Ngân hàng Shinhan đã thiết lập một tiêu chuẩn mới với những thách thức và đổi mới không ngừng trong lĩnh vực ngân hàng tại Hàn Quốc và CHB - tổ chức dẫn đầu lâu đời trong nền công nghiệp tại Hàn Quốc đã sát nhập thành một vào ngày 01/04/2006. Ngân hàng Shinhan hợp nhất đuợc ra đời duới phuơng châm “Niềm tự hào của tài chính Hàn Quốc, NGÂN HÀNG - Shinhan”. Nhằm mang lại dịch vụ tài chính đa dạng toàn diện, Shinhan Bank chi nhánh Cầu Giấy đã phân khúc khách hàng theo 7 nhóm chính (Bán lẻ, Ngân hàng tu nhân, Quản lý tài sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức, ngân hàng đầu tu) và những kiểu kinh doanh chuyên biệt. Để thỏa mãn nhu cầu tài chính của khách hàng với sự chuyên nghiệp cao nhất. Với các sản phẩm tiền gửi đặc trung nhu sau:
Tiết kiệm trả lãi hàng tháng:
Đây là loại hình tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền với số du tối thiểu là : 20.000.000 VNĐ. Lãi suất đuợc ngân hàng thông báo định kỳ. Lãi suất đuợc trả tự động vào tài khoản thanh toán của khách hàng mỗi tháng trong suốt kỳ hạn hợp đồng. Với uu điểm giúp khách hàng giảm bớt nỗi lo về sự dao động lãi suất trên thị truờng. Giải quyết các nhu cầu chi tiêu hàng tháng bằng lãi suất đuợc nhận. Khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM rút tiền lãi nhận đuợc từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tiết kiệm thời gian cho việc kinh doanh và quản lý tài chính của khách hàng. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
Tài khoản tiền gửi trực tuyến U-Dream, tích lũy định kỳ trực tuyến :
Với sản phẩm này, khách hàng có thể mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Shinhan thông qua kênh ngân hàng trực tuyến mà không phải đến quầy giao dịch, tiết kiệm tối đa thời gian gửi tiền và tối đa hóa hiệu quả đồng vốn nhàn rỗi. Số du tối thiểu là 100.000VND. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Tất cả giao dịch đuợc hoàn thành nhanh chóng và tiện lợi chỉ với 1 cú nhấp chuột.
1.5.4. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônChi Chi
nhánh Huyện Khoái Châu.
NHTM thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phat triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Khoái Châu cần rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình trong việc phát triển huy động vốn, cụ thể nhu:
Thứ nhất, tăng cuờng công tác marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức quảng cáo, tiếp thị, trong đó tập trung vào các kênh cá nhân hóa theo hình thức marketing cá nhân nhu thông qua các phuơng tiện giao dịch hàng ngày và các kênh khác để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tuởng hơn vào các loại hình huy động vốn của Chi nhánh, từ đó sẽ lựa chọn Chi nhánh nhu là địa chỉ tin cậy khi có nhu cầu giao dịch.
Thứ hai, tăng cuờng hoạt động khuyến mại với nhiều hình thức nhu quà tặng, quay số trúng thuởng khi gửi tiền, tặng vé du lịch ngắn ngày, tổ chức các hoạt động du lịch cho khách hàng, ...
Thứ ba, vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong hoạt động huy động vốn. Lãi suất huy động có ảnh huởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM, do đó ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng, nếu mức lãi suất huy động hợp lý sẽ thu hút đuợc một luợng lớn khách hàng và nguợc lại.
Thứ tư, cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cung cấp các sản phẩm hữu ích giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn khi sử dụng. Đồng thời, mở rộng mạng luới chi nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm thuận tiện cho phát triển huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi dân cu nói riêng.
Thứ năm, tăng cuờng đầu tu công nghệ, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động của Chi nhánh; chú trọng nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Như vậy, trong Chương 1 của luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về HĐV nói chung và HĐV trong dân cư tại NHTM, bao gồm:
NHTM và hoạt động HĐV của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động HĐV của NHTM.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình HĐV.
Những lý luận này sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng HĐV trong dân cư tại Agribank Chi nhánh Huyện Khoái Châu, từ đó nêu các giải pháp, kiến nghị trong Chương 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHOÁI CHÂU
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam
Chi nhánh Huyện Khoái Châu
2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
> Vị trí địa lý.
Huyện Khoái Châu nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên; trung tâm huyện cách Hà Nội hơn 40 km và cách TP. Hưng Yên (về phía Bắc) khoảng 30 km. Phía Đông giáp huyện Ân Thi, huyện Kim Động; phía Tây giáp huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội, được ngăn cách bởi sông Hồng; phía Nam giáp huyện Kim Động, phía Bắc giáp với huyện Văn Giang, huyện Yên Mỹ.
Trên địa bàn huyện có trục quốc lộ 39A và đường Dân Tiến - Hà Nội chạy qua. Với vị trí địa lý của Khoái Châu đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay, toàn huyện có 25 đơn vị hành chính (gồm 24 xã và 01 thị trấn) với tổng dân số tính đến năm 2017 của huyện là 208.376 người tăng 2.993 người so với năm 2016 và tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến năm 2017 là 13.097,59 ha.
> Đặc điểm địa hình.
Là một huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống, kênh mương, sông ngòi và đường giao thông. Độ dốc của địa hình trên địa bàn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phân 2 vùng:
Vùng trong đê: Diện tích 9.853,12 ha, địa hình bằng phẳng có độ cao từ 2 - 4,5m so với mặt nước biển. Khu vực có độ cao tuyệt đối trên + 4m so với mặt nước
Vùng ngoài đê: Diện tích 3.238,43 ha, gồm các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần diện tích ngoài đê của các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Chí Tân, Nhuế Dương. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực, điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác diện tích đất chưa sử dụng.
Ngoài ra bề mặt đất đai của Khoái Châu còn bị chia cắt bởi 20km đê chính ngăn lũ sông Hồng, đê bao ngoài bãi sông và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê, làm giao thông, thuỷ lợi, sản xuất gạch ngói. Đất đai của huyện do phù sa sông Hồng bồi đắp từ hàng ngàn năm trước, lại được cải tạo qua quá trình sản xuất, nên nhìn chung đất đai của huyện màu mỡ, có độ phì vào loại cao. Với địa hình tương đối đa dạng như vậy là điều kiện thuận lợi để trồng cây lúa, trồng rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
> Khí hậu.
Huyện Khoái Châu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên bờ tả ngạn của sông Hồng vì vây huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa rõ rệt với 4 kiểu thời tiết đặc trưng: mùa xuân ấm áp, mùa hè nắng nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm- 1.600mm. Thời gian chiếu sáng trung bình nhiều năm khoảng 1.540-1.550 giờ. Nhiệt độ trung bình nhiều năm của Khoái Châu là 23,2oC. Độ ẩm trung bình năm từ 80-90%.
> Điều kiện kinh tế, xã hội.
Năm 2018, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp, sản xuất nông nhiệp có nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành tập trung, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân và các doanh nghiệp, tình hình KT-XH của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ước đạt 11,87% (KH 10,6%; năm 2017 đạt 11,7%); cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 17,0%; Công nghiệp -
Xây dựng 45,1%; Thương mại, dịch vụ 37,9%; Nông nghiệp tăng 3,66%; Công nghiệp - xây dựng tăng 12,84%; Dịch vụ tăng 12,54%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trên 2.643 tỷ đồng (tăng 12,75%); tổng thu ngân sách ước cả năm đạt 434.474 triệu đồng, đạt 180,13% KH, chi ngân sách ước 451.375 triệu đồng, đạt 92,79% KH; giá trị thu trên 01 ha canh tác đạt 195 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 63,7 triệu/người/năm
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh Khoái Châu
Agribank chi nhánh Huyện Khoái châu được thành lập ngày 24/7/1999 tại số 58 Đường Nguyễn Khoái - Thị trấn Khoái Châu- Huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, chi nhánh phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Sau hai mươi mốt năm xây dựng và phát triển, Agribank chi nhánh Huyện Khoái Châu đã xây dựng và củng cố thương hiệu của mình, là nơi mà KH có thể tin tưởng và gửi gắm niềm tin. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cung ứng nguồn vốn lớn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và sản xuất của KH cá nhân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng và toàn tỉnh Hưng Yên nói chung.
Với triết lý kinh doanh “Mang phồn thịnh đến KH” cùng với phương châm kinh doanh các bên cùng có lợi, dựa trên cơ sở tin tưởng và trong ứng xử với KH, Agribank chi nhánh Huyện Khoái Châu luôn “lắng nghe, thấu hiểu và cùng chia sẻ với KH”. Phương châm này ngày càng cho thấy sự đúng đắn qua thời gian.
Hiện nay, Agribank chi nhánh Huyện Khoái Châu có 56 nhân viên có năng lực, trình độ. Sau hai mốt năm hoạt động, đến nay, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới với 03 PGD trực thuộc giúp Chi nhánh tiến sâu và trinh phục được thị trường khó tính và cạnh tranh gay gắt trên địa bàn.
Vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu mới thành lập, đối ngũ lãnh đạo cùng với CBNV Chi nhánh đã tìm tòi, thử nghiệm và đã có những sáng kiến mới để xây dựng Agribank Huyện Khoái Châu trở lên lớn mạnh. Với những cố gắng và sự lỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể đội ngũ nhân viên, thị phần của Agribank chi nhánh Huyện Khoái Châu ngày càng được mở rộng. Số lượng KH tăng mạnh cả về KHCN, KHDN và tổ chức. Đã có nhiều hợp đồng kinh tế được ký
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Cơ cấu theo kỳ hạn 488 100.0% 673 100.0% 1.164 100.0% Huy động Không kỳ hạn 42 8.6% 96 14.2% 353 30.3% Vốn HĐ có kỳ hạn dưới 12 tháng 206 42.2% 299 44.5% 480 41.3% Vốn HĐ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 240 49.3% 278 41.3% 331 28.4% Tổng vốn huy động có kỳ hạn 446 %91.4 577 85.8% 811 69.7%
kết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn.
Với định huớng phát triển cùng các chiến luợc kinh doanh đã đuợc xây dựng và
thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, Agribank chi nhánh Huyện Khoái Châu sẽ nỗ
Giám đốc là nguời đại diện cho Agribank Khoái Châu, chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày của Chi nhánh truớc pháp luật. Các phó giám đốc và giám đốc phòng giao dịch cùng với truởng phòng bộ phận chuyên môn nghiệp vụ sẽ hỗ trợ cho Giám đốc giải quyết các công việc hằng ngày theo quy định, góp phần nâng cao chất luợng hoạt động của Chi nhánh.
Phó giám đốc 1: Quản lý phòng Kế toán Ngân quỹ. Phó giám đốc 2: Quản lý phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
Phòng Kế toán và Ngân quỹ: gồm 15 nguời thực hiện các chức năng nhu: giao dịch với KH, thực hiện các công việc nhu: chuyển tiền, rút tiền, ủy nhiệm chi, mở tài khoản, đăng ký, thay đổi thông tin KH, mở và tất toán số tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, xử lý khiếu lại thẻ, cấp lại mã pin; đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử, liên kết ví điện tử cho các tài khoản thanh toán như: SMS, Emobile-banking, Inernet-banking; quản lý hệ thống mạng, máy tính và các cây ATM của toàn chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng kế toán cũng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ của toàn chi nhánh, quản lý chung về nhân sự, tiền lương, theo dõi lao động, đảm bảo các chế độ của người lao động được đảm bảo theo quy định của pháp luật nói chung và Agribank nói riêng.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh gồm 10 người thực hiện các công việc như: tìm kiếm khách hàng, cho vay, thu hồi nợ, đôn đốc và xử lý nợ xấu.
Ba phòng giao dịch bao gồm PGD Hồng Tiến, PGD Đông Kết, PGD Chợ Giàn: thực hiện mọi HĐKD.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam Chi nhánh Huyện Khoái Châu.
> Cơ cấu nguồn HĐV
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn.
Qua bảng 2.2 có thể thấy, nguồn vốn KKH của Chi nhánh có sự tăng truởng qua các năm, đặc biệt là năm 2019. Tỷ trọng của nguồn vốn này dù ở mức thấp nhất trong tổng nguồn HĐV nhung cũng có sự tăng truởng. Năm 2017, HĐV KKH là 42 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng nguồn vốn. Năm 2018, con số này là 96 tỷ đồng, tăng 129,02% so với năm 2017 và chiếm 14,2% tổng nguồn vốn (tăng 5,6%) so với năm
2017. Đến năm 2019 đạt 353 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với năm 2018, chiếm 30,3% trong tổng nguồn HĐV. Sự tăng truởng của nguồn HĐV KKH cả về khối luợng và tỷ trọng cho thấy công tác đa dạng hóa và nâng cao chất luợng các SPDV thanh toán, phân phối tiếp thị, và cung ứng dịch vụ tiện ích đạt hiệu quả cao, đáp ứng đuợc các yêu cầu ngày càng cao của của các TCKT và toàn thể dân cu trên địa bàn,
từ đó giúp Chi nhánh thu hút tối đa nguồn tiền này.
Đây là nguồn vốn giá rẻ nên sẽ làm giảm chi phí huy động từ đó tăng hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Mặc dù vậy, nhuợc điểm của nguồn vốn này là do KH có thể rút ra bất cứ lúc nào nên tính ổn định khá thấp. Do vậy, Chi nhánh cần có phuơng án dự trữ một nguồn tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của Chi nhánh và đảm bảo HĐKD đuợc ổn định.
Trong tổng nguồn HĐV của Chi nhánh, nguồn vốn CKH luôn có tỷ lệ lớn nhất (trên 60%) trong cả 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. Số liệu bảng 2.2 cho thấy, năm 2017, HĐV CKH đạt 446 tỷ đồng, chiếm 91.4% tổng nguồn HĐV; đến năm 2018, con số này đạt 577 tỷ đồng chiếm 85.8% và đến năm 2019, nguồn vốn CKH tăng lên đến 811 tỷ đồng chiếm 69.7% tổng nguồn HĐV của Chi nhánh. Đây là nguồn vốn có tỉnh ổn định cao, giúp Chi nhánh thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tu nhằm tạo ra nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó tạo điều kiện để mở rộng HĐKD.
Với sự tăng truởng đêu đặn của nguồn HĐV CKH qua các năm cho thấy Chi