Các nhân tố tác động tới kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng trong

Một phần của tài liệu 0686 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

1.3.3. Các nhân tố tác động tới kiểm soát nội bộ hoạt động cấptín dụng trong ngân hàng tín dụng trong ngân hàng

1.3.3.1. Yếu tố con người

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng và tác động rất lớn đến việc thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ. Yếu tố con người bao gồm hội đồng quản trị (HĐQT)/ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên.

Phong cách và quan điểm điều hành của ban lãnh đạo ảnh hưởng đến cách quản lý và chính sách hoạt động. Nếu ban lãnh đạo cho rằng kiểm soát nội bộ đối hoạt động cấp tín dụng là quan trọng thì sẽ đề ra mọi chính sách, quy định quản lý hoạt động này và giúp nhân viên có nhận thức đúng đắn về các hoạt động kiểm soát nhằm tuân thủ quy định đã đề ra. Nếu ban lãnh đạo không nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng thì sẽ không có cơ chế chính sách chặt chẽ có thể sẽ làm tăng rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

Việc đưa ra các chính sách, thủ tục kiểm soát chặt chẽ thôi chưa đủ, nếu muốn nó được vận hành trơn tru và hiệu quả thì mỗi nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động cấp tín dụng đều phải nắm rõ và tuân thủ các chính sách đã đề ra. Các hoạt động kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế tốt đến đâu mà không được vận hành tốt trong thực tế thì cũng không đạt được hiệu quả mong muốn.

1.3.3.2. Yếu tố công nghệ

vào hoạt động nhiều nhất và các hoạt động kiểm soát luôn cần có sự tham gia

của các hệ thống công nghệ hiện đại. Hệ thống thông tin luôn luu trữ và là nơi

cập nhật các dữ liệu cần thiết trong quá trình thẩm định và kiểm soát khoản vay của khách hàng vì thế một hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến sẽ tạo thuận lợi trong quá trình vận hành của con nguời.

Ví dụ nhu hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng, khi nhập các thông tin tài chính của khách hàng hệ thống sẽ tính toán và hiển thị phân khúc và xếp hạng khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trong việc xét duyệt cho vay. Nếu hệ thống hoạt động không tốt đua ra kết quả không chính xác sẽ ảnh huởng đến quyết định vay vốn có thể làm gia tăng rủi ro.

1.3.3.3. Yếu tố mạng lưới

Ngân hàng luôn có một mạng luới chi nhánh/phòng giao dịch rộng khắp cả nuớc, điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động tín dụng và gây rủi ro cao khi mọi hoạt động thẩm định và kiểm soát vay vốn diễn ra tại chi nhánh/ phòng giao dịch mà không qua một bộ phận trung gian độc lâp.

Khi mạng luới hoạt động rộng lớn cần đòi hỏi các chính sách thủ tục kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong quá trình vận hành.

1.3.3.4. Yếu tố chính sách tín dụng

Phụ thuộc vào định huớng phát triển mà ban lãnh đạo mỗi Ngân hàng đua ra các chính sách tín dụng, việc nới lỏng hay thắt chặt tín dụng đều phải thiết kế các hoạt động kiểm soát cần thiết.

Việc đẩy mạnh cấp tín dụng cho khách hàng với cơ chế thông thoáng hơn mà không có biện pháp kiểm soát phù hợp sẽ tiềm ẩn rủi ro cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều mở rộng quy mô hoạt động, các chi nhánh và phòng giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều, sự xuất hiện nhiều chi nhánh làm nảy sinh vấn đề là các ngân hàng cạnh tranh nhau, dùng mọi cách để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng. Chính điều này đã vô tình làm cho việc đánh giá các rủi ro, các buớc thực hiện trong quy trình nghiệp vụ, các buớc kiểm soát và thủ tục kiểm soát bị hạn chế. Hơn nữa ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, một khi để xảy ra rủi ro nghiêm trọng thì nó có phản ứng dây chuyền, tác động tới các lĩnh vực kinh tế khác, ảnh huởng tới hiệu quả của quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tu và an toàn xã hội. Vì vậy, việc không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hoạt động kiểm soát nội bộ nói riêng luôn là vấn đề bức thiết cho các Ngân hàng thuơng mại để tồn tại và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Huy dộng khách hang (gồm Phát hành giãy to có giá)

199.655 217.732 92% 16% Du no cáp tín dung 196.673 200.591 98% 24%

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/08/1993 theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước cấp với tên ban đầu là Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2017 là 15.706.230 triệu đồng

Năm 2010: VPBank được NHNN chấp thuận đổi tên sang Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc đổi tên, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Năm 2012: Tháng 08/2012: VPBank công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. VPBank được trao tặng các giải thưởng uy tín như Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012 của Bank of New York Mellon (Mỹ), Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất. Phối hợp với McKinsey, VPBank đã xây dựng và triển khai chiến lược thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tại VPBank.

Năm 2017: khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của Ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương MạiCổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

Chương trình chuyển đổi toàn diện được VPBank khởi động từ năm 2010, cùng với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Trong năm 2016, dư nợ cho vay khách hàng của VPBank đạt 144.673 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015, dư nợ cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng). Trong đó: (i) cho vay khách hàng doanh nghiệp tại 31/12/2016 là 54.700 tỷ đồng, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2015, (ii) cho vay hộ kinh doanh, cá nhân tại 31/12/2016 là 89.973 tỷ đồng, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2015. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp và của hộ kinh doanh, cá nhân năm 2016 lần lượt chiếm 37,8% và 62,2% tổng dư nợ của VPBank. Trong khi đó, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp và của hộ kinh doanh, cá nhân năm 2015 lần lượt chiếm 53,3% và 46,7% tổng dư nợ của VPBank. Sự dịch chuyển này đã phản ánh chiến lược xuyên suốt của VPBank là tập trung phát triển phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2017 là năm cuối cùng trong giai đoạn thực hiện chiến lược chuyển đổi 5 năm lần thứ nhất của VPBank. Mặc dù còn có điểm cần được hoàn thiện để mang đến những kết quả tốt hơn cho Ngân hàng, nhưng VPBank cũng đã đạt được các mục tiêu đề ra như trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP lớn nhất về cho vay và huy động tiền gửi từ khách hàng, và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ về cho vay, huy động tiền gửi và số lượng khách hàng.

Năm 2017 còn đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của VPBank khi cổ phiếu của VPBank được niêm yết trên sàn chứng khoán, tiếp tục khẳng định cam kết minh bạch với mục tiêu trở thành một định chế tài chính - ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam của VPBank. Mặc dù một số chỉ tiêu tài chính năm 2017 chưa đạt được 100% so với kế hoạch đề ra, nhưng VPBank cũng đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu của chiến lược 5 năm. Cuối năm 2017, tổng tài sản của VPBank là 277.752 tỷ đồng, đạt 99% so với kế hoạch và tăng 21% so với 2016, gấp hơn 2 lần so với tổng tài sản tại cuối năm 2012. Dư nợ tín dụng cho vay khách hàng bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 197 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9% và đạt 98,9% so với kế hoạch, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 3%.

2.1.3. Rủi ro tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng chịu những rủi ro sau từ các công cụ tài chính:

- Rủi ro tín dụng: Ngân hàng chịu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng và đầu tư cũng như khi Ngân hàng đóng vai trò trung gian thay mặt khách hàng hay các bên thứ ba khác hay khi Ngân hàng cấp bảo lãnh. Rủi ro khi các bên đối tác không có khả năng thanh toán nợ được giám sát một cách liên tục. Rủi ro tín dụng chính mà Ngân hàng gặp phải phát sinh từ các khoản cho vay và ứng trước của Ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng này được phản ánh theo giá trị ghi sổ của các tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ngoài ra,

Ngân hàng còn gặp phải rủi ro tín dụng ngoại bảng dưới dạng các cam kết cấp tín dụng và cấp bảo lãnh.

Rủi ro tín dụng là rủi ro có tác động lớn nhất đến thu nhập và vốn của Ngân hàng. Ngân hàng xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng theo tôn chỉ quản lý các hoạt động tín dụng một cách thận trọng, theo các giới hạn đã xác định bao gồm giới hạn rủi ro tập trung tín dụng và nằm trong khả năng chịu đựng rủi ro của Ngân hàng. về nguyên tắc, Ngân hàng không tham gia vào các hoạt động, sản phẩm tín dụng khi chưa có đầy đủ hiểu biết và các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Để quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng chủ trương giao dịch với các đối tác đáng tin cậy, và yêu cầu đối tác phải có các biện pháp bảo đảm khi cần thiết.

- Rủi ro thị trường

- Rủi ro thanh khoản

- Rủi ro hoạt động

2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

“Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của VPBank, được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

(Trích “Điều lệ VPBanknăm 2018”)

2.2.1. Môi trường kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1.1. Định hướng xây dựng kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

- VPBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt

động cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “thận trọng”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Đồng thời, với phương châm “phân tán rủi ro”, VPBank đã chú trọng hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, và đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân.

- VPBank phải xây dựng hệ thống KSNB để bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;

+ Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;

+ Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

+ Hoạt động kiểm soát nội bộ của VPBank được Kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức ban đầu

Cơ cấu tổ chức ban đầu của Ngân hàng còn khá đơn giản tương tự như các Ngân hàng khác khi mọi hoạt động cấp tín dụng, huy động tiền gửi đều diễn ra tại các Chi nhánh:

+ Cán bộ tín dụng thực hiện thu thập hồ sơ cung cấp cho cán bộ thẩm định tại chi nhánh và trình cấp phê duyệt.

+ Cấp phê duyệt có thể là Giám đốc chi nhánh/ Phòng giao dịch đó hoặc cấp phê duyệt cao hơn nếu hạn mức tín dụng phê duyệt vượt quá thẩm quyền phê duyệt tại đơn vị.

- Các hoạt động tín dụng diễn ra tại từng chi nhánh giúp cho việc quản lý, thu thập và thẩm định hồ sơ được nhanh hơn. Sử dụng các chứng từ gốc để thẩm định tránh được trường hợp hồ sơ bị cố ý sửa chữa bằng các phầm mềm

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ban đầu của VPBank

(Nguồn tác giả tổng hợp)

Tuy nhiên mô hình này có những hạn chế, việc tìm kiếm, thu thập và quyết định cho vay diễn ra tại chi nhánh dẫn đến tiền ẩn rủi ro cao, cụ thể:

+ Việc cập nhật các thông tin các quy định sản phẩm tại đơn vị kinh doanh không thuờng xuyên ảnh huởng đến chất luợng thẩm định hồ sơ.

+ Không có một bộ phận độc lập kiểm tra, thẩm định tính chính xác của các hồ sơ cung cấp dẫn đến hồ sơ có thể bị làm giả.

+ Có khả năng xảy ra truờng hợp thông đồng giữa ban lãnh đạo chi nhánh và cán bộ tín dụng nhằm cho khách hàng có thể vay vốn trong khi có thể khách hàng không đủ điều kiện để đuợc cấp tín dụng.

■ QuanLy du an

+ Không có bộ phận độc lập phụ trách giám sát việc đơn vị kinh doanh có thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng không; kiểm soát các chứng từ còn nợ, thiếu của khách hàng sau giải ngân dẫn đến việc thực hiện các hoạt động kiểm soát giám sát sau giải ngân không được các đơn vị kinh doanh thực hiện thường xuyên từ đó không đưa ra được các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu bất thường có nguy cơ không trả được nợ.

+ Việc sử dụng các chứng từ gốc để xem xét cấp tín dụng có thể làm hỏng, rách chứng từ ảnh hưởng đến lưu trữ hồ sơ.

Cơ cấu tổ chức sau chuyển đổi

Trong giai đoạn chuyển đổi giai đoạn 2012-2017 cơ cấu tổ chức của Ngân hàng có sự thay đổi đáng kể với sự chuyên môn hóa hoạt động. Các hoạt động cấp tín dụng hầu hết đều có sự hỗ trợ của bộ phận vận hành và sự hỗ trợ tư vấn từ các đơn vị tham mưu.

Cơ cấu nhân sự hiện tại của Ngân hàng phân chia cụ thể từng bộ phận trong đó rõ nét nhất là việc tách bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh thành bộ phận vận hành riêng biệt độc lập để đảm bảo quá trình xử lý tín dụng hiệu quả.

Dan vj Klrii d 03 Iih so ĐÕ TO CHỨC

Khá ch

UB đteu Iianh dụnTin

LIYBAN LJYBAN Hội đũng Quan Lý

Một phần của tài liệu 0686 kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w