Các phương pháp đánh giá TTDD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa đức giang năm 2018 (Trang 26 - 31)

1.4.1. Đánh giá TTDD bằng các chỉ số nhân trắc

Trong thực hành lâm sàng, các chỉ số nhân trắc thường dùng là:

- Trọng lượng cơ thể: Là thông số được sử dụng thường xuyên nhất

trong thực hành lâm sàng. Số đo trọng lượng đơn thuần không được sử dụng đặc hiệu để xác định tình trạng dinh dưỡng mà thường kết hợp với các số đo khác như BMI. Xác định trọng lượng cơ thể thường xuyên có tác dụng ghi nhận được sự thay đổi về trọng lượng theo thời gian để tính toán tỷ lệ tăng hoặc giảm cân

- Chiều cao: là một thông số sử dụng tính BMI

- Chỉ số khối cơ thể (BMI): Là một phần không thể thiếu được trong các

công cụ sàng lọc dinh dưỡng. Căn cứ vào chỉ số này đối tượng được phân loại bình thường/gầy nhẹ/gầy vừa/quá gầy/thừa cân…[45], [50].

Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index - BMI), WHO 1995 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành[51].

Công thức tính BMI: BMI= W/H2 Trong đó:

W là cân nặng tính bằng kilogram H là chiều cao tính bằng mét

Bảng 1.4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành

(Sử dụng thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 1995)

Tình trạng dinh dưỡng Chỉ số BMI Gầy (còn gọi là thiếu năng lượng trường diễn -

Chronic Energy Deficiency - CED) < 18,5

Gầy độ 1 17,0 - 18,49 Gầy độ 2 16,00 -16,99 Gầy độ 3 < 16,00 Bình thường 18,5 - 24,99 Thừa cân ≥ 25 Tiền béo phì 25 -29,99 Béo phì ≥30 Béo phì độ 1 30 -34,99 Béo phì độ 2 35 -39,99 Béo phì độ 3 ≥40

- Chu vi vòng cánh tay (MAC): Được đo bằng một thước dây tại điểm giữa mỏm cùng vai và mỏm khuỷu. MAC cũng là một phép đo rất tốt thay thế cho thể trọng khi không thể đo được trọng lượng cơ thể. Khi kết hợp với phương pháp TSF (độ dày nếp gấp da vùng cơ tam đầu thì có thể ghi nhận được mối tương quan của khối cơ thể và khối mỡ[50].

1.4.2. Công cụ đánh giá tổng thể chủ quan SGA (Subjective Global Assessment)

Được xây dựng bởi Detsky và cộng sự trong những năm 1980. SGA là công cụ duy nhất được Hiệp hội dinh dưỡng đường miệng và đường tĩnh mạch Mỹ (ASPEN) khuyến cáo sử dụng, là công cụ đánh giá nhẹ nhàng, không tốn kém, nhạy, tin cậy và đặc hiệu[45].

SGA là một kĩ thuật lâm sàng dùng để đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng gồm 2 phần đặc điểm tiền sử bệnh khám lâm sàng:

Tiền sử bệnh: Bao gồm 6 tiêu chí đánh giá

+ Thay đổi trọng lượng trong 6 tháng

+ Thay đổi trọng lượng trong vòng 2 tuần qua + Sự thay đổi về khẩu phần ăn.

+ Hiện diện của triệu chứng dạ dày-ruột như là buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn kéo dài trên 2 tuần.

+ Thay đổi hoạt động chức năng cơ thể.

+ Nhu cầu chuyển hóa liên quan đến stress bệnh lý

Thăm khám lâm sàng: Bao gồm 4 tiêu chí đánh giá

+ Đánh giá việc mất lớp mỡ dưới da + Đánh giá tình trạng teo cơ

+ Đánh giá mức độ phù

+ Đánh giá có/không có dịch cổ chướng và các mức độ của nó nếu có Tất cả gồm 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá 3 mức độ A, B, C. Tùy theo mức độ thay đổi của các tiêu chí mà lựa chọn mức đánh giá phù hợp.

Đánh giá chung: Dựa vào số lượng các tiêu chí của mức độ đánh giá

nào nhiều hơn. Trong trường hợp lưỡng lự giữa A và B chọn B, lưỡng lự giữa B và C chọn B[52].

Phân loại TTDD theo SGA

- Mức A: Không có nguy cơ suy dinh dưỡng

- Mức B: Nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ đến vừa

- Mức C: Nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng

1.4.3. Công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu-MNA (Mini - nutrition assessment)

Được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc SDD người già trên 65 tuổi, tương tự như SGA tính điểm để xác định người bệnh nguy cơ SDD. Công cụ MNA gồm 2 phần sàng lọc và đánh giá với các câu hỏi liên quan đến khẩu phần, giảm cân, đi lại vận động, tình trạng sống, khẩu phần…[45].

1.4.4. Các phương pháp hóa sinh

- Prealbumin huyết tương

Là một phương pháp nhạy và hiệu quả để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh do suy dinh dưỡng ở những người bệnh bị bệnh nặng hoặc mắc bệnh mạn tính. Mức độ prealbumin đã được chứng minh là tương quan với kết quả của người bệnh và là một yếu tố dự đoán chính xác về sự phục hồi của người bệnh. Ở những người bệnh có nguy cơ cao, nồng độ prealbumin được xác định hai lần mỗi tuần khi nhập viện có thể cảnh báo bác sĩ về tình trạng dinh dưỡng giảm, cải thiện kết quả của người bệnh và rút ngắn thời gian nằm viện.

Nồng độ prealbumin huyết tương phản ánh hiện trạng dinh dưỡng của một người. Nếu nồng độ prealbumin thấp, protein và các chất dinh dưỡng khác trong máu cũng có thể là thấp.

Bình thường nồng độ prealbumin ở người khỏe mạnh là từ 15- 35mg/dl[53]. Các mức độ prealbumin huyết tương phản ánh nguy cơ suy dinh dưỡng có thể được đánh giá như sau:

- 11-15mg/dl: Nguy cơ suy dinh dưỡng tăng (increased risk of malnutrition).

- 5-10,9 mg/dl: Nguy cơ suy dinh dưỡng cao (high risk).

- <5mg/dl: Nguy cơ suy dinh dưỡng nặng, tiên lượng xấu (poor prognosis).

Khi chỉ định prealbumin để theo dõi hiệu quả điều trị suy dinh dưỡng, các dấu hiệu cho thấy việc cung cấp dinh dưỡng là phù hợp khi: mức độ prealbumin tăng 2mg/dl/ngày và mức độ prealbumin trở về bình thường trong 8 ngày. Cần phải điều trị dinh dưỡng tăng cường nếu mức độ prealbumin tăng không quá 4mg/dl trong 8 ngày[53].

- Transferrin huyết thanh:

Là một glycoprotein có vai trò vận chuyển sắt trong cơ thể. Transferrin được tổng hợp tại gan và có thời gian bán hủy ngắn khoảng 8 ngày (so với albumin là 20 ngày) và vì vậy transferin huyết thanh được kỳ vọng như là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng nhạy hơn albumin huyết thanh.

Giá trị bình thường của transferrin huyết thanh quy định trong khoảng: 200 - 360 mg/dL.

Chẩn đoán suy dinh dưỡng theo transferrin: +Transferrin huyết thanh < 200mg/dl: SDD nhẹ

+ Transferrin huyết thanh từ 100 ‐ 199 mg/dL: SDD trung bình + Transferrin huyết thanh < 100 mg/dL: SDD nặng[54].

Albumin huyết thanh: Thường được dùng để đánh giá dự trữ protein

nội tạng. Albumin được tổng hợp ở gan, có ý nghĩa trong đánh giá các trường hợp thiếu dinh dưỡng mạn tính. Bình thường ở người lớn từ 35-50g.

Xác định suy dinh dưỡng khi chỉ số Albumin huyết thanh < 35g/l +Suy dinh dưỡng nhẹ: Albumin 28-35g/l

+Suy dinh dưỡng vừa: Albumin huyết thanh từ 21 đến 27g/l +Suy dinh dưỡng nặng: Albumin huyết thanh < 21g/l.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa đức giang năm 2018 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)