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hình thức nhằm nâng cao và phát triển khả năng, kinh nghiệm của người lao động. Đào tạo không những giúp nâng cao

kiến thức và trình độ cho bản thân người lao động, nó còn là yếu tố thúc đẩy sự phát

triển của tổ chức doanh nghiệp, bởi vì chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên hiệu quả trong công việc, một tổ chức có được đội ngũ lao động có chất lượng cao sẽ

giúp tổ chức tạo được vị thế trên thị trường lao động. Để tiến hành hoạt động đào tạo

và phát triển nhân lực, các doanh nghiệp có thể tiến hành bằng cách tự tổ chức các lớp

học nâng cao trìnhđộ chuyên môn, phương pháp và kế hoạch cụ thể với sự hướng dẫn

của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho người lao động học tập

thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt. Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng sau đào tạo, để nhằm tận dụng những kiến thức kỹ năng người lao động được đào tạo vào thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc thăng tiến phải được xem xét cả một quá trình lao động lâu dài một cách

đóng góp, thành tích, kết quả thực hiện công việc, năng lực và nhu cầu của người lao động, nhằm đề bạt đúng người phù hợp với vị trí công việc và được mọi người tán thành. Điều này cũng đảm bảo được sự công bằng giữa các nhân viên trong tổ chức. Nó đem lại lợi ích cho tổ chức và tạo động lực khuyến khích người lao động phấn đấu

hết mình trong công việc vì lợi ích thiết thân của bản thân và lợi ích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viễn thông quảng bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)