Phần 2 : NỘI DUNG
2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
2.2.3. Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Trong năm áp chót thực hiện lộ trình chuyển đổi 5 năm giai đoạn 2012 - 2017 của VPBank, Khối Vận hành đã củng cố vai trò chủ lực trong việc cung cấp dịch vụ xuất sắc cho khách hàng, tối ưu hóa chi phí, đồng thời đẩy mạnh công tác quản trị và kiểm soát trong trong các nghiệp vụ vận hành của Ngân hàng.
Với việc tập trung vào mô hình bán lẻ và phát triển các sản phẩm tín chấp, VPBank hết sức chú trọng công tác quản trị rủi ro và thu hồi nợ. Các chính sách tín dụng được điều chỉnh kịp thời và hợp lý, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như nhu cầu quản trị của Ngân hàng.
Trong năm 2017, khung kiểm tra và đánh giá, kiểm soát rủi ro vận hành đã được áp dụng trên toàn Khối Vận hành. Qua đó, Ngân hàng chính thức hóa chiến lược quản lý rủi ro “ba tuyến phòng thủ” và tuân thủ các quy định của Ủy ban Basel về xác định, đo lường, quản lý, kiểm soát, báo cáo hàng ngày các rủi ro vận hành hiện có cũng như các rủi ro tiềm tàng.Tất cả các bộ phận xử lý giao dịch ở các đơn vị như tài trợ thương mại, nghiệp vụ thị trường tài chính, thanh toán và vận hành tín dụng đã xây dựng thành công hồ sơ rủi ro và thiết lập chỉ số rủi ro chính nhằm quản lý, giám sát và giảm thiểu rủi ro vận hành tiềm tàng.
2.2.3.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng với các khoản cấp tín dụng được đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá do Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng phát hành.
- Đối với các khoản cấp tín dụng cầm cố bằng 100% giấy tờ có giá do Bên Ngân hàng phát hành được thực hiện tại Đơn vị kinh doanh mà không qua bộ phận hỗ vận hành độc lập. Các bước thực hiện như sau:
+ Khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn cho Đơn vị kinh doanh.
+ Đơn vị kinh doanh tiến hành thẩm định tính hiệu quả, mục đích sử dụng vốn của phương án vay và năng lực tài chính của khách hàng sau đó phản hồi cho Khách hàng về việc có chấp thuận việc cấp tín dụng cho Khách hàng không.
+ Nếu đồng ý cấp tín dụng ĐVKD gửi kèm hồ sơ tín dụng cho Khách hàng ký kết. Khách hàng và ĐVKD ký kết hồ sơ tín dụng. Thực hiện các biện pháp thế chấp và phong tỏa giấy tờ có giá của Khách hàng
+ Hạch toán trên hệ thống và cấp tín dụng cho Khách hàng khi hoàn thiện hồ sơ
+ Sau giải ngân định kỳ hoặc bất thường Đơn vị kinh doanh kiểm tra mục đích
sử dụng vốn của Khách hàng.Nếu phát hiện Khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn thì áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trước hạn
Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng với các khoản cấp tín dụng được đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá do VPBank phát hành
Việc cấp tín dụng được đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá do VPBank phát hành cũng tương tự quy trình tín dụng trước giai đoạn chuyển đổi. Các hồ sơ tín dụng đều được thẩm định tại đơn vị kinh doanh giúp cho quá trình giải ngân được hoàn thiện nhanh chóng. Tuy nhiên đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ chính là tím kiếm khách hàng và thu thập hồ sơ theo danh mục có sẵn nên chưa có nhiều kinh nghiệm thẩm định khách hàng, hơn nữa cấp phê duyệt tín dụng cũng thuộc khối kinh doanh như lãnh đạo đơn vị kinh doanh, giám đốc vùng dẫn đến có thể việc phê duyệt không được khách quan và chính xác.
Mặc dù vậy nhưng các khoản vay này được đảm bảo 100% bằng giấy tớ có giá do VPBank phát hành nên Ngân hàng vẫn có thể phong tỏa tài sản và thực hiện tất toán giấy tờ có giá của khách hàng để thực hiện thu nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Vì thế rủi ro tín dụng này vẫn có thể nằm trong giới hạn chấp nhận, vừa giúp đẩy nhanh tiến độ cấp tín dụng vừa giảm bớt lượng công việc cho bộ phận hỗ trợ vận hành.
2.2.3.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng với các khoản cấp tín dụng không được đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá do Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng phát hành.
Đối với các khoản cấp tín dụng không được đảm bảo bằng 100% giấy tờ có giá do VPBank phát hành thì sẽ được thẩm định qua một bộ phận độc lập theo quy trình cụ thể:
Sơ đồ 2.5: Quy trình tín dụng tại VPBank với các khoản cấp tín dụng không được đảm bảo 100% bằng giấy tờ có giá do VPBank phát hành
Diễn giải thực hiện:
- Bước 1: Đơn vị kinh doanh thực hiện thu thập hồ sơ vay vốn của Khách hàng theo danh mục hồ sơ quy định
- Bước 2: Sau khi thu thập đầy đủ hồ sơ ĐVKD thực hiện trình hồ sơ lên bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng qua hệ thống luân chuyển hồ sơ.
ĐVKD phải kiểm soát tính trung thực trong hồ sơ vay vốn khách hàng cung cấp trước khi gửi lên thẩm định.
- Bước 3: Bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng thực hiện lấy hồ sơ trên hệ thống luân chuyển kiểm tra các điều kiện tín dụng theo quy định của Ngân hàng. Tại bước này bộ phận thẩm định sẽ kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản (nếu có), hồ sơ tài chính và mục đích vay vốn của Khách hàng. Việc kiểm tra hồ sơ tài chính nhằm mục đích thẩm định hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của Khách hàng. Ngoài ra việc kiểm tra lịch sử tín dụng của Khách hàng cũng vô cùng quan trọng:
+ Nếu hồ sơ không đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định phản hồi ĐVKD về việc từ chối hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định phản hồi lại ĐVKD bổ sung hoàn thiện.
Khi hồ sơ tín dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định bộ phận ra phê duyệt tín dụng gửi về ĐVKD qua hệ thống luân chuyển.
- Bước 4: Nếu hồ sơ bị từ chối ĐVKD phản hồi lại Khách hàng. Nếu hồ
sơ của Khách hàng được chấp thuận cấp tín dụng ĐVKD kiểm tra lại Phê duyệt và gửi hồ sơ kèm phê duyệt đến bộ phận hỗ trợ xử lý tín dụng qua hệ thống luân chuyển hồ sơ.
- Bước 5: Bộ phận hỗ trợ tín dụng kiểm tra hồ sơ của Khách hàng, phê duyệt tín dụng; tiến hành soạn thảo hồ sơ tín dụng và gửi về ĐVKD qua hệ thống luân chuyển. Tại bước này bộ phận hỗ trợ tín dụng kiểm tra nghị quyết
phê duyệt, hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có) của khách hàng rồi sau đó mới tiến hành soạn thảo.
- Buớc 6: ĐVKD kiểm tra hồ sơ soạn thảo và tiến hành ký kết hồ sơ tín dụng với Khách hàng. Sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ ĐVKD gửi lên Bộ phận hỗ trợ tín dụng qua hệ thống luân chuyển.
- Buớc 7: Bộ phận hỗ trợ tín dụng kiểm tra hồ sơ theo danh mục hồ sơ quy định. Nếu hồ sơ đuợc hoàn thiện đầy đủ theo quy định tiến hành cấp tín dụng cho Khách hàng.
- Tất cả các hoạt động tín dụng của ĐVKD và các đơn vị hỗ trợ đều đuợc các bộ phận kiểm soát sau theo dõi sát sao bao gồm kiểm soát hồ sơ chứng từ, hạch toán trên hệ thống , kiểm soát mục đích của Khách hàng....
- Sau giải ngân định kỳ hoặc bất thuờng Đơn vị kinh doanh kiểsm tra mục đích sử dụng vốn của Khách hàng. Nếu phát hiện Khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn thì áp dụng các biện pháp thu hồi nợ truớc hạn. Ngoài đơn vị kinh doanh sẽ có bộ phận độc lập tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm phát hiện sớm các hành vi sử dụng không đúng mục đích vay vốn. Việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng có ý nghĩa rất lớn trong việc đo luờng và đánh giá rủi ro tín dụng từ đó thực hiện các biện pháp cảnh báo trong truờng hợp cần thiết đến đơn vị kinh doanh và các bộ phận liên quan nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
- Bộ phận kiểm soát sau kiểm soát việc bổ sung chứng từ của khách hàng từ các đơn vị kinh doanh phù hợp với quy định và nghị quyết phê duyệt. Ngoài ra còn kiếm soát việc hạch toán thông tin vay trên hệ thống nhằm phát hiện và cảnh báo các truờng hợp nhập sai thông tin, hạn chế sai lệch thông tin báo cáo, số liệu kế toán.
- Các bộ phận tham gia vào quy trình tín dụng phải có trách nhiệm giải trình đối với những nghi ngờ, sau sót khi bộ phận giám sát độc lập như kiểm toán nội bộ yêu cầu.
- Quy trình tín dụng với các khoản cấp tín dụng không được đảm bảo bằng 100% giấy tờ có giá do VPBank phát hành được xây dựng với 3 tuyến phòng thủ gồm đơn vị kinh doanh, đơn vị hỗ trợ và đơn vị kiểm soát sau. Việc xây dựng quy trình này như đã phân tích ở phần cơ cấu tổ chức sau chuyển đổi đã khắc phục được những hạn chế của quy trình tín dụng trước đây của ngân hàng, tuy nhiên cũng gặp những khó khăn, hạn chế trong quá trình vận hành:
+ Đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ nhân viên đặc biệt là bộ phận hỗ trợ vận hành am hiểu kiến thức ngân hàng, thường xuyên đào tạo các sản phẩm, quy định mới để áp dụng trong quá trình giải ngân.
+ Thời gian hoàn thiện một bộ cấp tín dụng sẽ dài hơn khi phải qua nhiều bộ phận thẩm định và kiểm soát.
+ Việc sử dụng các chứng từ scan sẽ hạn chế việc phát hiện dấu hiệu giả mạo, bất thường trong hồ sơ của các bộ phận thẩm định độc lập.